Đo mức dân hài lòng với cán bộ, khác gì đo biển nông, sâu?

31/07/2015 07:50
QUỐC TOẢN
(GDVN) - Giới phân tích kỳ vọng về sự thay đổi căn bản nền hành chính công ở Việt Nam. Vậy đâu là yếu tố quyết định sự thay đổi đó?

Bình thường hay bất thường?

Ngày 6/7, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nội vụ và Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã ký kết chương trình phối hợp triển khai xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2015. 

Theo đó, hơn 15.000 người dân tại 10 tỉnh, thành phố sẽ chấm điểm 6 dịch vụ hành chính công. Trong đó có 3 dịch vụ cấp huyện: cấp giấy chứng minh nhân dân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng nhà ở và 3 dịch vụ cấp xã: cấp giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh và chứng thực. 

Lãnh đạo Bộ Nội vụ cho rằng, chỉ số khảo sát là thước đo đánh giá khách quan chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công. Qua đó, các cơ quan nhà nước nắm bắt được mong muốn của người dân để có biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ.

Cải cách thủ tục hành chính. Ảnh minh họa của Satế.
Cải cách thủ tục hành chính.  Ảnh minh họa của Satế.

Trước đó (8/2014) một khảo sát tương tự tại 3 tỉnh Phú Thọ, Thanh Hóa và Bình Định đã cho kết quả bất ngờ.

Theo đó, trên 80% số người dân được điều tra đều cho rằng họ hài lòng và… rất hài lòng đối với các dịch vụ công hiện nay. 

Liệu kết quả khảo sát trên có đáng tin cậy, trong khi thực tế cho thấy, việc thực hiện các dịch vụ hành chính công ở nước ta còn tồn tại không ít bất cập?

“Dư luận bất bình về một phận cán bộ,

Phiếu điều tra gồm 6 nhóm tương đương với 6 dịch vụ hành chính công, được thực hiện tại 108 đơn vị hành chính cấp xã và 36 huyện trên 10 tỉnh, thành: Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Đà Nẵng, TP.HCM, Tây Ninh, Cà Mau.

Riêng 3 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng sẽ khảo sát tại 15 huyện, 15 xã. Bảy tỉnh còn lại sẽ khảo sát ở 3 huyện, 9 xã

công chức, viên chức có hành vi vòi vĩnh, nhũng nhiễu, quan cách, hách dịch, xa dân gần quan, lệch chuẩn văn hóa khi giao tiếp với dân…”, Đại biểu Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa- Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nêu quan điểm tại phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII hôm 13/6.

Mặt khác, một số khảo sát trước đó cũng chỉ rõ, ngay bản thân “người trong cuộc” cũng thừa nhận quá trình điều tra còn nhiều bất cập.

“Không ít người trả lời có trình độ học vấn thấp, khó trả lời chính xác hết nội dung bảng hỏi. Đặc biệt, việc trả lời phỏng vấn của người dân còn được trả thù lao, dẫn đến có sự nghi ngờ về độ xác thực của câu trả lời. 

Không những thế, tại Phú Thọ, 46% số người được phỏng vấn thừa nhận là... người thân quen của công chức…", (Báo Lao động hôm 21/8/2014).

“Chấm điểm dịch vụ hành chính công không phải chuyện dễ”

PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội (Viện Xã hội học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) hôm 29/7 cho rằng, độ tin cậy của đợt khảo sát này phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

“Việc phân nhóm đối tượng khảo sát thực hiện như thế nào? công cụ thu thập

Đo mức dân hài lòng với cán bộ, khác gì đo biển nông, sâu? ảnh 2

500 cán bộ thủ đô "hành" là chính, còn giấu tên là còn bao che!

thông tin được soạn thảo ra sao? Việc xây dựng các chỉ báo? Những chỉ báo đó phản ánh điều gì? Quy trình thực hiện thu thập thông tin có đảm bảo khách quan không?

Các khái niệm trong quá trình khảo sát có được làm rõ không?

Thực tế đã cho thấy, có những trường hợp, người thực hiện khảo sát và người được khảo sát, không cùng một cách hiểu. Điều này dễ dẫn tới kết quả, chất lượng khảo sát không sát thực tế…

PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội - Viện Xã hội học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Ảnh: Báo Infonet)
PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội - Viện Xã hội học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Ảnh: Báo Infonet)

Do đó, tính thuyết phục, xác thực của khảo sát còn phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm... của người được giao nhiệm vụ”, PGS.TS Trịnh Hòa Bình phân tích.

Cũng theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình, cần tổ chức hội thảo khoa học, với sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia...nhằm  đảm bảo tính thuyết phục khi thực hiện khảo sát.

“Không loại trừ trường hợp người ta thực hiện khảo sát theo “khẩu vị” của mình. Tuy nhiên, chấm điểm dịch vụ hành chính công không phải chuyện dễ. Nếu làm không tốt sẽ rất bất ổn.

Do đó cần thiết phải có một hội thảo khoa học để đánh giá các vấn đề sẽ thực hiện khảo sát”, PGS.TS Trịnh Hòa Bình lưu ý.

Thay đổi căn bản dịch vụ hành chính công là điều không dễ dàng

PGS.TS Đặng Ngọc Dinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng nhận định, việc thực hiện khảo sát, lắng nghe ý kiến của nhân dân về dịch vụ hành chính công là điều cần thiết . 

“Qua một số khảo sát trước đó cho thấy, người dân rất công bằng khi họ đánh giá, cũng như nhìn nhận sự thay đổi tích cực của nền hành chính ở nước ta.

PGS.TS Đặng Ngọc Dinh cũng đưa ra nhận định, việc thay đổi căn bản dịch vụ hành chính công ở nước ta hiện nay là điều không dễ dàng.

"Nhiều nước trên thế giới, vị trí trong xã hội của người có quyền lực đều do người dân tự quyết định thông qua việc bầu cử, úng cử. Do vậy, người ta rất ngại sự đánh giá của người dân.  

Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng, làm thay đổi thể chế hành chính.

PGS.TS Đặng Ngọc Dinh. Ảnh: (Tá Lâm/Vietnamnet)
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh. Ảnh: (Tá Lâm/Vietnamnet)

Trong khi đó, ở Việt Nam, việc bổ nhiệm, đề bạt…là do cấp trên quyết định. Do vậy, tại các cơ quan công quyền người ta ngại nhất là việc cấp cấp trên đánh giá họ, chứ họ không ngại cách đánh giá của nhân dân… 

Từ đó có thể thấy, những vấn đề liên quan đến việc tổ chức, vận hành nền hành chính hiện đại (giải trình, phúc đáp…) vẫn còn là thách thức không nhỏ. Vấn đề này không dễ thay đổi trong thời gian ngắn”, PGS.TS Đặng Ngọc Dinh nêu quan điểm.

QUỐC TOẢN