Học giả TQ: Việt Nam thận trọng với kêu gọi của Vương Nghị chống Nhật

01/01/2014 07:05
Hồng Thủy
(GDVN) - Giáo sư Giả Tú Đông nói với Bưu điện Hoa Nam, các quốc gia như Việt Nam sẽ thận trọng với (kêu gọi của Bắc Kinh) hành động chống lại Nhật Bản.
Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Vương Nghị bày tỏ bức xúc việc Thủ tướng Nhật Bản thăm đền Yasukuni với báo chí.
Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Vương Nghị bày tỏ bức xúc việc Thủ tướng Nhật Bản thăm đền Yasukuni với báo chí.
Bưu điện Hoa Nam ngày 1/1 đưa tin, Ngoại trưởng Trung Quốc ông Vương Nghị đã kêu gọi các đối tác Nga, Đức và Việt Nam để phản đối Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe viếng thăm đền Yasukuni.

Trung Quốc đang cố gắng thay đổi chiến thuật mới để chống lại "chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản" trong khi tránh thiệt hại cho nền kinh tế của chính mình. Thay vì cho phép các cuộc biểu tình của người dân tấn công các doanh nghiệp và hàng hóa Nhật Bản như năm ngoái, Bắc Kinh đã tìm kiếm hỗ trợ ngoại giao cho sự lên án chuyến thăm gây tranh cãi của ông Shinzo Abe.

Vương Nghị đã điện đàm với các đối tác Nga, Đức và Việt Nam để thông báo quan điểm "báo động" của Trung Quốc về việc Thủ tướng Nhật Bản thăm đền Yasukuni nơi Tokyo tôn vinh những người lính Nhật tử trận, trong đó có 14 tội phạm chiến tranh loại A từ Thế chiến thứ Hai.

Lâm Hiểu Quang, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Trường Đảng trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết: "Sức mạnh của các chính trị gia cánh hữu ở Nhật Bản đang ngày càng tăng và Bắc Kinh nhận ra rằng sẽ rất khó để kiềm chế ông Shinzo Abe bằng cách thu hút sự hỗ trợ của các chính trị gia Nhật Bản thân thiện với Trung Quốc".
Vì vậy, Trung Quốc đang chuyển hướng ra nước ngoài và nhấn mạnh rằng Nhật Bản đang cố gắng thay đổi trật tự thế giới, ông Quang nhận xét.
Giả Tú Đông, chuyên gia cao cấp viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nhận xét, các quốc gia như Việt Nam sẽ thận trọng với (kêu gọi của Bắc Kinh) hành động chống lại Nhật Bản.
Giả Tú Đông, chuyên gia cao cấp viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nhận xét, các quốc gia như Việt Nam sẽ thận trọng với (kêu gọi của Bắc Kinh) hành động chống lại Nhật Bản.

Dương Bá Giang, Giám đốc bộ phận nghiên cứu Nhật Bản tại viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc nhận xét, các cuộc biểu tình lớn và hoạt động kinh tế sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Trung Quốc và Bắc Kinh không muốn chính mình phải trả giá cho hành vi của ông Shinzo Abe. Lựa chọn tốt nhất với Trung Quốc là bày tỏ sự tức giận của mình một cách kiềm chế thông qua các phương tiện ngoại giao.

Các cuộc biểu tình chống Nhật Bản đã càn quét các thành phố lớn ở Trung Quốc hồi năm ngoái khi Tokyo tuyên bố chính thức quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku họ đang kiểm soát ở Hoa Đông mà Bắc Kinh cũng yêu sách chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư.

Trong cuộc nói chuyện với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Vương Nghị nói rằng Trung Quốc và Nga là 2 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nên cần "bảo vệ công lý và trật tự quốc tế sau chiến tranh Thế giới thứ Hai". Ngoại trưởng Trung Quốc nói chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản là "đáng báo động".

Ông Nghị cũng thảo luận chuyện này khi điện đàm với Ngoại trưởng Đức Frank Walter Steinmeier và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.

Người phát ngôn của Thủ tướng Đức, Steffen Seibert nói rằng ông sẽ không bình luận về vấn đề chính trị trong nước Nhật Bản, nhưng Đức đã cố gắng đối diện một cách trung thực với quá khứ trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Từ viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc một nhà nghiên cứu cấp cao, giáo sư Giả Tú Đông nói với Bưu điện Hoa Nam, các quốc gia như Việt Nam sẽ thận trọng với (kêu gọi của Bắc Kinh) hành động chống lại Nhật Bản, một quốc gia viện trợ đầu tư hàng đầu vào Đông Nam Á.

Hồng Thủy