“Bình” không chỉ riêng một cá nhân nào

30/10/2014 06:47
NGUYỄN THÀNH LẬP
(GDVN) - Chữ “bình” không chỉ vi mô một cá nhân ai, kể cả người đó có là Vua, Tổng thống, Lãnh tụ-vĩ nhân, Chủ tịch nước, hay Tổng bí thư của Đảng...

Tòa soạn Giáo dục Việt Nam nhận được bài viết của tác giả Nguyễn Thành Lập, ông giới thiệu mình nguyên là sỹ quan cao cấp ngành công an. Hiện ông cư trú tại Tập thể Tổng cục 5, ngõ 100, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Bài viết ông gửi tới, thể hiện thái độ, lập trường trước việc nhiều người hiểu không đúng về công tác chống tham nhũng, về các chủ trương và phát biểu của lãnh đạo Đảng, nhà nước ta về công tác này.

Bài gửi riêng cho Giáo dục Việt Nam, thể hiện quan điểm, cách hành văn của tác giả; không nhất thiết trùng với quan điểm của tòa soạn.

Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả:

Mới đây (khi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội, ngày 06/10/2014) đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nhắc lại “câu chuyện” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu năm xưa: “Đánh chuột đừng để vỡ bình”.

Và đặc biệt, nhân vụ việc xử lý như “muỗi đốt gỗ” sư Cường tu tại địa phận huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương xài “điện thoại sang” vừa rồi, có tác giả viết bài đặt câu hỏi rất dở: “Sư Cường là chuột hay là bình quý”?

“Bình” không chỉ riêng một cá nhân nào ảnh 1“Ghế cao” cộng “văn hóa lùn” = ?

(GDVN) - Cổ nhân có câu “ba anh thợ da hợp lại bằng một ông Gia cát”, mới điểm qua sơ sơ đã có hơn ba ông “thợ da đầu tỉnh” vậy thì đất nước sẽ có bao nhiêu “Ra cát”?

Ấy vậy mà có một vài tác giả viết bài đăng lên báo ngoại quốc, đặt câu hỏi: “Ai là chuột, ai là bình”? Thậm chí có tác giả đặt câu hỏi có tính chất chỉ trích, nếu chưa muốn nói là châm biếm, bôi bác: “Đánh chuột phải giữ lấy bình, hay phải giữ lấy mình”?

Có tác giả viết bài đăng báo giấy trong nước (số ra ngày 20/10/2014) lấy tiêu đề: “Diệt chuột, vỡ bình quý cũng không tiếc!”.

Tôi cho rằng, “câu chuyện” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu (trong bối cảnh đất nước ta đang có thù trong, giặc ngoài) năm xưa: “Đánh chuột đừng để vỡ bình” là hoàn toàn đúng và tương thích với mọi thời đại.

Bởi vì “bình” ở đây phải hiểu nghĩa bóng một cách vĩ mô như: Quê hương, giang sơn xã tắc, quốc gia-Tổ quốc độc lập, chế độ chính trị, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội…

Chữ “bình” không chỉ vi mô một cá nhân ai, kể cả người đó có là Vua, Tổng thống, Lãnh tụ-vĩ nhân, Chủ tịch nước, hay Tổng bí thư của Đảng... Và trên thực tế trong nước, cũng như nước ngoài đã xảy ra Vua Bảo Đại (ở Việt Nam) phải thoái vị vào tháng tám, năm 1945 vì cầm đầu Chính phủ bù nhìn; Tổng thống Richard Nixon (ở Mỹ) phải mất chức vào tháng tám, năm 1974, vì vụ Watergate…

Ngược lại, dĩ nhiên họ có thể phải hy sinh cho Tổ quốc độc lập; có thể sẽ chết cho quê hương. Và thực tế đã có những đồng chí Tổng bí thư của Đảng ta phải hy sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ thực dân Pháp.

Còn “chuột” hiểu nghĩa bóng ám chỉ kẻ thù-giặc ngoại xâm và những kẻ phản động, theo giặc phản quốc, hại dân.

Tất nhiên “chuột” ám chỉ cả những kẻ tham nhũng, kể cả tham nhũng kinh tế và tham nhũng chính trị (thuộc loại giặc nội xâm)…

Rơi nước mắt đi tìm “Bộ phận không nhỏ”

(GDVN) - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng: Có một bộ phận mà Đảng nói là không nhỏ bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi,Đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được

Có phân biệt, tách bạch rõ ràng giữa “chuột” và “bình”, cho thấy tư duy không đầy đủ của tác giả viết bài (đăng báo trong nước) lấy tiêu đề: “Diệt chuột, vỡ bình quý cũng không tiếc!”.

Hoặc một vài tác giả viết bài đăng báo ngoại quốc, có bị lẫn mới đặt câu hỏi ngớ ngẩn: “Ai là chuột, ai là bình”?... Hoặc có tác giả “mới vớ chân voi đã tưởng cột đình”, nên mới đặt câu hỏi rất dở: “Sư Cường là chuột hay là bình quý” nêu trên.

NGUYỄN THÀNH LẬP