Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chủ trì một lễ ký kết văn kiện hợp tác. Ảnh: National Interest. |
The Diplomat ngày 23/6 bình luận, tương lai của quan hệ hợp tác 3 bên Việt - Nhật - Mỹ đang có một cái nhìn sâu sắc hơn và nhận được sự quan tâm ngày càng tăng. Tuần trước Trung tâm National Interest, một cơ quan nghiên cứu ở Washington DC công bố báo cáo mới về triển vọng hợp tác ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Việt Nam.
Báo cáo này là một trong nhiều sáng kiến tìm cách khám phá các cơ hội hợp tác hơn nữa giữa 3 nước trong vài năm qua. Các cuộc đối thoại 3 bên đã trở nên ngày càng phổ biến gần đây khi Hoa Kỳ mong muốn bổ sung mạng lưới liên minh và đối tác hiện tại của mình với các mối liên kết mới, bao gồm liên kết giữa liên minh Mỹ - Nhật với các quốc gia khác.
Triển vọng hợp tác lớn hơn giữa 3 bên Mỹ - Nhật - Việt là đủ rõ ràng, mỗi chương của báo cáo này đều trình bày khá tốt. Về kinh tế, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam từ những năm 1990 và hiện nay có cơ hội bổ sung có sẵn trong các lĩnh vực hợp tác như năng lượng hạt nhân và phát triển tiểu vùng sông Mekong.
Cả ba quốc gia cũng là một phần của Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đàm phán và hy vọng sẽ sớm hoàn thành. Trong lĩnh vực an ninh, chương trình nghị sự 3 bên cũng khá phong phú đối với những mối quan tâm chung. Nhật Bản và Việt Nam chia sẻ về an ninh hàng hải, đặc biệt là vấn đề (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông cũng như hoạt động cữu trợ thảm họa, hỗ trợ nhân đạo.
Động lực cho hợp tác ba bên cũng đã được xây dựng vững chắc trong vài năm qua. Cuộc tấn công "quyến rũ" của Nhật Bản vào Đông Nam Á và tìm kiếm của Việt Nam trong việc hợp tác hơn nữa với các nước lớn khác đã tạo ra sự hội tụ cho phép 3 chân của tam giác hợp tác Mỹ-Nhật-Việt được tăng cường.
Nhật Bản và Việt Nam từ tháng 3 năm ngoái đã nâng cấp quan hệ từ đối tác chiến lược lên đối tác chiến lược mở rộng, trong khi Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một thỏa thuận quốc phòng mới trong năm nay, đồng thời hứa hẹn mở ra cánh cửa cho tương lai hợp tác song phương về quốc phòng và sản xuất thiết bị quân sự.
Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã đánh dấu nhiều phát triển quan trọng trong hợp tác song phương. Ảnh: Reuters. |
Liên minh Mỹ - Nhật lâu nay được xem như nền tảng cho hòa bình và ổn định khu vực đã được hồi sinh với hoạt động sửa chữa Hướng dẫn hợp tác quốc phòng Nhật - Mỹ gần đây. Tuy nhiên vẫn có những giới hạn quan trọng đối với sự phát triển của hợp tác ba bên Việt - Nhật - Mỹ.
Về mặt cấu trúc, cố gắng sử dụng liên minh Mỹ - Nhật như nền tảng cho hợp tác 3 bên có những thách thức riêng, đặc biệt là khi mức độ hợp tác giữa Washington với Tokyo thông thường sẽ lớn hơn giữa một trong 2 bên với đối tác khác còn lại. Và bắc cầu khoảng cách thường không phải là một việc dễ dàng.
Theo đuổi các hợp đồng, thỏa thuận với Việt Nam có thể bổ sung đầy đủ các thách thức đó, nhưng có điều Việt Nam không phải đồng minh của Mỹ, Nhật Bản như Philippines hay Úc. Mặt khác Việt Nam cũng phải thận trọng hiệu chỉnh mối quan hệ với các nước lớn, bao gồm cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Ngoài ra có những trở ngại khác cho việc thực hiện hợp tác 3 bên. Ví dụ vấn đề phát triển năng lượng hạt nhân ở Việt Nam đã chậm lại thời gian gần đây do vấn đề an toàn và pháp lý. Tại Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe còn phải vượt qua nhiều thử thách để thúc đẩy vai trò của Tokyo trong khu vực, thậm chí còn tiếp tục phải chiếm được đủ sự ủng hộ trong cơ quan lập pháp.
Tuy nhiên những vấn đề này đang được đề cập, và không có lý do nào không thể vượt qua những thách thức này, đặc biệt là nếu xu hướng hợp tác 3 bên vẫn tiếp tục và cả 3 nước cam kết thực hiện các bước quan trọng để thúc đẩy hợp tác.
Ví dụ về chương trình hợp tác an ninh hàng hải, một số học giả Việt Nam đã đề xuất sáng kiến táo bạo mà 3 nước có thể thực hiện, bao gồm đề nghị Hoa Kỳ và Nhật Bản tạo ra cơ chế đối thoại với Việt Nam, không chỉ gồm thảo luận chính sách mà còn phối hợp và chia sẻ thông tin.