Nhật sẽ thay thế Mỹ chống Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông? Hình minh họa. |
Tờ ABS CBN News ngày 9/7 đăng phân tích của chuyên gia các vấn đề quốc tế Richard Heydarian người Philippines nhận định, sớm hay muộn Trung Quốc cũng sẽ thành "ông chủ ở Biển Đông" nếu không có một lãnh đạo mới bảo vệ lợi ích cho các quốc gia ven Biển Đông, mà lãnh đạo không phải là Hoa Kỳ.
Mỹ vẫn tham gia vào khu vực, nhưng đang ngày càng tỏ ra miễn cưỡng trong việc hỗ trợ đồng minh Philippines. Trong con mắt người Trung Quốc, Mỹ đã không còn đủ tiền và mức độ cam kết để kiểm soát vị trí của mình ở Đông Á.
Học giả Trung Quốc: Biển Đông là nơi đối đầu chiến lược Việt - Trung
(GDVN) - Một khi nổ ra chiến tranh khả năng tổng động viên là rất lớn, "toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết chống xâm lược".
Trong khi đó Trung Quốc đang bắt đầu 1 cuộc "chiến tranh lâu dài" đã được chứng minh rằng họ có lợi thế kể từ khi Washington không đưa ra bất kỳ cam kết hành động nào một khi nổ ra chiến tranh hay xung đột thực sự ở Biển Đông. Ngược lại, các quan chức Mỹ và Trung Quốc gần đây lặp lại rằng cả 2 hứa hẹn sẽ cải thiện hợp tác kinh tế, an ninh và tránh đối đầu liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Đông Á.
"Ý của Trung Quốc là: Mỹ sẽ không bao giờ cho phép chúng tôi có được một mức độ kiểm soát (các vùng biển), nhưng chúng tôi đang tạo dựng nền tảng cho sự thống trị thực tế trên các vùng biển. Chúng tôi sẽ có một vị thế để nói với người Mỹ trong tương lai, rằng ai bây giờ mới là ông chủ?" Heydarian bình luận.
Ông cho rằng sự thống trị thực tế trên biển có thể được nhìn thấy trong các cuộc "chiến tranh ủy nhiệm" mà Trung Quốc tiến hành chống lại các đồng minh, đối tác của Mỹ, trong đó có Philippines.
Phía sau hậu trường, Trung Quốc đã củng cố khả năng quân sự thông thường để ngăn chặn Mỹ truy cập vào khu vực một khi nổ ra khủng hoảng. Chúng bao gồm các hoạt động cải tạo trái phép Trung Quốc đang làm ở Biển Đông (khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV).
Học giả Mỹ: Các nước ở Biển Đông nên hợp sức dạy Trung Quốc 1 bài học
(GDVN) - Tấn công giàn khoan hay công sự Trung Quốc hạ đặt và xây dựng trái phép ở Biển Đông đang là cái cớ Bắc Kinh mong muốn để leo thang thành một cuộc chiến tranh
"Trong vòng 1 năm hoặc lâu hơn, Trung Quốc có thể bố trí vũ khí hạt nhân trong khu vực. Bắc Kinh sẽ nói với Washington: Nếu các ông muốn giúp đỡ Philippines trong những khoảnh khắc của cuộc khủng hoảng, các ông sẽ phải đối mặt với thảm họa hạt nhân", Heydarian nói.
Ngay cả các nước khác trong khu vực đã bắt đầu đặt câu hỏi về cái gọi là trục chiến lược của Mỹ ở châu Á. Cho đến nay người ta vẫn chưa thấy các loại vũ khí của sức mạnh quân sự Hoa Kỳ tìm đường tới châu Á.
"Các nước đồng minh của Hoa Kỳ có một cảm giác rằng giờ đây Mỹ không còn là một nước tối ưu có thể đẩy lùi người Trung Quốc. Đó là lý do tại sao các nước trong khu vực nên tự lo cho mình."
Richard Heydarian cho rằng, hiện nay Nhật Bản đang nỗ lực trở thành 1 nhà lãnh đạo mới năng động thay thế Mỹ trong khu vực. Thậm chí Washington cũng đang thúc đẩy Tokyo chịu trách nhiệm nhiều hơn ở Đông Á.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa công bố một kế hoạch mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng vũ trang Nhật Bản, dỡ bỏ hạn chế quyền tự vệ tập thể cho quân đội. Philippines đặc biệt ủng hộ cho nỗ lực này.
Heydarian lưu ý rằng, các quốc gia khác đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Nhật Bản về khả năng phòng thủ và công nghệ tiên tiến. "Sự yếu kém của Trung Quốc nằm ở khả năng tác chiến chống tàu ngầm. Đó là lý do tại sao nhiều nước quan tâm đến Nhật Bản".