Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ rõ thực trạng trên khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luật về dự án “Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”.
“Cứ nói phải có sân chơi cho các cháu nhưng có đâu? Thời Pháp xây dựng quy hoạch góc phố nào trẻ em cũng có thể chơi được cả, giờ mình xây thì nào là cơi nới, rồi có miếng sân nào làm sạch, ra ngoài cũng chia sạch, cắt ô hết cả. Ngay cả khu mới cũng không có.
Trong trường thì không đảm bảo tiêu chí, ngoài phố cũng thế, chủ yếu là xây nhà. Vỉa hè có những chỗ chơi của trẻ cũng bịt mất rồi, làm chỗ thuê đỗ ô tô, xe máy, xe đạp hết rồi. Ngay ở nông thôn bây giờ cũng khó. Do đó sự chủ động từ phía Nhà nước quy định tiêu chuẩn cho xây dựng phải buộc phải làm thế nào, không làm như thế phải xử lý thì các cháu mới có chỗ chơi”, Chủ tịch Quốc hội nêu.
Chủ tịch Quốc hội nói thẳng, chỗ chơi của trẻ ở vỉa hè cũng bị bịt để làm chỗ đỗ ô tô. ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội. |
Cũng theo Chủ tịch Quốc, tính khả thi của luật hiện chưa cao, hô hào là chính, còn triển khai làm thực tế chưa nhiều, đồng thời yêu cầu bám sát Công ước Liên Hợp Quốc và Hiến pháp để xây dựng luật.
“Nói trẻ được quyền này quyền kia nhưng các cháu còn nhỏ thì biết gì. Luật phải viết thêm trách nhiệm và theo hướng gia đình, nhà trường, tổ chức, xã hội và nhà nước phải chủ động hơn. Với quyền này của trẻ em thì gia đình làm gì, nhà trường làm gì, xã hội đoàn thể phải làm gì, nhà nước làm gì”, Chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề.
Trước thực trạng trẻ em bị xâm hại nặng nề thời gian qua như hiếp dâm, bắt cóc, buôn bán, mại dâm, giết trẻ em... bạo lực cả ở nhà trẻ, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu: “Luật phải tập trung vào những vấn đề này vì luật quy định mối quan hệ, trách nhiệm và đi theo luật là xử lý trách nhiệm. Luật cứ kêu gọi thì không khả thi. Nhiều sự việc man rợ hơn, trước đây không thấy mà giờ như thế thì phải tập trung giải quyết trong luật này để sau khi có luật thì công tác trẻ em tiến bộ hơn. Phải đáp ứng mục tiêu ấy mới làm luật”.
Tại tòa, bị can, bị cáo có quyền hỏi lại kiểm sát viên |
Tại phiên thảo luận này, một số ý kiến tán thành nâng độ tuổi trẻ em lên thành dưới 18 vì việc điều chỉnh độ tuổi này có căn cứ lý luận, thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Vấn đề này, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng nêu: Các nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế cho thấy trẻ em trong độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 có quá trình thay đổi phức tạp cả về thể chất lẫn tâm sinh lý và chưa có sự phát triển đầy đủ, hoàn thiện về thể chất, trí tuệ và tinh thần nên cần có sự hướng dẫn, quan tâm, chăm sóc của gia đình, xã hội và Nhà nước.
Bởi vậy, Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp liên quan tới trẻ em quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc về Luật Trẻ em của 66 quốc gia thành viên Công ước quốc tế về quyền trẻ em cho thấy, đa số các nước đều quy định độ tuổi trẻ em là dưới 18 tuổi và hiện chỉ còn 8 quốc gia quy định độ tuổi trẻ em là dưới 16 tuổi (trong đó có Việt Nam, mặc dù pháp luật Việt Nam hiện vẫn quy định độ tuổi thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên).
Vì vậy, việc điều chỉnh độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi là cần thiết, vừa bảo đảm tuân thủ Công ước quốc tế về quyền trẻ em, vừa tương thích với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về độ tuổi trưởng thành đầy đủ, phù hợp với các quy định về độ tuổi trong giáo dục phổ thông (là bậc học giúp trẻ em hoàn thiện nhân cách, phát triển cả về thể chất và tinh thần, sẵn sàng tham gia vào đời sống xã hội).
Tuy nhiên, một số ý kiến khác trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần nghiên cứu thấu đáo vấn đề này, cân nhắc để đảm bảo tính khả thi của quy định.