6 lý do nực cười Trung Quốc ngụy biện cho việc xâm lược Hoàng Sa

16/06/2014 05:54
Hồng Thủy
(GDVN) - 1 câu nói rất mơ hồ, không chứng cứ đã được viện dẫn thành lý do hàng đầu cho yêu sách chủ quyền của họ với Hoàng Sa, chưa kể đến 1 phép toán đơn giản cũng sai
Dịch Tiên Lương, Vụ Phó Vụ Biên giới và sự vụ hải đảo thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Dịch Tiên Lương, Vụ Phó Vụ Biên giới và sự vụ hải đảo thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Nhân Dân Nhật báo Trung Quốc ngày 14/6 đăng tải 6 lý do hết sức nực cười mà nước này đưa ra để ngụy biện cho việc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1956, 1974 và chiếm đóng trái phép từ đó đến nay.

6 lý do nực cười Trung Quốc ngụy biện cho việc xâm lược Hoàng Sa ảnh 2

Giàn khoan 981 là kế nghi binh, đảo hóa Gạc Ma mới uy hiếp ta thực sự?

(GDVN) - Trung Quốc có lẽ không nhiều tiền nuôi giàn khoan 981 và "hạm đội" hơn 100 tàu hộ tống mãi được, chỉ e khi họ rút rồi thì đã có 1 hay 2 đảo nổi đã đắp xong.

Trong phiên họp báo ngày 13/6, Dịch Tiên Lương, Vụ Phó Vụ Biên giới và sự vụ hải đảo thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc chủ trì đã đưa ra 6 lý do hết sức nực cười, gượng gạo để giải thích cho cái gọi là "chủ quyền" mà họ tuyên bố đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Thứ nhất, ông Lương nói rằng Trung Quốc là nước phát hiện, đặt tên và khai phá kinh tế sớm nhất đối với quần đảo Hoàng Sa, "từ thế kỷ 14 sau Công Nguyên nhà nước Trung Quốc đã sáp nhập Tây Sa vào phạm vi quản lý của mình, trong khi Việt Nam tuyên bố chứng cứ khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa sớm nhất vào thế kỷ 17, do đó Trung Quốc phát hiện sớm hơn Việt Nam 700 năm"?!

Chỉ với 1 câu nói rất mơ hồ, không chứng cứ đã được viện dẫn thành lý do hàng đầu cho yêu sách chủ quyền của họ với Hoàng Sa, chưa kể đến 1 phép toán đơn giản cũng sai ngớ ngẩn khi ông Lương cho rằng thế kỷ 17 cách thế kỷ 14 những 700 năm?! Phải chăng là lỗi do nhân viên đánh máy, hay thư ký gõ sai? 

Trước đó, bà Cung Nghênh Xuân, một giáo sư luật quốc tế đã từng hùng hồn tuyên bố Trung Quốc khẳng định "chủ quyền" đối với Hoàng Sa từ thế kỷ 11 mà không đưa ra chứng cứ nào, và đã bị bóc mẽ TẠI ĐÂY.

6 lý do nực cười Trung Quốc ngụy biện cho việc xâm lược Hoàng Sa ảnh 3

Cựu Tư lệnh Nhật Bản: Việt Nam không dễ để nước lớn chèn ép

(GDVN) - Việt Nam đã trở thành một đất nước được ngưỡng mộ khi một bộ phận người Nhật đồng cảm, một số khác xem Việt Nam như một mô hình đối phó với Trung Quốc.

Thứ 2, Dịch Tiên Lương đưa ra thông tin "ngày 22/8/1921 Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Pháp khi đó đã thừa nhận rằng, do năm 1909 chính phủ Trung Quốc đã xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa nên Pháp không thể đưa ra yêu sách chủ quyền với quần đảo này. Sau này chính phủ Pháp lại có một số hành động, chính phủ Trung Quốc đã kiên quyết phản đối". Ông Lương cho rằng, điều này có thể "phản bác" lập luận của Việt Nam tiếp quản chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ chính phủ Pháp.

Trao đổi với Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ được ông cho biết, đây chỉ là phát biểu của 1 cá nhân, dù là Thủ tướng hay Ngoại trưởng nhưng không phải văn bản của Cơ quan quyền lực Nhà nước hoặc được Cơ quan quyền lực Nhà nước ủy quyền, không đại diện cho chính phủ Pháp bởi Cộng hòa Pháp vẫn tiếp tục các hoạt động khẳng định và thực thi chủ quyền một cách hòa bình, liên tục và chưa bao giờ từ bỏ ở Hoàng Sa, Trường Sa trong suốt thời gian đại diện cho Việt Nam về mặt đối ngoại. 

Những thông tin, tài liệu như vậy có giá trị nghiên cứu, tham khảo, nhưng vô giá trị trong việc khẳng định/hủy bỏ chủ quyền của một quốc gia đối với một khu vực lãnh thổ. 

Trung Quốc luôn sử dụng thủ đoạn này, khai thác bất cứ tài liệu lịch sử nào có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để chứng minh cho yêu sách của họ, dù nó hoàn toàn không có giá trị dưới ánh sáng Công pháp và tập quán quốc tế về chủ quyền, mà chỉ được dùng trong các hoạt động nghiên cứu. Đó là cách làm cắt xén, lắp ghép ngô nghê hòng đánh lừa dư luận. Thủ đoạn này cũng mới được phía Bắc Kinh vận dụng trong việc đưa ra một số cái gọi là "bằng chứng Việt Nam thừa nhận Tây Sa, Nam Sa là của Trung Quốc" mà họ đưa ra Liên Hợp Quốc hôm 9/6, Tiến sĩ Trần Công Trục đã có ý kiến bác bỏ các lập luận này TẠI ĐÂY.

Trong khi bộ máy tuyên truyền, ngoại giao Trung Quốc đang ra sức đánh tráo khái niệm và bản chất vụ giàn khoan 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam thành cái gọi là "tranh chấp Tây Sa" để đánh lạc hướng, thì ngoài thực địa các chiến hạm hiện đại bậc nhất hải quân Trung Quốc và máy bay quân sự vẫn đang lượn lờ, rình rập, uy hiếp Việt Nam. Tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn, hình minh họa.
Trong khi bộ máy tuyên truyền, ngoại giao Trung Quốc đang ra sức đánh tráo khái niệm và bản chất vụ giàn khoan 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam thành cái gọi là "tranh chấp Tây Sa" để đánh lạc hướng, thì ngoài thực địa các chiến hạm hiện đại bậc nhất hải quân Trung Quốc và máy bay quân sự vẫn đang lượn lờ, rình rập, uy hiếp Việt Nam. Tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn, hình minh họa.

Sự kiện Lý Chuẩn ra Hoàng Sa ngày 6/6/1909 chỉ trong 1 ngày đêm rồi rút, Pháp không xem hành động này có tính chất của một sự chiếm hữu mà nó chỉ là một nghi thức hải quân trong chuyến thám sát, điều này đã được thể hiện rõ trong Công hàm Bộ Ngoại giao Pháp gửi Đại sứ Trung Quốc tại Paris ngày 23.11.1936. Các tàu tuần dương của hải quân Pháp vẫn tiếp tục được phái tới các đảo ở Hoàng Sa để thực thi chủ quyền.

Thứ 3, ông Lương nói rằng Tuyên bố Cairo đã buộc Nhật Bản phải "trả lại Trung Quốc những vùng lãnh thổ bị Nhật Bản chiếm đóng", và theo ông Lương, đương nhiên "vùng lãnh thổ bị Nhật Bản chiếm đóng bao gồm Tây Sa, Nam Sa". Còn hiệp định Geneva 1954 thì không nhắc đến 2 quần đảo này, nên đương nhiên nó không ảnh hưởng gì đến Hoàng Sa, Trường Sa?!

6 lý do nực cười Trung Quốc ngụy biện cho việc xâm lược Hoàng Sa ảnh 5

Việt-Philippines nên gác tranh chấp cùng khai thác, không Trung Quốc

(GDVN) - Nếu gác tranh chấp, cùng hợp tác với Trung Quốc, vô hình chung là đã thừa nhận yêu sách đường lưỡi bò vô lý của họ.

Cần phải nói rõ ở đây, chính Tuyên bố Cairo không có chữ nào nhắc đến 2 quần đảo mà ông gọi là Tây Sa và Nam Sa. Mặt khác, Trung Quốc chưa từng có chủ quyền đối với 2 quần đảo này nên không thể có chuyện Nhật Bản phải "trả lại" 2 quần đảo này cho Trung Quốc. Còn Hiệp định Geneva quy định rõ về ranh giới quản lý của chính quyền 2 miền Nam, Bắc Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới thì khác. 

Thời điểm này kể cả về mặt pháp lý cũng như trên thực tế Cộng hòa Pháp đang quản lý, thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với vai trò đại diện cho Việt Nam về mặt ngoại giao, sau Hiệp định Geneva 1954, Pháp chính thức bàn giao lại chủ quyền, các hoạt động thực thi chủ quyền với 2 quần đảo cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở phía Nam vĩ tuyến 17 quản lý, chờ ngày tổng tuyển cử hòa bình, thống nhất đất nước.

Thứ 4, Dịch Tiên Lương tiếp tục thủ đoạn khai thác các tài liệu lịch sử mang tính chất phát biểu cá nhân, tài liệu nghiên cứu mà không có giá trị về mặt Công pháp và tập quán quốc tế như đã nêu trên, gồm lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 gửi Chu Ân Lai, một số sách giáo khoa lịch sử và bản đồ, Tiến sĩ Trần Công Trục đã có phân tích cụ thể, phản bác lập luận này.

Thứ 5, ông Lương nói rằng "Việt Nam nói năm 1974 Trung Quốc cất quân xâm lược quần đảo Hoàng Sa là không đúng. Tháng 1/1974 quân Trung Quốc đồn trú ở Tây Sa đã đuổi quân đội Sài Gòn đồn trú trên đảo San Hô và đảo Cam Tuyền (tức đảo Hoàng Sa và đảo Hữu Nhật)", Dịch Tiên Lương lưu ý rằng "quân đồn trú" có nghĩa Trung Quốc đã đóng quân trước đó ở Hoàng Sa.

6 lý do nực cười Trung Quốc ngụy biện cho việc xâm lược Hoàng Sa ảnh 6

The Economist: "Đồng chí" ngày càng tồi tệ

(GDVN) - Vụ 981 là một trong những điều tồi tệ nhất kể từ năm 1979 khi Việt Nam đã cho Trung Quốc hộc máu mũi trong một cuộc chiến (Bắc Kinh xâm lược Việt Nam).

Dịch Tiên Lương đã cố tình lập lờ đánh lận con đen khi lờ đi một thực tế là, lợi dụng tình thế chiến tranh ở Việt Nam năm 1956 Trung Quốc đã cất quân xâm lược nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa và tháng 1/1974 tiếp tục cất quân xâm lược nốt phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Do đó cái ông Lương gọi là "quân đồn trú" ấy thực chất là đội quân xâm lược, đồn trú bất hợp pháp, và điều này không có ý nghĩa gì trong việc chứng minh "chủ quyền" của Trung Quốc đối với Hoàng Sa trên bình diện luật pháp quốc tế.

Cuối cùng, ông Lương nói rằng Việt Nam đã "cắt xén tư liệu" trong bản bị vong lục đăng trên báo Nhân Dân ngày 13/5/1988 về cuộc gặp lãnh đạo cấp cao Việt Nam với Trung Quốc tháng 9/1975, trong đó nói "lãnh đạo Trung Quốc cho biết vấn đề Hoàng Sa có thể thương lượng" là không chính xác. 

Đây tiếp tục là chiêu đánh lận con đen, hỏi ăn cơm chưa nói đi tắm rồi vốn rất quen thuộc của các nhà ngoại giao và truyền thông nhà nước Trung Quốc. Việc lãnh đạo Trung Quốc có thừa nhận "tranh chấp ở Hoàng Sa" hay không, thì Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và Trung Quốc 2 lần dùng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vẫn là 1 thực tế không thể phủ nhận. Và nó càng không phải lập luận để Trung Quốc đưa ra khẳng định yêu sách chủ quyền của mình ở Hoàng Sa hoặc bác bỏ yêu sách của Việt Nam. Đó là một điều hết sức sơ đẳng không thể lầm lẫn!

Hồng Thủy