Nga: Xe tăng T-14 dễ dùng, T-90 tham chiến ở Syria, pháo 2S19M1 tranh thầu Ấn Độ

29/09/2015 08:31
Việt Dũng
(GDVN) - Xe tăng T-14 không hạn chế chiều cao thân người, được thiết kế để tác chiến thoải mái, nó cùng với pháo tự hành 152 mm 2S35 Koalitsiya-SV chưa được bán.

Xe tăng Armata xóa bỏ hạn chế thân cao 1m7, lắp ghế ngồi thoải mái

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 26 tháng 9 đưa tin, đối với doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nga, thời điểm chuyển giao giữa mùa hè và mùa thu năm nay có thể nói là rất sôi động,

kế tiếp sau khi Triển lãm hàng không Moscow kết thúc vào cuối tháng 8, Triển lãm vũ khí trang bị và đạn dược Nga lần thứ 10 dài 4 ngày lại tổ chức ở Nizhny Tagil vào ngày 9 tháng 9.

Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga

Được biết, triển lãm lần này có đại diện hơn 160 nhà sản xuất, 65 quốc gia và khu vực tham gia. Bên tổ chức triển lãm cho biết, triển lãm không chỉ đem lại không ít cơ hội thương mại cho Tổ hợp công nghiệp quân sự Nga, mà còn cho thấy sự "cô lập" gây ra cho Nga bởi cuộc khủng hoảng Ukraine, ít nhất đã không còn lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự.

"Sức mạnh Ural" trở thành điểm nóng

Triển lãm vũ khí trang bị và đạn dược Nga bắt đầu vào năm 1999, 2 năm tổ chức 1 lần, do địa điểm tổ chức ở thành phố Nizhny Tagil, nên cũng được gọi là "Triển lãm vũ khí Nizhny Tagil".

Điều cần chỉ ra là, thành phố Nizhny Tagil là một thành phố nổi tiếng với công nghiệp quân sự, ở đây có trung tâm nghiên cứu chế tạo xe bọc thép, xe tăng lớn nhất thế giới - Nhà máy xe cơ giới Ural.

Có lẽ chính vì vậy, các loại xe đánh bộ luôn là chương trình trọng điểm của Triển lãm vũ khí Nizhny Tagil, hình thức trưng bày ngoài trưng bày trạng thái tĩnh, hàng ngày sẽ còn có rất nhiều loại xe tiến hành phô diễn như cơ động việt dã, bắn, trình độ tổng thể của triển lãm có thể so với Triển lãm lục quân Eurosatory (châu Âu) nổi tiếng thế giới.

Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga

Theo tiết lộ của nhà tổ chức - Công ty đối thoại thương mại Nga, đoàn đại biểu nước ngoài tham gia triển lãm lần này lần lượt đến từ Cộng đồng các quốc gia độc lập, EU, Trung Đông và châu Á. Ngay cả Mỹ cũng cử đoàn đại biểu uy tín tham gia.

Tại lễ khai mạc triển lãm, Phó Thủ tướng Nga phụ trách xây dựng công nghiệp quân sự, ông Dmitry Rogozin đích thân cắt băng triển lãm vũ khí, đồng thời tại hiện trường đã tuyên bố thư chào mừng của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Mạng tin tức Lenta Nga cho rằng, do tình hình bên ngoài đang đúng vào "mùa thu nhiều việc", để thể hiện thực lực quốc phòng và thúc đẩy hợp tác và bán vũ khí cho nước ngoài, Tổ hợp công nghiệp quân sự Nga tập trung phô trương ở triển lãm lần này.

Họ không chỉ phô trương toàn bộ vũ khí trang bị, mà còn đặc biệt nhấn mạnh có thể dựa vào mong muốn của khách hàng, tiến hành điều chỉnh cho phù hợp.

"Chủ nhà" - nhà máy xe cơ giới Ural càng thể hiện đội hình rất có "cảm giác xuyên qua lịch sử" ở khu vực triển lãm ngoài trời, tập trung trưng bày các xe tăng T-34/85, T-54, T-62, T-72, T-90 do nhà máy này chế tạo, thể hiện "sức mạnh đến từ Ural".

Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga

Trong rất nhiều sản phẩm trưng bày, xe tăng T-14 từng xuất hiện ngắn ngủi ở lễ duyệt binh ở Quảng trường Đổ ngày 9 tháng 5 thu hút sự chú ý của người xem. Rất nhiều người xem thiết tha muốn tìm hiểu tính năng của loại xe tăng này rốt cuộc như thế nào, lúc nào có thể đưa ra thị trường nước ngoài.

Đối với tất cả điều này, cán bộ nhà máy xe cơ giới Ural tự hào cho biết: "Để giảm thấp chi phí sản xuất, nó càng giống một loại sản phẩm 'khắc chế công nghệ', hoàn toàn không thể hiện ra thành quả khoa học công nghệ tiên tiến nhất.

Mặc dù vậy, tính năng của nó vẫn áp đảo phần lớn xe tăng chiến đấu hiện có và đang nghiên cứu của các nước khác". Trong giai đoạn hiện nay, xe tăng T-14 "chỉ đáp ứng nhu cầu của Quân đội Nga".

Theo giới thiệu, trọng lượng chiến đấu đầy đủ của xe tăng T-14 trên 60 tấn, chủ yếu cung cấp cho lữ đoàn bọc thép hạng nặng sử dụng, thành viên trên xe hoàn toàn ở trong khoang bọc thép, hoàn toàn tách với khoang đạn dược, vì vậy, có thể đem lại "cảm giác an toàn đặc biệt".

Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga

Ngoài ra, đối với những hạn chế về không gian bên trong nhỏ hẹp của xe tăng T-72, T-80, T-90 trước đây, yêu cầu chiều cao thân người của Quân đội Nga đối với xe tăng không thể trên 1,7 m. Nhưng, xe tăng T-14 không hạn chế chiều cao thân người, đồng thời lắp ghế ngồi có thiết kế phù hợp với cơ thể, các thành viên trên xe tăng có thể "tác chiến thoải mái".

Phần lớn quá trình thao tác (nhất là bắn) của xe tăng T-14 đã được tự động hóa, đồng thời trang bị bộ cảm biến dò tìm nhạy cảm, có thể phát hiện mục tiêu địch ngoài 10.000 m, tên lửa của nó có thể phá hủy xe tăng địch ngoài 5.000 m, khả năng "khai hỏa trước địch" rất nổi trội.

Cùng thuộc sản phẩm không bán ra bên ngoài với T-14 còn có pháo tự hành 152 mm 2S35 Koalitsiya-SV. So với pháo hiện hành của Quân đội Nga, đặc điểm lớn nhất của Koalitsiya-SV là đã từ "bắn trùm lên" trước đây chuyển sang "bắn chính xác".

Chuyên gia quân sự chỉ ra, so với Quân đội Mỹ, Quân đội Nga không thể luôn trông chờ nhận được chi viện chiến thuật của lực lượng đường không Lục quân và Không quân, hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại phối hợp pháo tự hành cỡ lớn đã trở thành phương án lựa chọn hàng đầu để tiến hành chi viện hỏa lực chính xác.

Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga

Khi Koalitsiya-SV tiếp nhận lệnh bắn thì có thể trực tiếp dừng xe, thiết bị dừng hành quân sẽ tự động cởi ra, máy tính bên trong pháo căn cứ vào chỉ đạo bắn của sở chỉ huy và góc bắn, hướng bắn được phân tích từ dữ liệu định vị xe, nòng pháo tự động chỉ hướng mục tiêu, máy lắp đạn nhồi đạn và bao đạn, toàn bộ quá trình chỉ cần 60 giây.

"Hàng sẵn" vẫn có sức hút

Đương nhiên, Triển lãm vũ khí Nizhny Tagil cũng có không ít "hàng sẵn" có thể bán. Trong đó, phía Nga đã tích cực nhất trong việc chào bán xe tăng T-90MS, trọng lượng chiến đấu của nó tiếp cận 50 tấn, độ dài và độ rộng khung xe đều lớn hơn một chút so với xe tăng T-72, áo giáp đầu xe dày hơn, góc chếch từ 68 độ giảm còn 60 độ.

Tháp pháo thiết kế mới áp dụng cấu tạo hình đa giác, chính diện bố trí áo giáp hỗn hợp mới và áo giáp phản ứng nổ Kontakt-5, pháo chính là pháo nòng trơn cải tiến 125 mm, do trang bị máy lắp đạn tự động kiểu giỏ, chỉ cần 13 giây là có thể hoàn thành 3 lần bắn.

Ngoài xe bọc thép truyền thống, triển lãm vũ khí lần này cũng đã xuất hiện vài loại xe mặt đất không người lái, trong đó một loại xe mặt đất không người lái tương đối có tính đại diện là người máy di động MRK do nhà máy vô tuyến điện Izhevsk nghiên cứu chế tạo.

Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga

Nó là một loại xe điều khiển từ xa bánh xích, lắp hệ thống điều khiển từ xa vô tuyến số hóa, bán kính điều khiển là 5.000 m, chủ yếu dùng để quan trắc trận địa địch, vận chuyển vật tư quân sự, trinh sát và tiêu diệt các mục tiêu mặt đất của địch, cùng với cung cấp chi viện hỏa lực.

MRK được bố trí trạm vũ khí điều khiển từ xa, có thể lắp thêm các loại súng máy hoặc máy phóng lựu đạn có kích cỡ khác nhau. Khoảng cách chạy lớn nhất của người máy MRK là 250 km, nguồn điện dự trữ của nó có thể đáp ứng hoạt động liên tục trong 10 giờ.

Bộ trưởng Công nghiệp thương mại Nga Manturov nhấn mạnh, triển lãm vũ khí Nizhny Tagil lần này đã thể hiện thực lực hùng hậu của Tổ hợp công nghiệp quân sự Nga, đã phá tan những tin đồn "thiếu sức sống" của công nghiệp quân sự Nga do phương Tây trừng phạt,

cho thấy Nga có năng lực tiếp tục thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa trang bị quốc gia, đồng thời duy trì vị thế dẫn trước trên thị trường quốc tế.

Theo tiết lộ, tổng kim ngạch thương mại quân sự với bên ngoài của Nga năm 2014 trên 15 tỷ USD, khách hàng liên quan đến hơn 60 quốc gia trên thế giới, trong khi đó giá trị hợp đồng mới vẫn chưa thực hiện gần 14 tỷ USD, đủ để bảo đảm cho các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Nga hoạt động hết công suất.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy có rất nhiều xe chiến đấu bánh lốp BTR và xe tăng T-90 Nga ở Syria
Hình ảnh vệ tinh cho thấy có rất nhiều xe chiến đấu bánh lốp BTR và xe tăng T-90 Nga ở Syria

Nga sử dụng xe tăng T-90 ở chiến trường Syria

Về xe tăng Nga, tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 23 tháng 9 dẫn báo Mỹ ngày 21 tháng 9 cho biết, Nga đang chuẩn bị cuộc cuộc không khích đầu tiên đối với IS ở Syria.

Ngoài số lượng máy bay tăng lên đột ngột ở một căn cứ không quân Syria, Nga sử dụng máy bay không người lái, Nga còn xây dựng một căn cứ hải quân ở Syria, triển khai khoảng 1.700 binh sĩ, các trang bị như xe tăng T-90 và pháo hạng nặng.

Theo báo “Phượng Hoàng” Hồng Kông ngày 28 tháng 9, Tập đoàn thông tin  IHS Jane’s Anh vừa công bố các bức ảnh do vệ tinh thương mại của họ chụp được ở Syria, suy đoán sân bay Latakia đã triển khai 12 máy bay chiến đấu ném bom Su-25, 12 máy bay chiến đấu ném bom Su-24M, 4 máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM và một số máy bay trực thăng vũ trang.

Theo suy đoán, các máy bay chiến đấu Su-24, Su-25 vừa có thể chi viện trực tiếp cho lực lượng mặt đất, vừa có thể tấn công hậu phương của tổ chức khủng bố.

Ngoài ra, khu vực sân bay còn có thể nhìn thấy trận địa pháo binh và xe tăng. Trong hình ảnh nhìn thấy rất nhiều xe chiến đấu bánh lốp BTR và xe tăng chiến đấu T-90.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy có rất nhiều xe chiến đấu Nga ở sân bay trên lãnh thổ Syria
Hình ảnh vệ tinh cho thấy có rất nhiều xe chiến đấu Nga ở sân bay trên lãnh thổ Syria

Theo bài báo, những năm gần đây, giá dầu quốc tế giảm, chi tiêu quân sự của Quân đội Nga khó khăn, còn có rất nhiều trang bị chờ đổi mới và sản xuất.

Trong tình hình khó khăn như vậy, Quân đội Nga vẫn có thể điều động lực lượng lớn chi viện Syria – như vậy là đã sử dụng “vốn gốc”, dù sao những máy bay chiến đấu và xe chiến đấu tiền tuyến này đều là những kẻ đốt tiền nổi tiếng.

Những vấn đề như bắn vũ khí, triển khai nhiệm vụ, bảo đảm chi viện hậu cần đều cần phải tiêu hao rất nhiều tiền, càng đừng nói đến “rủi ro kép” chính trị quốc tế và quân sự xuất hiện do trực tiếp tham chiến ở chiến trường Syria.

Nga dùng pháo tự hành 155 mm tranh thầu ở Ấn Độ

Tờ “Tân Dân vãn báo” Trung Quốc ngày 25 tháng 9 đưa tin, mặc dù vũ khí tấn công chính xác với đại diện là tên lửa được quan tâm phổ biến, nhưng pháo vẫn phát huy vai trò quan trọng quyết định thắng bại trên chiến trường.

Do trước đây thiếu nhiều tiền để hiện đại hóa pháo binh, gần đây, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã đẩy nhanh công tác gọi thầu pháo tự hành để nhanh chóng đạt được thỏa thuận mua sắm.

Pháo tự hành 2S19M1 Nga
Pháo tự hành 2S19M1 Nga

Gần đây, báo chí Nga đã công bố hình ảnh pháo tự hành 2S19M1 phiên bản xuất khẩu bắn thử ở khu vực sa mạc bang Rajasthan, Ấn Độ và lạc quan dự đoán loại pháo này có thể thắng thầu.

Vào đầu thế kỷ 21, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã đưa ra “Kế hoạch hợp lý hóa pháo binh dã chiến”, dự định mua sắm hơn nghìn khẩu pháo 155 mm. Nhưng do vấn đề tham nhũng, sau đó, 7 công ty tham gia tranh thầu đã bị loại, Ấn Độ đành phải vội vã mua một số pháo M777 của Công ty BAE Systems Anh để ứng phó khẩn cấp.

Từ năm 2012 trở đi, đấu thầu pháo tự hành của Ấn Độ mới quay trở lại quỹ đạo chính, nhưng tham gia cạnh tranh chỉ có pháo tự hành 2S19M1 của Công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Nga và pháo tự hành 155 mm type K9 do Công ty Samsung Techwin Hàn Quốc cung cấp.

Theo tờ “Công nghệ và vũ khí” Nga, mặc dù đấu thầu pháo ở Ấn Độ có một số “do dự”, nhưng Công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Nga tràn đầy lòng tin đối với hệ thống pháo 2S19M1,

cho rằng, nó vừa lấy công nghệ xe bọc thép kiểu Nga mà Quân đội Ấn Độ quen dùng làm nền tảng, vừa kết hợp quy phạm tiêu chuẩn pháo của NATO sử dụng nhiều năm trong Quân đội Ấn Độ, có thể sử dụng đạn dược đã có của Quân đội Ấn Độ, có cơ thắng so với pháo K9 của Hàn Quốc.

Pháo tự hành 2S19M1 Nga
Pháo tự hành 2S19M1 Nga

Pháo tự hành 2S19M1 nặng 42 tấn, có 5 binh sĩ đi theo. Hệ thống động lực của nó bao gồm động cơ diesel công suất 1.000 mã lực và 7 hệ thống truyền động bằng tay, tốc độ chạy lớn nhất trên đường ô tô là 60 km/giờ, không có nhiều khác biệt so với xe tăng T-90,

điều này có nghĩa là pháo tự hành 2S19M1 có thể theo kịp tốc độ cơ động của tung đội bọc thép xe tăng trong thời chiến, có thể cung cấp chi viện hỏa lực kèm theo.

Pháo tự hành 2S19 được biên chế trong Quân đội Nga sử dụng khung xe của xe tăng T-72, đồng thời kết hợp một bộ phận thiết bị di chuyển của xe tăng T-80.

Nhưng, 2 loại xe tăng này đều đã ngừng sản xuất, vì vậy, nhà máy Ural dứt khoát áp dụng công nghệ của xe tăng T-90 để chế tạo khung xe pháo 2S19M1, vì vậy, bố cục bên trong xe pháo cũng giống với đặc điểm của T-90, tức đoạn đầu là khoang lái, đoạn giữa là khoang chiến đấu, đoạn sau là khoang động cơ.

Thân xe và tháp pháo của 2S19M1 được chế tạo từ thép hàn toàn bộ, có thể chống lại cuộc tấn công của đạn súng 7,62 mm cho đến đạn pháo 23 mm.

Tháp pháo của 2S19M1 có thể tiến hành xoay 360 độ, tầm bắn cao thấp là – 4o đến + 70o, đồng thời bố trí trình tự điều khiển bằng tay. Trên tháp pháo đã sử dụng pháo 155 mm Type M3-158.

Xe tăng chiến đấu T-90S Nga phô diễn khả năng cơ động
Xe tăng chiến đấu T-90S Nga phô diễn khả năng cơ động

Bất cứ nòng pháo ở góc độ nào, máy lắp đạn đều có thể đẩy đạn lên nòng thuận lợi. So với pháo tự hành 2S19 của Quân đội Nga, tầm bắn của pháo 2S19M1 đã tăng 40%, đạt 11 - 12 phát/phút.

Mỗi chiếc 2S19M1 có thể mang theo 42 viên đạn, trong đó 31 viên để ở băng tải đạn dưới tháp pháo, 8 viên để ở bệ của máy lắp đạn tự động, 3 viên còn lại để ở cuối thân xe.

Việt Dũng