Sau quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thể hiện ở Thông tư 39/2016/TT-NHNN về khoản vay thấu chi:
“…khách hàng chỉ được sử dụng số tiền thấu chi để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán theo quy định tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP, Thông tư số 46/2014/TT-NHNN…
Mà không được sử dụng hạn mức thấu chi dưới hình thức rút tiền mặt thông qua thẻ ghi nợ”.
Chờ đợi rút tiền vì nhiều người phải chuyển tiền qua một tài khoản khác rồi mới rút (Ảnh tác giả) |
Phải đến hơn 90% giáo viên các trường học đều đồng loạt tới ngân hàng Agribank để mở thêm một tài khoản nữa.
Lý do, dùng tài khoản có mức vay thấy chi chuyển tiền qua tài khoản mới mở để rút tiền mặt ra sử dụng.
Nhiều thầy cô buộc phải làm thế, vì tài khoản cũ phần đông cũng đang ở mức âm nên không thể thực hiện việc rút tiền bình thường được.
Khốn khổ chờ đợi để rút tiền
Nếu như trước đây, mỗi lần muốn rút tiền, chúng ta chỉ việc bỏ thẻ vào thao tác vài phút là xong thì bây giờ thời gian ấy phải nhân gấp 2 lần.
Trước là bỏ thẻ có thấu chi vào máy, thao tác việc chuyển tiền qua thẻ mới. Sau đó, bỏ thẻ mới vào thực hiện việc rút tiền.
Quan sát hàng chục người đến quầy ATM gần như ai cũng phải thực hiện cùng lúc 2 thao tác như trên.
Nợ ngân hàng và cái vòng luẩn quẩn của giáo viên |
Đi rút tiền ATM vốn đã mệt vì người đông, máy ít, nay càng mệt mỏi hơn vì mất thêm một công đoạn thao tác nữa.
Không ít thầy cô giáo than phiền cái thủ tục nhiêu khê hành người như thế. Có người thắc mắc “Ngân hàng họ làm thế để làm gì?”
Nhiều câu hỏi thắc mắc chưa được trả lời:
Quy định thấu chi âm khi mua hàng vẫn được thanh toán, nhưng sao rút tiền mặt lại không được? Điều này, có gì khác nhau?
Người hiểu hơn lại cho rằng “Phải chăng, ngân hàng sẽ hưởng lợi đơn lợi kép khi ra quy định này?”.
Ngân hàng lợi đơn lợi kép
Giáo viên vay thấu chi không ngoài mục đích để phòng khi tiền lương sử dụng không đủ trong tháng.
Có khoản thấu chi ấy, thầy cô đỡ phải vay nóng bên ngoài.
Bởi trong trường, người này hết tiền người kia cũng chẳng còn nhiều nên đồng nghiệp đỡ đần nhau dù muốn cũng vô cùng khó khăn.
Còn nhớ nhiều năm trước đây, khi ngân hàng chưa cho vay thấu chi, mỗi khi hết tiền xài, chúng tôi buộc phải ra ngoài vay nợ.
Lãi suất vay nợ được tính nếu vay 1 triệu đồng, một tháng trả 60 đến 100 ngàn đồng “đã ưu ái cho thầy cô rồi đấy”.
Có thấu chi, nhiều nhà giáo như “chết đuối vớ được cọc”, dù vẫn phải trả tiền lời nhưng lời ít và vô cùng tiện ích.
Bởi, bất kể khi nào cần cũng có thể vay bằng việc thấu chi.
Thế nên trước việc ngân hàng khóa hạn mức thấu chi với tài khoản âm, buộc giáo viên phải ào ào đi mở thêm một tài khoản nữa.
Tiền phí mở tài khoản 100 ngàn đồng. Khi thực hiện giao dịch rút tiền hiện nay, giáo viên phải chịu 2 lần phí (một phí chuyển tiền và một phí rút tiền).
Nhiều người cứ thắc mắc “Ngân hàng cho vay thấu chi cũng lấy lời nhưng sao lại ra quy định chỉ “chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán” mà không cho rút tiền mặt khi tài khoản âm?
Quy định này đã buộc người vay phải qua vài công đoạn mới có thể rút được tiền mình vay.
Phải chăng làm thế, để ngân hàng thu thêm được nhiều khoản tiền phí?