"Biển Đông là vấn đề chung của hơn 90 triệu dân Việt Nam"

18/06/2015 06:08
QUỐC TOẢN
(GDVN) - "Toàn dân phải góp công sức, ý kiến ủng hộ vấn đề chủ quyền biển đảo của Tổ quốc...", Trung Tướng Nguyễn Quốc Thước nêu quan điểm

Biển Đông đang trở thành vấn đề nóng, được đưa ra thảo luận tại các diễn đàn lớn trong nước và quốc tế.

Tại vùng biển này, Trung Quốc với những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp, phớt lờ cảnh báo, nhằm biến Biển Đông trở thành “ao nhà”, đã và đang bị cộng đồng quốc tế lên án. 

Phía Trung Quốc bao biện rằng, các cơ sở họ cải tạo, xây dựng (phi pháp) trên Biển Đông nhằm thực hiện cái gọi là “trách nhiệm với cộng đồng quốc tế”, đồng thời không gây ảnh hưởng đến an toàn hàng hải…

Nhưng thực tế, họ đang đi ngược lại tuyên bố cái gọi

"Biển Đông là vấn đề chung của hơn 90 triệu dân Việt Nam" ảnh 1

Tiến sĩ Trần Công Trục nhận định về khả năng đụng độ trên Biển Đông

là “trách nhiệm với cộng đồng quốc tế” đó. Bởi bên cạnh việc mở rộng chủ quyền (phi pháp) trên Biển Đông, Trung Quốc đã nhiều lần sử dụng tàu đâm va, gây thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Nghiêm trọng hơn nữa, họ cố tình ngăn cản tàu Việt Nam cứu nạn ngư dân trên Biển. Đây được coi là “hành động vô nhân đạo, theo cách nói của PGS. Võ Văn Trác, Phó Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam.

Việt Nam cùng với các nước có chung lợi ích trên Biển Đông đang nỗ lực hết mình, nhằm duy trì ổn định tình hình.

Song song đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần đưa ra những tuyên bố cứng rắn, đề nghị Trung Quốc chấm dứt ngay những hoạt động phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, trong đó có vấn đề đảm bảo an toàn cho ngư dân... 

Bởi, những hành động của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam, như cách nói của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã từng tuyên bố nhiều lần trước đó.

Hiện đang là vụ đánh bắt chính của ngư dân miền Trung trên biển Đông (ảnh: Báo Lao động)
Hiện đang là vụ đánh bắt chính của ngư dân miền Trung trên biển Đông (ảnh: Báo Lao động)

Có lẽ, cũng chưa bao giờ Đại biểu Quốc hội và cử tri lại “khát” thông tin về Biển Đông đến vậy. Có Đại biểu đề nghị Quốc hội cần tỏ rõ thái độ về vấn đề Biển Đông và cho cử tri cả nước biết (tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII). 

Vấn đề này tiếp tục được đưa ra nghị trường tại phiên chất vấn hôm 13/6 vừa qua, khi Đại biểu Lê Nam (đoàn Thanh Hóa) mạnh dạn đề cập tới tranh chấp Biển Đông (dù không có trong trương trình thảo luận) để chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. 

Theo Đại biểu Lê Nam, đây là việc ông cần làm, và cũng bởi đó là trách nhiệm của Đại biểu Quốc hội với cử tri.

Những đề nghị trên của các Đại biểu Quốc hội cũng là nguyện vọng chính đáng của nhiều cử tri, bởi không ít người mong muốn góp sức mình để bảo vệ chủ quyền biển đảo; bảo vệ tính mạng của ngư dân đang ngày đêm bám biển mưu sinh, góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước.

Đại biểu Quốc hội Lê Nam (đoàn Thanh Hóa). Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM
Đại biểu Quốc hội Lê Nam (đoàn Thanh Hóa). Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM

Bảo vệ chủ quyền biển đảo không chỉ dừng lại ở những tuyên bố, phát ngôn. Càng không thể có chuyện đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông, theo cách nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Bởi chủ quyền biển đảo và tính mạng ngư dân sẽ khó lòng được bảo vệ, nếu đó là thứ chủ quyền "hữu danh, vô thực", và những tuyên bố đó không đi kèm với những hành động tương thích. 

Ngư dân Việt Nam có quyền tự hào khi họ đã và đang góp phần bảo vệ chủ quyền của đất nước, bất chấp sự đe dọa từ phía Trung Quốc. 

Nhưng có bao giờ ai đó đã tự thắc mắc về chuyện ngư dân kiên cường bám biển? khi thực tế họ ít có sự lựa chọn nào khác bởi ngư nghiệp là nghề mưu sinh của nhiều người từ đời này qua đời khác? 

Liệu ngư dân Việt Nam có thật sự yên tâm đánh bắt xa

"Biển Đông là vấn đề chung của hơn 90 triệu dân Việt Nam" ảnh 4

Tranh chấp chủ quyền: Chọn hữu nghị viển vông hay quốc gia, dân tộc?

bờ khi chứng kiến cảnh một, hai tàu cá, hoặc có thể sẽ thêm nhiều tàu cá bị phía Trung Quốc đâm, va, đánh chìm?

Tính mạng của ngư dân Việt Nam đang bị đe dọa. Họ bám biển không chỉ bằng ý chí, lòng yêu nước. Càng không thể luôn bị đặt trong tình trạng ứng phó (bị động), nếu không được hỗ trợ đầy đủ... 

Có lẽ Trung tướng Nguyễn Quốc Thước -nguyên Tư lệnh Quân khu IV đã có lý khi đưa ra nhận định (hôm 29/5): “Biển Đông không còn là vấn đề riêng của ai mà nó đã trở vấn đề chung của hơn 90 triệu người dân Việt Nam.

Trong tình thế lúc này, toàn dân phải góp công sức, ý kiến ủng hộ vấn đề chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Bảo vệ ngư dân khỏi sự đe dọa...", Tướng Thước nhận định.

Câu nói của Tướng Thước cũng là nguyện vọng của hàng triệu người dân Việt Nam, mong muốn góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

QUỐC TOẢN