Tiến sĩ Stephen Bryen, cựu quan chức Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cựu Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách an ninh thương mại Hoa Kỳ, ngày 5/5 có bài phân tích trên Asia Times về vấn đề quân sự hóa Biển Đông mà Trung Quốc tiến hành bất hợp pháp.
Tác giả đặt câu hỏi, làm thế nào để chống lại được các đảo bị Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, sau khi họ nâng cấp hệ thống tên lửa (YJ-12 và HQ-9B)?
Câu trả lời là, Mỹ phải "sửa chữa" lực lượng hải quân, tăng cường hợp tác với đồng minh và phát triển các căn cứ gần Biển Đông và eo biển Đài Loan. Stephen Bryen viết:
Tiến sĩ Stephen Bryen, ảnh: Taiwan Justice. |
Trung Quốc đã lợi dụng sự ủng hộ của họ đối với Hoa Kỳ trong vấn đề Triều Tiên nhằm củng cố 3 hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông với 2 hệ thống tên lửa khác nhau.
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9B giống với S-300 của Nga, còn hệ thống tên lửa hành trình siêu âm chống hạm YJ-12B có thể dựa trên nền tảng tên lửa không đối không tầm trung của Pháp (AMSPA) hoặc Kh-31 của Nga.
Tất cả đều là tên lửa hành trình, nhưng kích thước của tên lửa Pháp rõ ràng "phù hợp" với YJ-12B hơn. Không giống các loại tên lửa khác, tên lửa hành trình của Pháp có đầu đạn hạt nhân.
YJ-12B sử dụng động cơ tăng tốc tên lửa và động cơ phản lực dòng thẳng cho phần còn lại của hành trình, giống một chút so với bom bay của Đức quốc xã (V-1), nhưng nhanh hơn nhiều.
Nếu Trung Quốc thành công trong việc theo đuổi các tên lửa siêu âm thì họ có thể chọn thay thế YJ-12B bằng tên lửa hành trình siêu âm;
Hoặc họ sẽ nâng cấp YJ-12B bằng cách thay thế động cơ phản lực dòng thẳng bởi động cơ combined ramjet / động cơ scramjet.
Hiện tại tên lửa YJ-12B được cho là có tốc độ bay xấp xỉ Mach 2 (gấp đôi tốc độ âm thanh) khi phóng từ mặt đất và có thể bị hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ phát hiện.
"Tên lửa Trung Quốc đặt trái phép ở Trường Sa là mối đe dọa tấn công rõ ràng" |
Tuy nhiên, nếu Trung Quốc có thể đẩy tốc độ của YJ-12B lên Mach 5, Mỹ sẽ khó khăn hơn nhiều để đánh bại.
Dường như những nỗ lực của họ đang được thực hiện theo hướng này.
Các tên lửa này hiện đang được Trung Quốc triển khai (bất hợp pháp) ở bãi Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Những vũ khí này nằm án ngữ ngay các tuyến hàng hải quan trọng với các quốc gia ven biển, việc kiểm soát các tuyến hàng hải này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát thương mại thế giới, sức mạnh ở Thái Bình Dương và xã hơn nữa.
Trong ngắn hạn, Trung Quốc đang khai thác sức mạnh ngày càng tăng của họ không chỉ với các quốc gia khác trong khu vực, mà còn tạo ra những vấn đề nghiêm trọng cho Hoa Kỳ.
Thực tế Trung Quốc đang tìm cách thay thế vai trò và vị thế của Hoa Kỳ, nâng mức độ đe dọa với hải quân Hoa Kỳ trong bối cảnh tàu chiến, máy bay Mỹ đang trở thành mục tiêu, tầm ngắm của hệ thống tên lửa Trung Quốc.
Một số người còn cho rằng, việc đặt tên lửa ở quần đảo Trường Sa là một phần quan trọng trong kế hoạch của Trung Quốc để cô lập Đài Loan, bởi gần như không cho các tàu vận tải nào chở vũ khí Mỹ cung cấp cho Đài Loan mà không phải đi qua Biển Đông;
Trung Quốc đã từng phong tỏa eo biển Đài Loan năm 1996 và hoàn toàn có khả năng họ phong tỏa "quá cảnh quân sự" ở Biển Đông bằng cách giả vờ tập trận.
Nói một cách đơn giản, nếu các tuyến hàng hải qua Biển Đông bị đóng cửa, Hoa Kỳ sẽ phải quyết định xem có nên hành động chống lại sức mạnh của Trung Quốc hay không.
Động thái Trung Quốc tiến hành (bất hợp pháp) trên quần đảo Trường Sa cũng liên quan đến việc Mỹ triển khai cụm tàu sân bay USS Carl Vinson tới Đà Nẵng, Việt Nam đầu tháng Ba năm nay.
Chuyến thăm này có thể bị Trung Quốc xem là một thách thức (hoặc cơ hội / cái cớ?) để vũ trang tên lửa trên Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn mà không đợi đến sau khi thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên hoàn thành.
Trên thực tế các căn cứ chính của Mỹ hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ tự do, an ninh hàng hải lại nằm khá xa Biển Đông, chủ yếu ở Okinawa, Nhật Bản; đảo Guam và Trân Châu Cảng.
Guam cách Biển Đông hơn 3000 km, có nghĩa là một phản ứng nhanh chóng của tàu sân bay Mỹ khởi hành từ đó là không thể.
Trân Châu Cảng còn xa hơn nữa, cách Đài Loan 8000 km và cách Biển Đông xa hơn để Mỹ có thể duy trì an ninh ở 2 khu vực này.
Tàu sân bay USS Carl Vinson Hoa Kỳ thăm cảng Đà Nẵng, ảnh: NBC News. |
Trong khi Mỹ cần duy trì sự hiện diện liên tục.
Đây sẽ là một thách thức cho hải quân để duy trì hoạt động triển khai, một thách thức đã được chứng minh là tốn kém trong một vài vụ tai nạn liên quan đến tàu tên lửa Mỹ, một ở gần Nhật Bản và một ở gần Singapore.
Kết quả là ít tài sản hải quân Mỹ có sẵn và có đủ khả năng phòng thủ tên lửa quan trọng.
Tương tự như vậy, tai nạn liên quan đến các máy bay quân sự Mỹ bao gồm cả F-18 của hải quân, thủy quân lục chiến, đã làm suy yếu sức răn đe.
F-35 được đưa vào biên chế thay thế các máy bay cũ cũng phải cần thêm vài năm nữa mới hoàn thành.
Mục đích của Trung Quốc tăng áp lực ngày một lớn, không chỉ với Đài Loan mà còn Nhật Bản.
Ngày nay, Hoa Kỳ dường như thiếu vắng một chiến lược khu vực, ngoài việc cố gắng thực hiện các hoạt động "chuẩn mực" trong khu vực.
Nhưng các hoạt động này có vẻ quá ngắn ngủi, trong khi Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, hung hăng trên Biển Đông, cho quân đội di chuyển quanh Đài Loan và nỗ lực đẩy Nhật Bản ra khỏi Hoa Kỳ.
Các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải mà Mỹ tiến hành trên Biển Đông hiện đang bị các tàu hải quân Trung Quốc khuất lấp.
Liệu ông John Bolton có xoay chuyển được cục diện Biển Đông? |
Sự hiện diện ngăn hạn của máy bay ném bom B-52, chiến đấu cơ hay các chuyến bay giám sát của Mỹ trên Biển Đông cũng đang thu hút phản ứng từ Trung Quốc.
Họ đã tung máy bay tàng hình J-20 mới nhất xuống Biển Đông để tăng sự hiện diện và khả năng kiểm soát bầu trời.
Bởi vậy, muốn có hiệu quả Mỹ phải bổ sung tài nguyên lẫn tăng cường huấn luyện hải quân, hiện đại hóa không quân và lực lượng phòng thủ tên lửa;
Đồng thời phải có được nhiều căn cứ gần Biển Đông và eo biển Đài Loan.
Đây là một đòi hỏi tốn kém, yêu cầu phải có tầm nhìn và cam kết lâu dài.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng đã tích cực thúc đẩy việc xây dựng lại năng lực phòng thủ, nâng cấp hải quân và sửa chữa, cải thiện các vũ khí hiện có lẫn mua mới, hải quân và thủy quân lục chiến tăng cường huấn luyện...
Nhưng còn nhiều việc phải làm.
Washington phải tăng cường quan hệ với các đồng minh trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Đài Loan bằng cách đẩy mạnh các cuộc tuần tra chiến lược, ủng hộ các thỏa thuận hợp tác quân sự mạnh mẽ hơn.
Bản thân Nhật Bản và Đài Loan cũng nên chủ động chia sẻ thông tin tình báo về các hoạt động của hải quân, không quân Trung Quốc, chia sẻ công nghệ trong các lĩnh vực quan trọng như phòng thủ tên lửa, công nghệ tàu ngầm và tác chiến chống tàu ngầm...
Nếu các liên minh khu vực hoạt động sẽ giảm áp lực quá mức lên quân đội Hoa Kỳ.
Mỹ không chỉ mong đợi các đồng minh hợp tác trực tiếp với mình, mà còn muốn họ hợp tác với nhau để tăng hiệu quả tổng hợp, tránh các sai lầm tốn kém có thể xảy ra do thiếu hợp tác.
Washington đã có thể đóng vai trò lãnh đạo khu vực nhiều hơn trong việc tạo ra các thay đổi cần thiết để duy trì sự răn đe ở Đông Á, nhưng Mỹ đã không làm điều này trước đây, vì tìm cách xoa dịu Trung Quốc.
Nhưng càng tìm cách xoa dịu, mọi thứ càng trôi dạt khỏi tầm kiểm soát và sức mạnh của Trung Quốc đang lên.
Washington và các đồng minh phải tiến lên phía trước, hoặc mất cơ hội để làm điều đó một cách tốt đẹp.
Nguồn:
http://www.atimes.com/article/how-to-counter-chinas-fortified-islands-in-south-china-sea/