Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự ở Biển Đông chính là "chủ nghĩa bá quyền"

20/11/2015 07:33
Đông Bình
(GDVN) - Ngoài ra, các chuyên gia, học giả Nhật Bản cho rằng, không thể tin tưởng vào Trung Quốc và cho rằng, vũ khí Trung Quốc khó có thể đánh đấm...

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 17 tháng 11 dẫn trang mạng ZAKZAK – ấn phẩm phụ của tờ "Sankei shimbun" Nhật Bản ngày 15 tháng 11 đưa tin, xoay quanh hoạt động của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông, "Diễn đàn biển Hoa Đông-Biển Đông" Nhật Bản gần đây tổ chức ở Ikebukuro, Tokyo.

Ngày 30 tháng 10 năm 2015, máy bay chiến đấu J-11B lắp tên lửa - thuộc lực lượng đường không Hạm đội Nam Hải tổ chức huấn luyện sát chiến đấu thực tế ở "một sân bay trên Biển Đông" (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Ngày 30 tháng 10 năm 2015, máy bay chiến đấu J-11B lắp tên lửa - thuộc lực lượng đường không Hạm đội Nam Hải tổ chức huấn luyện sát chiến đấu thực tế ở "một sân bay trên Biển Đông" (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tham gia diễn đàn lần này có chuyên gia Sakurai Yoshiko, nhà bình luận Miyazaki Masahiro, giáo sư Yamada Yoshihiko đến từ Đại học Tokai, giáo sư Ogawa Kazuhisa đến từ Đại học Shizuoka... cùng sự tham dự của khoảng 800 thính giả.

Chuyên gia Sakurai Yoshiko cho rằng, người Nhật muốn sửa đổi Hiến pháp để bảo vệ đất nước, đã làm cho Trung Quốc cảm thấy bất an. Sakurai Yoshiko thậm chí nói: "Tuyệt đối không thể tin tưởng Trung Quốc". Các thính giả đã chăm chú lắng nghe ông nói.

Ba người tham gia tọa đàm với Sakurai Yoshiko cũng đã phê phán hành động bất hợp pháp và mang tính bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng, Trung Quốc thúc đẩy xây dựng đảo nhân tạo và căn cứ quân sự ở Biển Đông - hành vi này là một mối đe dọa của "chủ nghĩa bá quyền".

Diễn đàn này đã trình chiếu những hình ảnh sinh động về các hành động xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngày 30 tháng 10 năm 2015, máy bay chiến đấu J-11B lắp tên lửa - thuộc lực lượng đường không Hạm đội Nam Hải tổ chức huấn luyện sát chiến đấu thực tế ở "một sân bay trên Biển Đông" (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Ngày 30 tháng 10 năm 2015, máy bay chiến đấu J-11B lắp tên lửa - thuộc lực lượng đường không Hạm đội Nam Hải tổ chức huấn luyện sát chiến đấu thực tế ở "một sân bay trên Biển Đông" (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Vào cuối tháng 10, để phá vỡ tham vọng – yêu sách “đường lưỡi bò” tham lam, bất hợp pháp của Trung Quốc, chính quyền Barack Obama Mỹ đã thực hiện "kế hoạch tác chiến" tự do hàng hải, điều tàu khu trục tên lửa USS Lassen đến tuần tra Biển Đông.

Theo nhà nghiên cứu quân sự Ogawa Kazuhisa Nhật Bản, hiện nay, Quân đội Trung Quốc còn chưa xây dựng được một hệ thống vũ khí trang bị hiện đại.

Ogawa Kazuhisa đánh giá: "Dựa vào tình hình thực tế, vũ khí hiện đại của Trung Quốc khó có thể phát huy tác dụng trong chiến đấu thực tế. Giữa Quân đội Trung Quốc với Quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản còn tồn tại khoảng cách rất lớn về trình độ.

Nhưng, Trung Quốc có thể làm tốt trên những phương diện mà họ có thể làm, điều này không thể coi thường".

Ngày 30 tháng 10 năm 2015, máy bay chiến đấu J-11B lắp tên lửa - thuộc lực lượng đường không Hạm đội Nam Hải tổ chức huấn luyện sát chiến đấu thực tế ở "một sân bay trên Biển Đông" (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Ngày 30 tháng 10 năm 2015, máy bay chiến đấu J-11B lắp tên lửa - thuộc lực lượng đường không Hạm đội Nam Hải tổ chức huấn luyện sát chiến đấu thực tế ở "một sân bay trên Biển Đông" (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Trung Quốc không có chủ quyền đối với các đảo đá ở Biển Đông, nhưng giới bành trướng Bắc Kinh thông qua các kênh ngoại giao và truyền thông cứ ra rả tuyên truyền là việc họ xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông là việc "nằm trong phạm vi chủ quyền" của Trung Quốc.

Họ cho rằng, hành động bất hợp pháp đó không nhằm vào và không ảnh hưởng đến nước nào, muốn nước khác trong đó có Nhật Bản không được dị nghị, không được nói ra nói vào.

Họ còn bịa đặt trắng trợn "chứng cứ" cho rằng, khi quan hệ Trung-Nhật bình thường hóa vào thập niên 1970, Nhật Bản cam kết tuân thủ các quy định của "Thông cáo Potsdam". Do đó, Trung Quốc đã "thu hồi" quần đảo Hoàng Sa, và sau này “thu hồi” thêm 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa.

Thậm chí, ngày 17 tháng 11 vừa qua, Lưu Chấn Dân – một quan chức giữ chức Thứ trưởng ngoại giao của Trung Quốc cũng ngang nhiên cho rằng Trung Quốc đã “kiềm chế tối đa”, cho dù “có quyền và có năng lực thu hồi” những đảo đá mà các nước xung quanh đang nắm giữ ở Biển Đông.

Bản chất điều mà ông ta muốn nói chính là Trung Quốc có lòng tham và có khả năng chiếm nốt các đảo đá của Việt Nam và các nước ven Biển Đông, nhưng giới bành trướng Bắc Kinh chưa có thời cơ chín muồi để làm điều bậy bạ đó, sợ nuốt không trôi.

Ngày 30 tháng 10 năm 2015, máy bay chiến đấu J-11B lắp tên lửa - thuộc lực lượng đường không Hạm đội Nam Hải tổ chức huấn luyện sát chiến đấu thực tế ở "một sân bay trên Biển Đông" (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Ngày 30 tháng 10 năm 2015, máy bay chiến đấu J-11B lắp tên lửa - thuộc lực lượng đường không Hạm đội Nam Hải tổ chức huấn luyện sát chiến đấu thực tế ở "một sân bay trên Biển Đông" (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Thực tế chứng minh rằng, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc chủ quyền của Việt Nam, được các chính quyền của Việt Nam trong nhiều thời kỳ tiến hành quản lý hành chính cụ thể, biểu hiện sinh động nhất là ở thời nhà Nguyễn.

Trái ngược với điều đó, lịch sử chính thống của Trung Quốc, ít nhất là triều đại cuối cùng nhà Thanh luôn xác định đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc.

Trung Quốc chắc chắn không có bất cứ bằng chứng lịch sử và pháp lý nào có thể đưa ra để khẳng định chủ quyền đối với các đảo đá ở Biển Đông.

Hiện nay, giới bành trướng Bắc Kinh kể cả đại diện cao nhất của họ đang ra sức ngang nhiên tuyên bố không biết ngượng mồm về chủ quyển ở Biển Đông. Cụ thể như Tập Cận Bình khi đi thăm Mỹ, Anh và Singapore thời gian qua đã bốc phét rằng, các đảo đá ở Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc “từ thời cổ đại”.

Ngày 30 tháng 10 năm 2015, máy bay chiến đấu J-11B lắp tên lửa - thuộc lực lượng đường không Hạm đội Nam Hải tổ chức huấn luyện sát chiến đấu thực tế ở "một sân bay trên Biển Đông" (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Ngày 30 tháng 10 năm 2015, máy bay chiến đấu J-11B lắp tên lửa - thuộc lực lượng đường không Hạm đội Nam Hải tổ chức huấn luyện sát chiến đấu thực tế ở "một sân bay trên Biển Đông" (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Với tất cả các bằng chứng xác thực và cơ sở pháp lý chắc chắn, Trung Quốc không có cơ sở để đòi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Theo đó, hai quần đảo này không chịu sự chi phối của "Thông cáo Potsdam" như Trung Quốc tuyên truyền, lừa đảo và bịp bợm.

Việt Nam đủ tỉnh táo để nhận ra rằng, giới bành trướng đã quyết tham lam biển đảo của mình, vậy thì không có gì khác, Việt Nam chắc chắn cũng đã có đầy đủ quyết tâm và sẽ triển khai hành động mạnh mẽ để đánh bại mọi mưu đồ và hành động đen tối của bọn bành trướng lãnh thổ.

Người dân Trung Quốc có hiểu biết và cộng đồng quốc tế cũng đủ thông minh để không bị giới bành trướng Trung Quốc nhồi sọ những điều vớ vẩn vào đầu mình, và chắc chắn họ hiểu được chính nghĩa và công pháp quốc tế, sẽ đứng bên cạnh Việt Nam trong cuộc chiến chống bành trướng lâu dài này. 

Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông
Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông
Đông Bình