Bnews ngày 8/6 đưa tin, sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 7/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, nước này chưa hoàn toàn từ bỏ ý định xây dựng cả tuyến đường ống dẫn khí đốt mang tên "Dòng chảy phương Nam" lẫn "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ", cho dù vẫn còn những khó khăn chính trị nhất định xuất phát từ căng thẳng trong quan hệ giữa Moscow và Ankara.
Dự án tuyến đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Nam" có công suất chuyển tải thiết kế 63 tỷ m3 khí đốt / năm, đi ngầm dưới Biển Đen, từ trạm nén khí Beregovaya ở Nga đến bờ biển Bulgaria.
Dự án này do Tập đoàn Dầu khí Gazprom của Nga và Tập đoàn năng lượng ENI của Italya khởi xướng với tổng vốn đầu tư ước tính lên đến 40 tỷ USD. "Dòng chảy phương Nam" có chiều dài gần 900km và được khởi động từ tháng 12/2012, theo BBC Timeline.
"Dòng chảy phương Nam" là dự án mang tham vọng vận chuyển khí đốt sang châu Âu mà không đi qua lãnh thổ Ukraine, nhằm giảm sự phụ thuộc vào đường ống trung chuyển khí đốt của Ukraine. Nếu hoàn tất, dòng khí đốt đầu tiên sẽ đi qua đường ống này vào cuối năm 2015.
Tuy nhiên, dự án Dòng chảy phương Nam đã bị đình lại khi Tổng thống Putin công bố điều ấy tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 1/2/2014.
Khi Kudrin giúp Putin giải bài toán kinh tế thì cũng là lúc Kudrin gây nguy hiểm cho sự nghiệp chính trị của Putin. Ảnh: Internet. |
Putin sau đó bắt tay Erdogan xây dựng ý tưởng “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” để không phải lãng phí 4,5 tỷ USD đã đầu tư vào phát triển dự án đường ống dẫn khí đi trên lãnh thổ Nga và mua ống dẫn, trang thiết bị cho dự án Dòng chảy phương Nam.
Trong khi chi phí cho “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” chỉ bẳng nửa của “Dòng chảy phương Nam” mà còn giúp Nga có thể vô hiệu hoá được việc xây dựng các tuyến ống dẫn khí đốt từ Trung Á sang châu Âu.
Vậy nhưng, “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” cũng chịu chung số phận hẩm hiu như “Dòng chảy phương Nam” khi xảy ra “sự kiện 17 giây” hồi cuối năm ngoái. Quan hệ giữa Ankara và Moscow trở nên căng thẳng khi hai bên liên tục trả đũa lẫn nhau. Một dự án mang tầm chiến lược bị đình lại khiến cho nước Nga và nhiếu đối tác thiệt hại rất lớn.
Vì vậy, người viết cho rằng, tái khởi động “Dòng chảy phương Nam” lúc này là rất hợp lý, hợp thời và chắc chắn “Dòng chảy phương Nam” sẽ được nhà kinh tế Kudrin – quân cờ mới của Putin, khai thác và chuyển thành đột phá khẩu vào vòng vây cấm vận – giá dầu
Những thiệt hại khi dự án “Dòng chảy phương Nam” bị đình lại và phép giải của Kudrin cho việc Moscow tự thoát ra khỏi khó khăn và bế tắc
Nguyên nhân dừng lại dự án "Dòng chảy phương Nam" được cho là do sức ép từ EC. Song giới quan sát cho rằng, thực chất phía sau đó là Moscow muốn trả đũa EU vì đã nhìn thấy lợi ích từ sự thay thế của Ankara khi dự án “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” được xúc tiến.
Cuối cùng là “sôi hỏng, bỏng không” và nước Nga thiệt đơn thiệt kép khi cơ hội không nắm được mà việc trả đũa cũng không thành.
Hơn 2 năm kể từ khi “Dòng chảy phương Nam” tạm dừng, những thiệt hại do nó gây ra từng ngày từng giờ tăng lên tỷ lệ thuận với khó khăn của nền kinh tế nước Nga.
Trước tiên là những thiệt hại của khoản 4,5 tỷ USD mà nước Nga đã “lỡ” đầu tư cho “Dòng chảy phương Nam” nhưng đang phải chịu cảnh dở dang, nằm đắp chiếu. Những khoản thiệt hại này bao gồm :
Thứ nhất là thiệt hại do đồng rúp mất giá :
Nếu trước ngày 28/10/2014: 1USD = 32,20 Rup và 4,5 tỷ USD = 144,90 tỷ Rup.
Thì sau ngày 12/06/2016 : 1USD = 59,20 Rup và 4,5 tỷ USD = 266,40 tỷ Rup.
Như vậy thiệt hại do đồng tiền mất giá là: P = 266,40 tỷ Rup – 144,90 tỷ Rup = 121,50 tỷ Rup.
Thứ hai là thiệt hại do lãi suất – áp dụng lãi suất của Ngân hàng trung ương Nga là 11%/ năm.
Lãi kép từ năm 2012 đến 2016 của 4,5 tỷ USD là: R = 4,5 tỷ USD x 51,81% = 2,331 tỷ USD.
Quy đổi về đồng Rup là: R= 2,331 tỷ USD x 59,2 = 138,02 tỷ Rup.
Thứ ba là thiệt hại do khấu hao không thể thu hồi – vật liệu giảm vòng đời sử dụng.
"Kẻ thù nguy hiểm" của đảng Cộng sản Trung Quốc tái xuất |
Nếu tính đến cuối 2017 thì “Dòng chảy phương Nam” hoạt động – nghĩa là chậm 2 năm so với kế hoạch. Tạm tính thời gian khấu hao là 50 năm và khấu hao 100% giá trị của công trình. Thiệt hại do khấu hao với 4,5 tỷ cho kết cấu công trình là: K = 4,5 tỷ/50*2 = 153,00 triệu USD.
Quy đổi ra đồng Rup là: K = 153,00 triệu USD x 59,2 = 9,06 tỷ Rup
Vậy là thiệt hại của 4,5 tỷ USD đã xuất ra cho “Dòng chảy phương Nam” là : M = P + R + K. Và số tiền sẽ là: M = 121,50 tỷ Rup + 138,02 tỷ Rup + 9,06 tỷ Rup = 268,58 tỷ Rup
Quy đổi ra USD là: M = 268,58 tỷ Rup / 59,2 = 4,54 tỷ USD
Khoản thiệt hại tiếp theo là khoản ngoại tệ mà nước Nga sẽ có được khi dự án “Dòng chảy phương Nam” vận hành. Xin được tạm tính như sau:
Công suất thiết kế là 63 tỷ m3/năm, đơn già bán là 212 USD/ngàn m3 khí. Vậy doanh thu là: D = 63 x 212 x 1.000.000 = 13,356 tỷ USD / năm.
Trong khi cổ phẩn của Gazprom là 50%, nên số ngoại tệ mà nước Nga mất đi trong 1 năm là: C = D x 50% = 13,356 x 50% = 6,678 tỷ USD
Như vậy tổng thiệt hại khi dừng dự án “Dòng chảy phương Nam” là quá lớn và qua đó cho thấy khả năng quản lý công sản của chính phủ Nga rất kém.
Với một nhà kinh tế tài năng như Kudrin thì việc tái khởi động “Dòng chảy phương Nam” được xem là lời giải cho bài toán lãng phí công sản hiện nay tại Nga, kiểu tự làm hại mình trước khi người hại.
Khai thác hiệu quả những gì đang bị lãng phí là cách tạo ra lợi ích tốt nhất cho kinh tế Nga khi giá dầu thô giảm và lợi ích từ hợp tác quốc tế thì hạn chế vì thời buổi “nhà giàu cũng khóc” này.
Kudrin là nhà quản lý rất thực tế trong việc giải các bài toán kinh tế luôn đi liền với lợi ích “kép”, thậm chí còn là “đa” lợi ích nữa.
Việc tối đa hoá lợi ích cho những chương trình kinh tế của Kudrin đã được chứng minh qua việc lập quỹ bình ổn, giúp nước Nga ra thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu năm 2008 một cách tốt nhất, khiến cho cả giới quan sát lẫn giới đầu tư rất bất ngờ.
Có lẽ với “Dòng chảy phương Nam” cũng như vậy.
(Và qua kết quả phân tích này mới thấy rùng mình về việc thất thoát, lãng phí trong đầu tư công tại Việt Nam lớn như thế nào, khi hàng trăm công trình ngàn tỷ, trăm tỷ đang phải đắp chiếu hay không thể đưa vào khai thác hoặc khai thác không hiệu quả, thậm chí thua lỗ.
Bởi lẽ những đại công trình ấy xem ra cũng không khác gì khoản 4,5 tỷ USD được “ứng trước” cho “Dòng chảy phương Nam” tại nước Nga).
Hiệu ứng “Dòng chảy phương Nam” trở thành đột phá khẩu vào cả hai gọng kìm giá dầu thô và vòng vây cấm vận
Có thể thấy rằng, từ khi Mỹ và phương Tây áp lệnh cấm vận Nga sau sự kiện Crimea thì chỉ có con bài dân nhập cư là có thể giúp cho Kremlin sử dụng để hy vọng giảm nhẹ thiệt hại của cấm vận, song Putin đã không dùng tới.
Bây giờ, chứng kiến cảnh Erdogan vừa được ăn, vừa được nói EU khi Ankara chia sẻ trách nhiệm trong việc ngăn chặn làn sóng người nhập cư tràn vào Châu Âu, chắc chắn Putin và cộng sự không khỏi nuối tiếc vì đã để tuột mất một cơ hội tuyệt vời.
Trpng khi đó như người viết từng phân tích, Điện Kremlin muốn tăng giá dầu và thoát cấm vận nhưng những nước cờ mà họ đi đều không thực tế, thậm chí có sai lầm, sơ xuất.
Bộ đôi quyền lực Putin – Medvedev không thể bình yên khi quân cờ mới Kudrin di động. Ảnh: Internet. |
“Cây gậy và củ cà rốt” là phương châm đã làm nên thương hiệu của Mỹ trong quan hệ quốc tế và luôn gặt hái nhiều thành công. Trong thời buổi này, Moscow có thể vận dụng phương châm ấy để làm lợi cho mình, song Putin không vận dụng hoặc vận dụng mang tính nửa vời.
Khi bị áp cấm vận, Điện Kremlin gửi tới đối thủ và qua đó tới đối tác, những biện pháp trả đũa, trừng phạt, nghĩa là Putin dùng “cây gậy” để tạo uy thế. Tuy nhiên, do không đủ công lực và hành động nửa vời nên “gậy ông đập lưng ông”.
Chính nó hình thành cấm vận “kép” làm thiệt hại rất lớn cho nước Nga, làm khổ người dân Nga và tước bỏ thành quả mà nước Nga tạo dựng được bao năm qua.
Khi muốn thoát cấm vận, Điện Kremlin kêu gọi sự hợp tác của các đối tác, thậm chí cả đối thủ, chia sẻ lợi ích cùng với nước Nga, nghĩa là Putin dùng “củ cà rốt” để tạo uy tín.
Song những siêu lợi ích mà Moscow vẽ ra thiếu thực tế, thậm chì rất xa vời, mơ hồ nên người ta không nhìn thấy cơ hội cho sự hợp tác. Và thế là “Củ cà rốt” của Putin trở thành những khẩu hiệu suông khiến cho uy tín của ông giảm sút cùng với khó khăn bế tắc của nước Nga tăng lên.
Như vậy là cả uy thế và uy tín của nước Nga không được cải thiện qua những nước cờ của Putin thời cấm vận. Vì vậy, việc tái khởi động “Dòng chảy phương Nam” là một động thái tuyệt vời giúp nước Nga tự giải vây cho mình, nhằm thoát ra khỏi hai gọng kìm giá dầu thô giảm và lệnh cấm vận của phương Tây.
Lợi ích cụ thể của “Dòng chảy phương Nam” có thể được xem như “Củ cà rốt” mà Moscow đưa ra cho cả đối thủ và đối tác để đổi lấy lợi ích cho mình.
“Dòng chảy phương Nam” không lạ gì với Kudrin bởi nó được xúc tiến khi ông còn là Phó Thủ tướng của nước Nga trong chính phủ Putin.
Tiếc là khi ông Kudrin rời bỏ chính trường thì “đứa con tinh thần”của ông cũng bị bỏ rơi không thương xót. Nay Kudrin trở lại chính trường thì chắc chắn “đứa con tinh thấn” sẽ không còn bị lãng quên. Chỉ cần tái khởi động “Dòng chảy phương Nam” thì nhiều cơ hội cho nước Nga sẽ được tạo ra do những hiệu ứng tích cực của nó.
Tính thực tế trong đầu tư và hiệu quả trong sử dụng vốn đầu tư là sự thuyết phục nhất đối với giới đầu tư quốc tế, đặc biệt là đối với những định chế kinh tế - tài chính – thương mại quốc tế hướng về nước Nga.
Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng hoàn trả vốn được tạo ra từ hiệu ứng “Dòng chảy phương Nam” là rất khả quan. Như vậy, việc đón giới đâu tư và dòng vốn đầu tư cùng với những khoản tín dụng ưu đãi là việc chính phủ Nga cần phải chuẩn bị với những cơ chế phù hợp nhất.
Cùng với đó, hiệu ứng của tái khởi động “Dòng chảy phương Nam” đã cho thấy chính sách phát triển kinh tế của chính phủ Nga đã dựa trên lợi thế để tạo ra lợi ích – cơ sở đầu tiên đảm bảo cho sự thành công của một chương trình kinh tế, từ chính sách kinh tế vĩ mô đến những kế hoạch hay nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở tầm vi mô, cơ sở.
Như vậy, tâm lý e ngại của giới đầu tư đã có thể được thay bằng niềm tin và hy vọng vào khả năng quản lý kinh tế của chính phủ Nga khi có những quân cờ mới di động.
Trong thời gian qua, Moscow chỉ khai thác dầu mang bán với giá rẻ, trong khi đó lại lãng phí đầu tư công, điều đó đã gây thiệt hại kép cho nền kinh tế Nga. Cả hai động thái trên đều là hậu quả của việc nước Nga thiếu chính sách quản lý kinh tế phù hợp – không xây dựng được cơ chế cùng có lợi trong quan hệ hợp tác, khiến cho giới đầu tư mất niềm tin.
Nay hiệu ứng “Dòng chảy phương Nam” đã giải toả được điều ấy và có thể thấy rằng “Dòng chảy phương Nam” đã trở thành đột phá khẩu vào vòng vây cấm vận – giá dấu.
“Dòng chảy phương Nam” càng thành công thì sự nguy hiểm đối với sự nghiệp chính trị của Tổng tống Putin càng tăng lên
Việt Nam có thể khai thác được gì từ cạnh tranh thương mại Trung - Mỹ? |
Như người viết đã từng phân tích, việc Tổng thống Putin đưa cựu Bộ trưởng Kinh tế Kudrin trở lại chính trường là tạo ra một ván cờ hay nhưng rất mạo hiểm cho sự nghiệp chính trị của bản thân ông.
Tài năng của Kudrin có thể giúp cho kinh tế nước Nga dần khởi sắc, cuộc sống của người dân Nga sẽ dần bớt khó khăn. Tài năng của Kudrin có thể sẽ giúp cho Putin hoàn thành ước nguyện là đưa nước Nga lên tâm thế của một cường quốc.
Tuy nhiên, tài năng của Kudrin lại không đảm bảo cho chiếc ghế quyền lực của Putin vững hơn, mà ngược lại là sự thách thức với uy quyền của Putin. Kudrin càng thành công thì hình ảnh của Putin có thể càng bị lu mờ trước hình ảnh của Kudrin.
Bởi lẽ Kudrin tái xuất khi mà hậu quả bởi những sai lầm của Putin đã gần như không thể cứu vãn. Do đó, thành công của Kudrin đồng nghĩa với việc cứu Putin ra khỏi vũng lầy nhưng lại chứng minh Putin đã sai lầm.
Với vị thế và vai trò khiêm tốn như hiện nay và thời gian trở lại chính trường còn quá ngắn ngủi nên Kudrin chưa thể làm thay đổi quan điểm của Kremlin trong những vấn đề quan trọng liên quan tới nước Nga, nhất là về chính trị và ngoại giao quốc tế.
Mặt khác, Kudrin là nhà kinh tế chuyên nghiệp nên ông sẽ bắt đầu sự trở lại của mình bắng những đổi thay thực chất trong lĩnh vực kinh tế và tái khởi động “Dòng chảy phương Nam” là một sự bắt đầu hiệu quả.
Khi thành công của “Dòng chảy phương Nam” làm gia tăng uy tín cho Kudrin thì lại làm lu mờ hình ảnh của Putin. Việc Kudrin rời bỏ chính trường là mâu thuẫn với Putin và việc Kudrin trở lại chính trường là việc chẳng đặng đừng với Putin thời bĩ cực khi “nhân tài như lá mua thu”.
Do vậy, Kudrin có thể giúp sửa chữa sai lầm cho Putin về kinh tế, nhưng Kudrin sẽ không giúp Putin tránh sai lầm về chính trị vì điều đó có lợi cho sự nghiệp của ông.
Không khó nhận diện quan điểm của Putin thể hiện với món quà mà G -7 tặng cho Tập Cận Bình sau Ise Shima 2016, nhất là quan điểm về tranh chấp tại Biển Đông, là thể hiện trái ngược với Kudrin, bởi lẽ điều đó gây khó cho Kudrin trong việc chuyển hoá nhiều cơ hội thành lợi ích kinh tế cho nước Nga.
Khi không gian cho hiệu ứng “Dòng chảy phương Nam” bị bó hẹp bởi sự đồng điệu của cặp đôi Putin - Tập Cận Bình thì càng khiến uy tín của Kudrin gia tăng nếu “Dòng chảy phương Nam” được tái khởi động.
Như vậy là cùng lúc Kremlin tìm ra đột phá khẩu vào vòng vây cấm vận – giá dầu thì cũng đồng thời xuất hiện mũi tên hướng vào chiếc ghế quyền lực của Putin.
Hiệu ứng “Dòng chảy phương Nam” mạnh thì tốc độ của mũi tên càng nhanh, hướng bay của mũi tên càng chính xác – đó là nguy hại của quân cờ “mới mà cũ” Kudrin và điều đó càng tô đậm thêm thất bại của Putin vì những sai lầm mà ông đã và đang mắc phải.