Tờ Liên Hợp xuất bản tại Singapore ngày 19/6 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng nước này ông Ng Eng Hen đã có chuyến công du Bắc Kinh từ ngày 18 đến ngày 21/6.
Ngày đầu tiên, ông Ng Eng Hen đã có cuộc hội đàm với ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và hội kiến với tướng Từ Tài Hậu, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc.
Tướng Lương Quang Liệt vui vẻ tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Singapore đang ở thăm Bắc Kinh |
Ngày đầu tiên, ông Ng Eng Hen đã có cuộc hội đàm với ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và hội kiến với tướng Từ Tài Hậu, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc.
Ngày hôm nay 19/6, theo kế hoạch Bộ trưởng Quốc phòng Singapore sẽ có buổi giao lưu, phát biểu tại đại học Quốc phòng Trung Quốc.
Trong nội dung hội đàm hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng 2 nước Singapore, Trung Quốc trao đổi ý kiến xung quanh vấn đề biển Đông, đồng thời khẳng định vai trò của cơ chế hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN + (ADMM Plus) và đối thoại Shangri-La đối với an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Shangri-La 2011, phái đoàn Trung Quốc do ông Lương Quang Liệt dẫn đầu tham dự, tức là cấp trưởng đoàn cao nhất – Bộ trưởng Quốc phòng.
Tuy nhiên Shangri-La năm nay trong bối cảnh khu vực có nhiều vấn đề căng thẳng liên quan trực tiếp đến Trung Quốc thì Bắc Kinh lại chỉ phái 1 trung tướng cấp vụ - cục tham dự khiến dư luận chú ý.
Ông Lương Quang Liệt gặp Bộ trưởng Quốc phòng Singapore hồi năm ngoái khi ông dẫn đoàn Trung Quốc dự đối thoại Shangri-La 2011 |
Tuy nhiên Shangri-La năm nay trong bối cảnh khu vực có nhiều vấn đề căng thẳng liên quan trực tiếp đến Trung Quốc thì Bắc Kinh lại chỉ phái 1 trung tướng cấp vụ - cục tham dự khiến dư luận chú ý.
Đây là lần đầu tiên ông Ng Eng Hen thăm Trung Quốc với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng, nhưng đã là lần thứ 5 gặp và trao đổi với ông Lương Quang Liệt. Gần đây nhất, 2 vị Bộ trưởng này đã gặp nhau hôm 29/5 tại Phnom Penh, Campuchia bên lề Hội nghị ADMM lần thứ 6 nên hai bên “không lạ gì nhau”.
Về vấn đề biển Đông và bãi cạn Scarborough đang có tranh chấp, căng thẳng với một số nước thành viên ASEAN, ông Lương Quang Liệt bày tỏ mong muốn “Singapore phát huy vai trò tích cực, kiên trì lập trường khách quan, chính xác và có những hành động thực tế để duy trì hòa bình trong khu vực”.
Thời gian gần đây Trung Quốc đặc biệt lo ngại việc Philippines, Mỹ đưa vấn đề biển Đông ra đối thoại Shangri-La, đặc biệt là vấn đề bãi đá Scarborough.
Sự vắng mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tại đối thoại năm nay thể hiện sự lo ngại ấy của Bắc Kinh trước áp lực sử dụng Công ước biển Liên Hợp Quốc làm cơ sở pháp lý cho đàm phán, thậm chí thông qua trọng tài quốc tế phán xử các tranh chấp lãnh hải.
Trước và sau đối thoại Shangri-La, dường như Trung Quốc chỉ muốn "bàn riêng" với Singapore về vấn đề biển Đông, tránh "giáp mặt" Mỹ, Philippines trong diễn đàn quốc tế |
Sự vắng mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tại đối thoại năm nay thể hiện sự lo ngại ấy của Bắc Kinh trước áp lực sử dụng Công ước biển Liên Hợp Quốc làm cơ sở pháp lý cho đàm phán, thậm chí thông qua trọng tài quốc tế phán xử các tranh chấp lãnh hải.
Philippines đã chuẩn bị cho một phương án đơn phương đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế/tòa án luật Công ước biển Liên Hợp Quốc nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục khăng khăng đàm phán tay đôi và nhất quyết gạt Công ước biển Liên Hợp Quốc ra ngoài.
Mỹ cũng đã nhập cuộc mạnh mẽ hơn đối với vấn đề biển Đông, hơn nữa Washington lại tiếp cận đúng điểm yếu mà Trung Quốc ngại nhất, ngán nhất – Công ước biển Liên Hợp Quốc.
Giới chức hàng đầu Hoa Kỳ, từ Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey và ngay cả Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Đô đốc Locklear đều lên tiếng.
Giới chức hàng đầu Hoa Kỳ, từ Ngoại trưởng Hillary Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey và ngay cả Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Đô đốc Locklear đều lên tiếng.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Locklear phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ: Đòi hỏi của Trung Quốc ở biển Đông là quá đáng |
Các quan chức trên trong Nội các của ông Obama đang hối thúc cơ quan lập pháp Mỹ nhanh chóng thông qua Công ước biển Liên Hợp Quốc để Mỹ có đủ căn cứ pháp lý cho những hoạt động trên biển của hải quân, đồng thời can thiệp phù hợp vào các vùng biển có tranh chấp để bảo vệ lợi ích chiến lược của Mỹ, trong đó có biển Đông.
Tuy nhiên trước đó, trong buổi gặp Bộ trưởng Ng Eng Hen tại Campuchia, ông Lương Quang Liệt cũng đã kịp nhắn nhủ, mong muốn Singapore quan tâm và phát huy vai trò của mình trong việc “ủng hộ những lợi ích to lớn của Trung Quốc”, mà một trong những “lợi ích to lớn và đầu tiên” Bắc Kinh quan tâm ở khu vực, đó chính là biển Đông. (Xem chi tiết)
Singapore đóng vai trò ngày càng trở nên quan trọng đối với việc giải quyết tranh chấp trong khu vực, đảm bảo an ninh, duy trì hòa bình ổn định thông qua cơ chế đối thoại Shangri-La tổ chức thường niên và ngày càng nhận được sự quan tâm hưởng ứng của Mỹ, Trung Quốc và các bên liên quan.
Đồng thời các nhà lãnh đạo của quốc đảo này cũng đang triển khai chiến lược phát triển Singapore thành một trung tâm trọng tài quốc tế, trong đó có trọng tài về biển và lãnh hải.
Động thái đón đầu xu thế cung cấp những dịch vụ giải quyết tranh chấp không chỉ có lợi cho Singapore mà nó có ý nghĩa rất lớn đối với hòa bình, ổn định khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung, Đông Nam Á nói riêng.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đánh chiêng khai mạc hội nghị ICCA 2012 dưới sự chứng kiến của Chủ tịch ICCA, giáo sư Jan Poulsson và Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore, giáo sư Michael Pryles. Trong bài phát biểu khai mạc, ông Lý Hiển Long cho biết sẽ phát triển Singapore thành một trung tâm trọng tài quốc tế |
Động thái đón đầu xu thế cung cấp những dịch vụ giải quyết tranh chấp không chỉ có lợi cho Singapore mà nó có ý nghĩa rất lớn đối với hòa bình, ổn định khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung, Đông Nam Á nói riêng.
Mỹ và Trung Quốc đều sớm nhìn thấy điều này. Và cả Mỹ, Trung Quốc đều đang tranh thủ sự hợp tác từ Singapore.
Trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta thuyết phục thành công Singapore cho 4 chiến hạm Mỹ sử dụng căn cứ của quốc đảo này bắt đầu từ năm 2013, thì hậu Shangri-La ông Ng Eng Hen đi Bắc Kinh để trao đổi với người đồng cấp Trung Quốc về các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
Vai trò ngày càng lớn và càng rõ rệt của Singapore đối với an ninh khu vực Đông Nam Á, cụ thể là biển Đông đang dần hình thành một xu thế.
Tuy nhiên, dù Singapore hay bất cứ quốc gia nào đứng ra làm trọng tài, trung gian đối thoại giải quyết tranh chấp thì điểm cốt lõi vẫn là phải lấy Công ước biển Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế làm nền tảng pháp lý.
Tuy nhiên, dù Singapore hay bất cứ quốc gia nào đứng ra làm trọng tài, trung gian đối thoại giải quyết tranh chấp thì điểm cốt lõi vẫn là phải lấy Công ước biển Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế làm nền tảng pháp lý.
Dù quốc gia/tổ chức nào làm trọng tài, để đảm bảo công bằng và khách quan, khu vực nào có tranh chấp song phương thì đàm phán song phương, khu vực nào có tranh chấp đa phương thì một cơ chế đàm phán đa phương là hoàn toàn chính đáng, cần thiết, công bằng và khách quan.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theoGiaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Hồng Thủy