Những phẩm chất và bản lĩnh mà nhà lãnh đạo đích thực cần có

30/10/2016 08:19
PGS.Nguyễn Lê Ninh
(GDVN) - Người lãnh đạo phải có bản lĩnh đi trước, lường trước những vấn đề có thể xảy ra trước khi những vấn đề này trở thành hiện tượng phổ biến.

LTS: Người lãnh đạo có vai trò quan trọng, là người đại diện, là linh hồn của tổ chức và là người dẫn dắt tổ chức đi đến thành công. 

Mọi việc ổn định hay rắc rối, đoàn kết hay mâu thuẫn, thành công hay thất bại đều do việc lựa chọn, sắp xếp và bố trí con người có thích hợp hay không và có đúng năng lực, sở trường chuyên môn của họ hay không.
 
Nhận thấy tầm quan trọng của người lãnh đạo, hôm nay, trong bài viết này, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh có vài góp ý về những phẩm chất mà người lãnh đạo đích thực cần có.
 
Bài viết thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận riêng của tác giả. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

 
Thứ nhất, phẩm chất cần đòi hỏi ở cán bộ lãnh đạo:
 
Cán bộ lãnh đạo phải là nhân tài vượt trội, phải là người đạt các phẩm chất tốt, đặc biệt họ phải là “văn nhân trong võ tướng” đồng thời “võ tướng trong thương nhân”.
 
Cụ thể hơn, nhà lãnh đạo đích thực phải làm chủ những bản lĩnh sau:
 
- Có lòng tự trọng, tự giác trách nhiệm.
 
- Cần có người theo mình vì không có ai theo thì lãnh đạo ai?

Những phẩm chất và bản lĩnh mà nhà lãnh đạo đích thực cần có ảnh 1
Những bản lĩnh mà nhà lãnh đạo đích thực cần có (Ảnh: Báo Đầu tư)

- Một nhà lãnh đạo đích thực không nhất thiết phải đạt tiêu chuẩn được quần chúng yêu mến hoặc khâm phục lên hàng đầu mà điều quan trọng là thành quả của nhà lãnh đạo mang lại cho doanh nghiệp và người lao động.

- Người lãnh đạo làm gì cũng phải rõ ràng, phân minh.

- Người lãnh đạo không được đố kị, tư túi, háo danh và hám tiền.
 
-  Người lãnh đạo không nên ngại sức ép của công việc và ngay cả với các đồng sự.

- Người lãnh đạo cần phải đắm mình vào sự nghiệp.

- Người lãnh đạo phải có bản lĩnh đi trước, lường trước những vấn đề có thể xảy ra trước khi những vấn đề này trở thành hiện tượng phổ biến.

Đó chính là khả năng dự cảm, khả năng dự báo sự phát triển của sự vật…
 
Thứ hai, quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý:
 
Người quản lý là người lãnh đạo doanh nghiệp, là người có nghĩa vụ coi trọng tính nhân bản, thương yêu người lao động.
 
Ngược lại, người lao động phải tôn trọng kỷ cương lao động mà doanh nghiệp quy định và làm việc với tinh thần tự giác vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Làm ngược lại với những đạo lý trên là không nên.

Những phẩm chất và bản lĩnh mà nhà lãnh đạo đích thực cần có ảnh 2

Phận người trong manh chiếu và câu chuyện thờ ơ, vô cảm!

(GDVN) - Sự vô cảm của lãnh đạo bệnh viện này đã khiến bệnh viện trở thành nơi bòn rút những đồng tiền cuối cùng của người nghèo.

Đối với người lao động, họ không chỉ cần tiền để tồn tại.

Họ cũng là con người, có lòng tự trọng. Họ cần cả thể diện cá nhân.
 
Vì thế, muốn lãnh đạo tốt quần chúng, người lãnh đạo phải làm gương.

Phải sống trong sạch, đàng hoàng và chân thành với mọi người trong doanh nghiệp.
 
Xét đến đối tượng “người bị quản lý” thì người lãnh đạo cũng nên quan tâm tới một khía cạnh không thể bỏ qua là tâm lý lứa tuổi của con người nói chung và người lao động nói riêng.
 
Theo một số nhà nghiên cứu về tâm lý người lao động cho thấy:
 
Ở lứa tuổi từ 20 ~ 25:

Ở lứa tuổi này, đa số cho thấy, thu nhập là vấn đề không thể không quan tâm nhưng chưa phải là tiêu chuẩn “cân đo” hàng đầu của họ đối với nơi họ đến xin việc.
 
Ngoài việc quan tâm tới vấn đề thu nhập ra, người lao động ở lứa tuổi này còn rất quan tâm tới khả năng tiến thủ, tới vấn đề có được tiếp tục học thêm, học lên nữa trong tương lai hay không.
 
Tất nhiên, tâm lý này phát sinh ở những người lao động trẻ, có được chút vốn kiến thức sống và kiến thức nghề nghiệp. Họ là những người đã được đào tạo ở cấp độ nào đó về nghề nghiệp hoặc đã tốt nghiệp phổ thông trung học.
 
Còn đối với với những người học vấn thấp thì tâm lý lao động của họ đơn giản hơn.
 
Ở lứa tuổi 25 ~ 35:
 
So với lứa tuổi trẻ hơn, ở họ đã phát sinh một dạng tâm lý mới: Họ đã tự cảm nhận được trách nhiệm của họ đối với sự nghiệp của bản thân, gia đình và nơi họ làm qua gần chục năm gắn bó với công việc, với đồng nghiệp.
 
Do thời gian gắn bó với thực tiễn sản xuất cũng khá lâu, họ đã có lòng yêu nghề và manh nha trong suy nghĩ về sự gắn bó với nghề nghiệp nếu không bị đối xử không công bằng, ít ra là được tôn trọng.
 
Từ đó nảy sinh tâm lý muốn đóng góp, muốn cống hiến, ý thức được trách nhiệm và đã có tâm lý tự hào về loại sản phẩm mà họ góp công sức làm ra cho đời.

Thậm chí, một số còn chấp nhận cả thử thách để tự khẳng định mình giữa đồng nghiệp.
 
Ở lứa tuổi này, nếu biết khéo léo trong điều hành, nhà lãnh đạo có thể khai thác tiềm năng của người lao động một cách có hiệu quả.
 
Ở lứa tuổi 35 ~ 45:
 
Đã ở vào lứa tuổi trung niên, đa số đã có gia đình riêng, họ bắt đầu có tâm lý mong được doanh nghiệp khẳng định cống hiến của họ; họ mong có vị trí, muốn được để ý cất nhắc, ít ra là đối với bậc nghề và được bố trí vào vị trí phù hợp khả năng của họ.

Những phẩm chất và bản lĩnh mà nhà lãnh đạo đích thực cần có ảnh 3

Thế nào là một Hiệu trưởng tốt?

(GDVN) - Một năng lực quan trọng của Hiệu trưởng phải là khả năng đánh giá đúng người khác và khả năng thu phục nhân tâm.

Ở lứa tuổi này, nếu được doanh nghiệp nhìn nhận và đánh giá đúng, họ có nhiệt tình làm việc rất cao.

Người lãnh đạo nắm được tâm lý này sẽ có thể tạo ra những thay đổi có lợi cho doanh nghiệp.

Điều đó cũng thể hiện bản lĩnh về “thuật dùng người” của nhà quản lý.
 
Ở lứa tuổi 45 ~ 55:

Với lứa tuổi này, gia đình đã trở thành yếu tố chi phối tới đời sống của mỗi người. Họ cần nhiều tiền hơn để trang trải cho cuộc sống, họ quan tâm nhiều hơn tới những yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề ổn định cuộc sống bản thân và gia đình.
 
Tâm lý muốn được đánh giá về sự cống hiến của họ vẫn còn đó nhưng đồng thời một khuynh hướng mới hình thành đối với tâm lý của họ trong khi tham gia lao động là họ ưa sự an toàn và ngại mạo hiểm.
 
Mặt khác, trong một phạm vi nào đó, trong con người của họ ở lứa tuổi này đã có thể đã xuất hiện khả năng tư vấn.

PGS.Nguyễn Lê Ninh