Trung Quốc muốn chiến thăng ưu thế công nghệ Mỹ bằng số lượng vũ khí?

27/01/2014 06:00
Việt Dũng
(GDVN) - Tướng Mỹ thừa nhận "ưu thế lịch sử" của Mỹ đang giảm đi, mối đe dọa Trung Quốc đang tăng lên, cần nghiên cứu một loạt vũ khí dẫn trước mới.
Mỹ triển khai tàu sân bay USS Ronald Reagan ở Nhật Bản, thay thế cho USS George Washington.
Mỹ triển khai tàu sân bay USS Ronald Reagan ở Nhật Bản, thay thế cho USS George Washington.

Mạng Đài tiếng nói nước Nga ngày 20 tháng 1 đưa tin, Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear gần đây đã phát biểu với các thành viên Hiệp hội hạm đội mặt nước, cho rằng, "ưu thế lịch sử" của Mỹ đang giảm đi, mối đe dọa quan trọng là sức mạnh quân sự của Trung Quốc tăng lên.

Chuyên gia Cashin, Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, việc thừa nhận ở mức cao như vậy về ưu thế ở Thái Bình Dương (được Chính phủ Mỹ luôn coi trọng) từng bước mất đi là một tín hiệu quan trọng.

Sau đây là nội dung nguyên văn bài viết:

Sự thừa nhận này thực chất ở chỗ, ưu thế công nghệ Mỹ vẫn là điều không thể tranh cãi, nhưng đã không đủ để chiến thắng lực lượng Trung Quốc chiếm ưu thế về số lượng.

Đô đốc Locklear kêu gọi tích cực tìm kiếm con đường mới để làm xoay chuyển xu thế không tốt trên phương diện cân bằng sức mạnh khu vực, kêu gọi nghiên cứu chế tạo lại một loạt hệ thống vũ khí mang tính dẫn trước, gồm có tên lửa hành trình thế hệ mới.

Mỹ triển khai máy bay chiến đấu F-22 ở Nhật Bản
Mỹ triển khai máy bay chiến đấu F-22 ở Nhật Bản

Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đạt trình độ như vậy, hơn nữa họ có thể từng bước tăng cường trong quá trình xung đột, đã không thể dùng sức mạnh một tập đoàn khu vực của Quân đội Mỹ để tiến hành ngăn chặn.

Trong bối cảnh giảm tổng tài sản và thắt chặt chi tiêu quân sự của Mỹ, sớm muộn sẽ xuất hiện tình hình phần lớn binh lực của họ triển khai ở Thái Bình Dương, cũng giống như binh lực của Mỹ tập trung ở Đại Tây Dương trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Xem ra, Mỹ không thể tránh khỏi tăng cường triển khai không quân, hải quân, thủy quân lục chiến, thậm chí bộ binh ở khu vực. Trong tình hình kinh tế hiện nay, sự gia tăng này chỉ có thể thông qua giảm hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực khác để đạt được.

Mỹ chọn Nhật Bản là nơi triển khai lần đầu tiên máy bay tuần tra săn ngầm mới P-8A Poseidon
Mỹ chọn Nhật Bản là nơi triển khai lần đầu tiên máy bay tuần tra săn ngầm mới P-8A Poseidon

Mỹ sẽ ngày càng khó bảo vệ đồng minh, khó xâm phạm, lật đổ chính quyền không ưa thích. Điều đáng chú ý là, tất cả các đồng minh của Mỹ ở châu Âu - những đồng minh có thể ủng hộ thực tế đối với các hành động quân sự của Mỹ ở các khu vực khác trên toàn cầu - đều tồn tại vấn đề tương tự.

Điều này có nghĩa là Mỹ không thể không cân nhắc lại hệ thống liên minh hiện có, tăng mạnh hợp tác công nghệ quân sự với các đối tác chính trị quan trọng, then chốt.

Bắt đầu từ thời điểm nhất định, cung cấp vũ khí hiện đại có thể trở thành công cụ duy nhất Mỹ lãnh đạo mở rộng ảnh hưởng đối với tình hình quốc tế của khu vực khác.

Trong tương lai, các công nghệ mang tính đột phá mới, chẳng hạn sự xuất hiện của tên lửa hành trình siêu thanh có thể bắn trúng tàu sân bay, sẽ buộc tất cả các nước lớn hải quân xem xét lại thành phần hạm đội của họ và bắt chước các siêu cường trên biển cũ (Mỹ) và mới (Trung Quốc?), điều này yêu cầu Mỹ tập kết nhiều lực lượng hơn ở Đông Á.

Mỹ triển khai tàu ngầm hạt nhân tấn công Charlotte hướng vào Trung Quốc
Mỹ triển khai tàu ngầm hạt nhân tấn công Charlotte hướng vào Trung Quốc
Việt Dũng