"Trung Quốc đã bố trí máy bay chiến đấu J-11B ở đảo Phú Lâm của Việt Nam"

11/11/2015 07:02
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc đã đưa "thùng thuốc súng" vào nhà của Việt Nam, đây là một mối đe dọa trực tiếp, hết sức nguy hiểm. Mỹ cũng bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 10 tháng 11 dẫn tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ ngày 8 tháng 11 đưa tin, những hình ảnh tình nghi máy bay chiến đấu Trung Quốc lắp đạn diễn tập ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) đã gây chú ý đặc biệt.

Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc bị tình nghi là đã triển khai và vừa tập trận ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc bị tình nghi là đã triển khai và vừa tập trận ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Theo bài báo, máy bay chiến đấu tiên tiến Trung Quốc bố trí ở đảo Phú Lâm (một cách bất hợp pháp) sẽ gây phiền phức cho các máy bay trinh sát EP-3 và P-8 của Mỹ khi thực hiện nhiệm vụ thường lệ ở Biển Đông.

Năm 2001, máy bay trinh sát EP-3 đã va chạm với máy bay chiến đấu Trung Quốc ở khu vực gần đảo Hải Nam. Năm 2014, một chiếc máy bay chiến đấu Trung Quốc đã quấy rối máy bay trinh sát P-8 của Mỹ ở gần đảo Phú Lâm, bị Lầu Năm Góc mạnh mẽ phản đối.

Điều trùng hợp là, máy bay chiến đấu lắp đạn huấn luyện lần này đến từ đơn vị của phi công Vương Vĩ – phi công này chết trong sự kiện va chạm máy bay với Mỹ trong năm 2001.

Đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất ở Biển Đông, bị Trung Quốc đặt trụ sở bất hợp pháp của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, điều này không có bất cứ cơ sở pháp lý nào, đã liên tục bị Việt Nam kiên quyết phản đối, bác bỏ - PV.

Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc bị tình nghi là đã triển khai và vừa tập trận ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc bị tình nghi là đã triển khai và vừa tập trận ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Theo bài báo, đảo Phú Lâm (Việt Nam) cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 350 km, khi tiến hành tuần tra Biển Đông (bất hợp pháp), máy bay chiến đấu triển khai ở Hải Nam của lực lượng đường không Hải quân Trung Quốc có thể coi đảo này là “căn cứ trung chuyển”, tăng rất lớn thời gian “tuần tra” trên bầu trời Biển Đông, nâng cao năng lực kiểm soát Biển Đông.

Bài báo cho rằng, trong tương lai, khi đưa vào sử dụng (bất hợp pháp) sân bay mới do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì sẽ tiếp tục nâng cao năng lực “bảo vệ quyền lợi biển” (thực chất là ăn cướp quyền lợi biển của Việt Nam và nước khác).

Sân bay trên đảo Phú Lâm đã bị Trung Quốc mở rộng vào năm 2014, đường băng dài tới 3.000 m, có thể cất hạ cánh các loại máy bay trong đó có máy bay vận tải cỡ lớn, là một sân bay quân dụng-dân dụng quan trọng mà Trung Quốc cố tình xây dựng bất hợp pháp để phục vụ mưu đồ độc chiếm Biển Đông - PV.

Ngày 9 tháng 11, chuyên gia Không quân Trung Quốc Phó Tiền Tiếu trả lời phỏng vấn cho rằng, về lý luận, chỉ cần bán kính tác chiến đạt 1.500 km, máy bay chiến đấu Trung Quốc sẽ có thể vươn tới quần đảo Trường Sa (Việt Nam).

Máy bay chiến đấu J-11B Trung Quốc bị tình nghi là đã triển khai và vừa tập trận ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Máy bay chiến đấu J-11B Trung Quốc bị tình nghi là đã triển khai và vừa tập trận ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Chẳng hạn nói máy bay chiến đấu J-11B và máy bay chiến đấu ném bom JH-7 đều có năng lực này. Trước đây chúng cất cánh từ các sân bay ở các tỉnh như Quảng Đông, Hải Nam, nếu máy bay chiến đấu có thể cất cánh (bất hợp pháp) từ đảo Phú Lâm (Việt Nam), cự ly sẽ gần hơn, thời gian hoạt động (bất hợp pháp) sẽ dài hơn.

Phó Tiền Tiếu cho rằng, máy bay chiến đấu của hải, không quân Trung Quốc đều có năng lực “tuần tra” Biển Đông, trong tương lai chắc chắn sẽ tăng cường huấn luyện tuần tra biển xa, mật độ sẽ lớn hơn.

Phó Tiền Tiếu ngang nhiên cho rằng: “Trung Quốc bay trên bầu trời các vùng biển, mọi nước khác đều không có lý do nói ra nói vào”.

Nói như vậy, nhưng việc Trung Quốc bố trí máy bay chiến đấu ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) hay bất cứ sân bay nào đang xây dựng bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong tương lai đều bất hợp pháp, đều đang đưa thùng thuốc súng “vào nhà” của Việt Nam, đây là mối đe dọa trực tiếp, hết sức nghiêm trọng - PV.

Hành động bố trí thùng thuốc súng ở đảo đá của Việt Nam, tức là bố trí ở “trong nhà” của Việt Nam mà Trung Quốc đang tiến hành như bài báo nêu là không thể chấp nhận được, phải kiên quyết phản đối và tìm mọi biện pháp ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả, nhất là chuẩn bị về mặt quân sự - PV.

Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông
Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông

Báo chí Mỹ bày tỏ hết sức lo ngại đối với việc Trung Quốc triển khai máy bay quân sự trên quần đảo Trường Sa - triển khai thùng thuốc súng ở trong “nhà” của Việt Nam.

Theo bài báo, Trung Quốc đang xây dựng các công trình sân bay và bến cảng ở đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Có người cho rằng, những công trình này không quan trọng.

Nhưng, chủ tịch công ty tư vấn Global Strategies & Transformation Paul Giarra cho rằng, tàu chiến và tên lửa Trung Quốc “tung hoành” Biển Đông có thể có một loạt chức năng quan trọng, những chức năng này đều bất lợi cho Mỹ và đồng minh.

Theo chuyên gia Bonie Glaser thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ, những máy bay chiến đấu này chỉ triển khai ngắn hạn (bất hợp pháp), không khí ẩm mặn ảnh hưởng rất lớn đến thân máy bay.

Tờ “Lợi ích quốc gia” Mỹ ngày 9 tháng 11 bình luận, Washington đã “đọc nhầm” tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông. Tình hình Biển Đông từng bước xấu đi trong năm 2015.

Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông
Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông

Các bên theo dõi chặt chẽ cuộc đấu này, không chỉ là nó có thể gây ra xung đột giữa các nước lớn, mà nó còn cho thấy tình hình cạnh tranh giữa Trung-Mỹ ở khu vực này.

Trừ phi Mỹ và đồng minh của họ ý thức được toàn bộ đòi hỏi của Trung Quốc và tiến hành phản ứng chiến lược thỏa đáng, Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động với tiền đề “Biển Đông là của tôi” (một yêu sách vớ vẩn, lố bịch - PV).

Đối với vấn đề này, theo thường lệ, báo chí Trung Quốc lại “đổ lỗi” cho Mỹ khiêu khích ở Biển Đông.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel gần đây tái khẳng định, Mỹ sẽ không thừa nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, không thừa nhận “đường chín đoạn”.

Ông Daniel Russel còn tuyên bố, đối thoại với Trung Quốc đã mở ra cánh cửa hợp tác “chưa từng có” trên rất nhiều lĩnh vực, nhưng, Trung Quốc còn muốn làm cho Mỹ “đi lại miễn phí” trong vấn đề “lợi ích cốt lõi” của họ, đây không phải là thứ mà Mỹ có thể hoặc sẽ thỏa hiệp. 

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russell (ảnh tư liệu)
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russell (ảnh tư liệu)
Đông Bình