Bài học xương máu cho các ứng viên Tổng thống Philippines

11/04/2016 14:22
Ngọc Việt
(GDVN) - Nếu nắm giữ quyền lực trái quy luật thì sự nghiệp của người lãnh đạo luôn có hiểm hoạ rình rập khi nắm giữ quyền bính và họ sẽ có thể phải gánh đại hoạ.

Chỉ còn hơn một tháng nữa sẽ diễn ra bầu cử Tổng thống Philippines, lúc này cuộc chạy đua tranh giữa các ứng cử viên vào giai đoạn nước rút. Cuộc bầu cử năm nay có thể chứa đựng nhiều bất ngờ, mà việc Phillipines có thể có một vị nữ Tổng thống thứ ba trong lịch sử chính trị nước này cũng sẽ là một bất ngờ lớn.

Nữ Thượng nghị sĩ Grace Poe đang có nhiều khả năng thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thổng vào tháng 5 tới để trở thành người phụ nữ thứ 3 là nguyên thủ quốc gia Đông Nam Á này, sau cố Tổng thống Corazon Aquino và cựu Tổng thống Gloria Macapagal-Arroyo.

Nếu chiến thắng thì bà Grace Poe xem như đã “rửa hận” giúp cha bà, diễn viên điện ảnh Fernando Poe, Jr., người thất bại trước bà Arroyo trong cuộc bầu cử năm 2004, một cuộc bầu cử được cơ quan điều tra Phillipines xác định là có gian lận.

Cố Tổng thống Phillipines Corazon Aquino – người chiến thắng và nắm giữ quyền lực qua cuộc Cách mạng quyền lực nhân dân. Ảnh: theapricity.com
Cố Tổng thống Phillipines Corazon Aquino – người chiến thắng và nắm giữ quyền lực qua cuộc Cách mạng quyền lực nhân dân. Ảnh: theapricity.com

Hơn 30 năm trước vợ cố Thượng nghị sĩ Benigno Aquino, Jr., bà Corazon Aquino bay từ Mỹ về Phillipines để tổ chức tang lễ cho chồng bà bị ám sát vào ngày 21/8/1983.

Người dân Phillipines cũng như chính giới nước này đã đồng loạt ủng hộ bà Corazon Aquino ứng cử Tổng thống trong cuộc đua tranh với đương kim Tổng thống lúc đó là nhà độc tài Ferdinand Marcos trong cuộc bầu cử năm 1986.
        
Corazon Aquino đã được công nhận thắng cử sau khi Ferdinand Marcos cũng tuyên bố thắng cử, nhưng lại bỏ chạy sang Hawaii. Bà đã trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Châu Á.

Nghĩa là bà Aquino đã chiến thắng trong một cuộc bầu cử Tổng thống có gian lận và bà suýt trở thành nạn nhân của Ferdinand Marcos trong trò gian lận ấy, theo Time Magazine ngày 10/3/1986.

Hơn 15 năm trước, năm 2001 chính trường Phillipines lại có một nữ Tổng thống là bà Gloria Macapagal-Arroyo, song không phải qua bầu cử. Bà Arroyo lên làm Tổng thống Phillipines sau một cuộc chiến pháp lý lật đổ đương kim Tổng thống lúc đó là Joseph Estrada với những cáo buộc Tổng thống có dính líu đến tham nhũng.

Bài học xương máu cho các ứng viên Tổng thống Philippines ảnh 2

Độc lập, chủ quyền không được tôn trọng, Tổ quốc sẽ bị giày xéo

(GDVN) - Khi vấn đề độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia không được tôn trọng thì lợi ích dân tộc không bao giờ đảm bảo, Tổ quốc sẽ mãi bị kẻ khác giày xéo.

Tuy nhiên, sau đó Estrada được tòa tuyên là vô tội nhưng ông không được phục hồi chức vụ và gây ra nhiều nghi ngờ về tính hợp pháp của bà Arroyo trong vai trò Tổng thống.

Năm 2004, cựu Tổng thống Arroyo bước vào cuộc bầu cử Tổng thống để có thể trở thành Tổng thống chính danh được bầu qua một cuộc bầu cử. Bà Arroyo đã đánh bại ứng viên diễn viên điện ảnh được ưa chuộng Fernando Poe, Jr, bạn thân của cựu Tổng thống bị bà Arroyo lật đổ, Joseph Estrada.

Tuy nhiên, chiến thắng của bà Arroyo được xem là có gian lận trong bầu cử và sau khi rời chiếc ghế quyền lực, bà đã phải trả giá cho trò gian lận ấy, theo BBC ngày 18/11/2011.

Hình ảnh trái ngược nhau của hai nữ Tổng thống Phillipines trong quá khứ, Corazon Aquino và Gloria Macapagal-Arroyo, là sự khích lệ nhưng cũng là lời cảnh báo cho nữ ứng viên tiềm năng Grace Poe trong cuộc bầu cử đang đến gần, cũng như trong quá trình nắm giữ quyền lực nếu bà là người chiến thắng.

Từ bất hạnh khi nắm “quyền không lực” và nguy cơ gánh đại hoạ khi hết quyền năng

Bà Corazon Aquino từ máy bay bước xuống trong sự chờ đón của những người ủng hộ. Hơn 2 triệu người dân Phillipines tham dự đám tang lớn nhất thế kỷ của Thượng nghị sĩ Benigno Aquino, Jr..

Người dân vui mừng tột độ trước chiến thắng của bà Corazon Aquino trong cuộc bầu cử năm 1986, tất cả các hình ảnh này là những khoảnh khắc tiêu biểu cho sức mạnh lòng dân, thể hiện niềm tin của nhân dân Phillipines vào người lãnh đạo mà họ gửi trao quyền lực.

Cố Tổng thống Corazon Aquino đã hiểu và khai thác được sức mạnh của lòng dân. Bà đã thực hiện việc nắm quyền lực thông qua cơ chế uỷ nhiệm quyền lực nhân dân, vì vậy bà đã chiến thắng một cách thuyết phục trước đương kim Tổng thống lúc đó Ferdinand Marcos.

Chiến thắng của bà Aquino đã được xem như một cuộc Cách mạnh quyền lực nhân dân tại Phillipines.

Hình ảnh cựu Tổng thống Phillipines Gloria Macapagal Arroyo ra hầu toà trên xe lăn là hình ảnh tiêu biểu cho hậu quả của việc cướp quyền. Ảnh: EPA.
Hình ảnh cựu Tổng thống Phillipines Gloria Macapagal Arroyo ra hầu toà trên xe lăn là hình ảnh tiêu biểu cho hậu quả của việc cướp quyền. Ảnh: EPA.

Ngược lại là chiến thắng không có gì đẹp đẽ của bà Gloria Macapagal-Arroyo khi theo đuổi một cuộc chiến pháp lý đầy tranh cãi nhằm lật đổ Tổng thống Joseph Estrada, người cấp trên và cùng hội cùng thuyền với bà.

Khi Joseph Estrada được tòa tuyên vô tội thì Gloria Macapagal-Arroyo không trả lại chức vụ Tổng thống cho ông mà quyết tâm giữ ghế, điều đó khiến nhiều dư luận cho rằng bà Arroyo đã “lừa thầy phản bạn”.
                                        
Còn việc Gloria Macapagal-Arroyo quyết tâm có bằng được chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2004 thì bà đã phải trả giá cho toàn bộ sự nghiệp của mình. Thậm chí điều đó còn ảnh hưởng đến cả thanh danh của cha mình là cố Tổng thống Diosdado Macapagal, khi bà bị truy tố, bắt giữ về tội gian lận bầu cử.

Có lẽ hình ảnh bà khóc nức nở trên xe lăn khi bị đưa từ sân bay về tạm giam tại bệnh viện của quân đội là hình ảnh rõ nét nhất về hậu quả của những kẻ “lừa thầy phản bạn” để có quyền lực.

Trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 5/2016, ứng cử viên Grace Poe – con gái của "Tổng thống hụt" Fernando Poe, Jr., cũng đã gặp rắc rối liên quan đến vấn đề “tư cách công dân Phillipines” của bà, khi bà sinh ra và lớn lên tại Mỹ.

Bài học xương máu cho các ứng viên Tổng thống Philippines ảnh 4

Thein Sein xuất gia, nỗi lòng canh cánh

(GDVN) - Nếu NLD và phe quân đội không nhanh chóng hoà thuận, trở thành “người một nhà” thì “một Ai Cập hậu Mubarak” có thể diễn ra tại Myanmar.

Mặc dù Toà án Tối cao đã ra phán quyết khẳng định, Grace Poe có đủ điều kiện và cho phép bà tham gia vào cuộc đua tranh chiếc ghế quyền lực – kế nhiệm Tổng thống Benigno Aquino III, theo AFP ngày 8/3. 

Có thể bà Grace Poe sẽ chiến thắng. Với tình hình hiện nay tại Phillipines thì điều đó rất dễ xảy ra. Và cũng có thể bà sẽ lại là nạn nhân của một cuộc bầu cử không minh bạch.

Tuy nhiên, hình ảnh giữa “núi cao” Corazon Aquino và “vực thẳm” Gloria Macapagal-Arroyo sẽ là những hình ảnh có thể khiến bà Grace Poe tự tin hơn trong quá trình tranh cử của mình.

Nếu chiến thắng thì chứng tỏ bà Grace Poe là người tài năng mà nhân dân Phillipines đã tìm thấy và gửi trao quyền lực. Nếu thất bại thì chứng tỏ bà Grace Poe chưa thực sự là người có thể tập trung sức mạnh của lòng dân.

Mọi thủ đoạn chính trị thấp hèn nhằm giành chiến thắng đều có thể gánh những hậu quả ê chề, mà cụ thể là không có niềm tin nhân dân khi nắm quyền bính và sẽ bị trừng phạt của quyền lực nhân dân khi rời chốn quan trường.

Theo người viết thì có hãnh diện nào hơn khi chưa có quyền mà đã đầy đủ về lực, có vinh quang nào bằng khi người lãnh đạo nắm giữ quyền lực chính là khát vọng của người dân.

Có hạnh phúc nào hơn khi được nhân dân gửi trao quyền lực qua cơ chế uỷ nhiệm quyền lực, có niềm vui nào bằng khi được nhân tin tưởng và ủng hộ qua cơ chế thực thi quyền lực nhân dân.

Bài học xương máu cho các ứng viên Tổng thống Philippines ảnh 5

Thương dân, dân lập đền thờ

(GDVN) - Mọi thủ đoạn chính trị thấp hèn đều không thể chiến thắng được niềm tin của nhân dân. Và khi có được niềm tin nhân dân thì mọi thủ đoạn đều trở nên vô hiệu.

Và cũng không thể ê chề hơn khi đã được trao quyền mà vẫn cứ mãi phải đi tìm lực, không có tủi hổ nào bằng khi người lãnh đạo nắm giữ quyền lực lại là nỗi thất vọng của nhân dân.

Có bất hạnh nào hơn khi phải dùng thủ đoạn xảo quyệt để cướp “quyền không lực”. Và cũng không thể có gì xấu hổ hơn khi người lãnh đạo trở thành đề tài đàm tiếu trong nhân dân.

Đó là biểu hiện của “núi cao và vực thẳm” trong chính trị. Tuân thủ quy luật của gửi trao quyền lực nhân dân thì sự nghiệp của người lãnh đạo luôn nằm ở đỉnh cao của quyền và lực, dù có thể đang nắm giữ quyền lực hay đã rời khỏi đời sống chính trường.

Ngược lại, nếu nắm giữ quyền lực trái quy luật thì sự nghiệp của người lãnh đạo luôn có hiểm hoạ rình rập khi nắm giữ quyền bính và họ sẽ có thể phải gánh đại hoạ khi hết quyền năng.

Đến “phản dân hại nước”

Trong lịch sử chính trị thế giới, tất cả những nhà lãnh đạo nắm giữ quyền bình không qua cơ chế uỷ nhiệm quyền lực nhân dân, mà qua thủ đoạn tiếm quyền hay cướp quyền thì đều chỉ nắm giữ được cái “quyền không lực” mà thôi.

Vì vậy, nền tảng cái “quyền không lực” ấy luôn chông chênh và có thể bị lật nhào bất cứ lúc nào bởi sức mạnh của lòng dân.

Do đó, thông thường những chính khách tiếm quyền ấy lại tiếp tục dùng mọi thủ đoạn xảo quyệt hơn nữa để đảm bảo quyền bính trong tay. Họ có thể sử dụng những thủ đoạn bỉ ổi hơn nhiều, phản động hơn nhiều và từ đó biến họ thành những kẻ “phản dân hại nước”.

Thứ nhất, họ vơ vét tất cả những gì có thể từ lợi ích của nhân dân để có thể sử dụng vào việc “mua sự bình an” khi họ bị tước cái “quyền không lực”.

Thứ hai, họ có thể đem cả lợi ích dân tộc và chủ quyền quốc gia đặt cược cho ngoại bang để dựa dẫm, thậm chí để đánh đổi lấy sự yên ổn cho bản thân và gia đình họ.

Ứng cử viên Grace Poe có thể gây bất ngờ để trở thành nữ Tổng thống thứ 3 tại Phillipines. Ảnh: newsflash.org.
Ứng cử viên Grace Poe có thể gây bất ngờ để trở thành nữ Tổng thống thứ 3 tại Phillipines. Ảnh: newsflash.org.

Có lẽ việc cố Tổng thống Ferdinand Marcos bị Ủy ban Trong sạch Chính phủ thuộc Phủ Tổng thống Phillipines (PCGG) cáo buộc, ông và tay chân của mình tham những đền 100 tỷ USD trong suốt thời gian ông cầm quyền đã chứng minh rõ nhất cho việc “hại dân hại nước" của những kẻ cướp quyền lãnh đạo quốc gia, theo Daily Inquirer ngày 6/2/2006.

Còn vợ ông ta, Đệ nhất phu nhân Imelda Marcos, sau khi rời cung điện Malacañang, người ta tìm thấy bà để lại 15 áo khoác lông chồn Vizon, 508 áo dài, 1.000 túi xách, và 1.060 đôi giày, theo Times ngày 23/2/1987.

Sau khi bị lật đổ trong cuộc Cách mạng quyền lực nhân dân năm 1986, ông Ferdinand Marcos phải sống lưu vong ở Hawaii, Mỹ. Tuy nhiên đến nay chính phủ Phillipines mới chỉ thu hồi được 2 tỷ USD từ tiền tham nhũng của gia đình Marcos.  

Điều đó cho thấy, vận mệnh quốc gia nằm trong tay những kẻ cướp quyền nguy hại đến xã tắc khủng khiếp như thế nào. Trong khi đó, cuộc bầu cử hiện nay tại Phillipines, yếu tố nước ngoài – mà cụ thể là tình hình xung đột trên Biển Đông - có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của cuộc bầu cử.

Thậm chí người ta cho rằng thái độ của các ứng cử viên đối với tình hình tại Biển Đông có thể quyết định chiến thắng của họ.

Bài học xương máu cho các ứng viên Tổng thống Philippines ảnh 7

Biển Đông phủ bóng lên bầu cử Tổng thống Philippines

(GDVN) - Thượng nghị sĩ Grace Poe nói với The Wall Street Journal, ưu thế quân sự và thói bành trướng của Trung Quốc không nên làm Manila đầu hàng.

Nữ Thượng nghị sĩ Grace Poe nói rằng sự hung hăng và ưu thế quân sự vượt trội của Trung Quốc “không được phép làm chúng tôi phải đầu hàng”. Bà hứa hẹn sẽ đầu tư nhiều vào quân đội Philippines…

Trong khi ấy, ứng cử viên đồng thời là đương kim Phó Tổng thống Jejomar Binay lại là người mềm dẻo với việc xây dựng lại mối quan hệ với Trung Quốc khi ông cho rằng: "Trung Quốc có tiền và chúng ta cần vốn", theo VOA ngày 14/3.

Người viết rất đồng tình với lời bình luận của VOA: “Biển Đông phủ bóng lên bầu cử Phillipines”.

Và khi đã bị phủ bóng thì không ai dám chắc rằng chính trường Phillipines sẽ hoàn toàn minh bạch trong cuộc cử Tổng thống và Nội các Phillipines tới đây sẽ hoàn toàn độc lập trong việc quyết định những vấn đề lợi ích dân tộc và chủ quyền quốc gia, như chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino III đang làm hiện nay.

Chỉ hơn một tháng nữa là tên của vị nguyên thủ quốc gia tiếp theo của Phillipines sẽ được ghi vào lịch sử chính trị của quốc gia này. Tuy nhiên, “núi cao và vực sâu” luôn là những hình ảnh của quá khứ trên chính trường Phillipines mà bất cứ ai được nhân dân Phillipines lựa chọn có lẽ đều cần phải khắc ghi.

Ngọc Việt