Thiếu tướng Lê Văn Cương: quyền lực không được giám sát, chắc chắn sẽ bị tha hóa

20/08/2017 07:08
QUỐC TOẢN
(GDVN) - Với tư cách là một công dân, đảng viên, tôi thấy rõ quyết tâm chính trị rất cao của Đảng mà trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư...

Hàng loạt cán bộ cấp cao, nguyên cán bộ cấp cao (ông Vũ Huy Hoàng, Võ Kim Cự, Nguyễn Minh Quang…) bị kỷ luật nặng, có cả những trường hợp bị xóa chức vụ từng đảm nhận trong quá khứ vì vi phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý.

Phải truy xét sự việc đến cùng

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) đánh giá cao quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước trong việc xử lý nghiêm vi phạm của các cán bộ, nguyên cán bộ cấp cao, thời gian vừa qua.

“Với tư cách là một công dân, đảng viên, tôi cho rằng, việc Trung ương chỉ đạo, xử lý nghiêm cán bộ, nguyên cán bộ cấp cao vi phạm nghiêm trọng trong quá trình quản lý, điều hành cho thấy quyết tâm chính trị rất cao của Đảng mà trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư trong việc chống tiêu cực nói chung liên quan tới công tác cán bộ.

Đây là việc làm tích cực. Cá nhân tôi hoàn toàn đồng tình, ủng hộ.

Mặt khác, việc xử lý nghiêm cán bộ vi phạm càng củng cố thêm lòng tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. 

Tôi hy vọng cuộc đấu tranh chống tiêu cực, suy thoái trong công tác cán bộ sẽ được thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong thời gian tới”.

Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an. Ảnh đăng trên Báo Tuổi trẻ.
Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an. Ảnh đăng trên Báo Tuổi trẻ.

Đánh giá chung về việc cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm của cán bộ, Tướng Cương cho rằng, những hình thức kỷ luật đã ban hành có tính nghiêm minh, nhưng chưa đủ.

“Tôi nghĩ chúng ta cần có một cuộc tổng kiểm tra, rà soát, với sự tham gia của Ủy ban Kiểm tra của Đảng, Ban bảo vệ chính trị nội bộ, Thanh tra, lực lượng Công an để soi xét lại toàn bộ hồ sơ về những hành vi của ông Võ Kim Cự, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Minh Quang…, xem có hành vi nào vi phạm trong 263 điều định tội mà Bộ luật Hình sự quy định hay không?

Nếu những người này vi phạm một trong các điều nói trên thì dứt khoát phải xử lý.

Chúng ta phải làm rõ và đi đến cùng sự việc đến cùng”, Tướng Cương đề nghị.

Trong số cán bộ, nguyên cán bộ vừa bị thi hành kỷ luật,

Thiếu tướng Lê Văn Cương: quyền lực không được giám sát, chắc chắn sẽ bị tha hóa ảnh 2

Ông Võ Kim Cự thôi là Đại biểu Quốc hội, ông Đinh La Thăng chuyển sinh hoạt!

có trường hợp ông Võ Kim Cự bị xóa tư cách nguyên phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005-2010 và nguyên chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2010-2015.

Tuy nhiên, hiện tại vị này vẫn đang đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Theo Tướng Lê Văn Cương, đối với những người có vi phạm trong quá khứ và bị xóa hết chức vụ, nhưng vẫn đang đảm nhiệm chức vụ khác ở thời điểm hiện tại, thì cần phải loại bỏ ngay người đó.

“Tôi cho rằng, ông Cự với những vi phạm trước đó hoàn toàn không nên ngồi ở vị trí này.

Để cán bộ từng vi phạm nghiêm trọng nhưng vẫn được ngồi ở vị trí khác thì người dân không yên tâm. 

Trước đó, ông Cự còn có đơn xin thôi làm Đại biểu Quốc hội vì lý do sức khỏe, thì làm sao ông ấy đủ sức để làm Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã nữa.

Điều này là hết sức vô lý”, Tướng Cương nhận xét.

Luật sư Trần Quốc Thuận. Ảnh nhân vật cung cấp.
Luật sư Trần Quốc Thuận. Ảnh nhân vật cung cấp.

Đồng quan điểm trên, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phân tích thêm.

“Trường hợp nếu cán bộ bị xóa chức vụ trong quá khứ nhưng họ vẫn đương nhiệm ở một vị trí khác, cũng cần phải xem xét xử lý. 

Theo tôi, những cán bộ đã vi phạm đến mức xóa chức vụ trong quá khứ thì họ không còn xứng đáng để đảm nhiệm bất cứ một cương vị nào nữa trong thời điểm hiện tại. 

Có người giải thích rằng, cán bộ bị xóa chức trong quá khứ không ảnh hưởng tới chức vụ họ đang đảm nhiệm. Điều này hoàn toàn không đúng. 

Nếu xóa chức vụ trong quá khứ của cán bộ từng vi phạm thì chức vụ họ đang đảm nhiệm không còn giá trị về mặt pháp lý nữa.

Bởi lẽ, chức vụ trong quá khứ của cán bộ là tiền đề, bàn đạp để họ được đề bạt lên chức vụ mới, có thể cao hơn chức vụ cũ.

Do đó, đã xóa chức vụ trong quá khứ thì chức vụ hiện tại không còn giá trị.

Cụ thể, ông Võ Kim Cự, nguyên phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005-2010 và nguyên chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2010-2015, vừa bị phát hiện vi phạm và bị xóa các chức vụ nói trên, nhưng vị này sau đó được đề bạt lên chức vụ mới.

Vấn đề đặt ra là, chúng ta làm sai thì phải sửa sai. 

Dù ông Cự chưa có, hoặc chưa phát hiện vi phạm từ khi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, nhưng hoàn toàn có thể xử lý ông này thời điểm hiện tại bằng cách, không cho ông Cự giữ chức vụ Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nữa.

Xét về lý và tình, ông Cự không còn xứng đáng ở cương vị đó nữa”, Luật sư Trần Quốc Thuận phân tích.

Ông Trần Quốc Thuận cũng cho rằng, bên cạnh việc kỷ

Thiếu tướng Lê Văn Cương: quyền lực không được giám sát, chắc chắn sẽ bị tha hóa ảnh 4

Xóa tư cách nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh với ông Võ Kim Cự

luật cán bộ, nếu những sai phạm của ông Cự và các cán bộ khác có liên quan tới vấn đề hình sự, vẫn còn thời hiệu xử lý, thì cơ quan có thẩm quyền cần xem xét, điều tra làm rõ.

Tuy nhiên, điều mà nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quan tâm chính là hậu quả của những mệnh lệnh hành chính của những người từng giữ chức vụ nhưng đã bị xóa, sẽ được giải quyết ra sao.

“Tôi đã nhiều lần đặt suy nghĩ rằng, nếu như cơ quan có thẩm quyền xóa chức vụ của người không còn chức vụ trong quá khứ, nhưng vị này đã ký nhiều văn bản, chủ trì nhiều cuộc họp, ra nhiều mệnh lệnh hành chính bằng giấy, bằng miệng, thì những chỉ đạo điều hành trước đó có bị vô hiệu khi người đó bị xóa chức trong quá khứ hay không?

Và nếu những quyết định hành chính đó bị vô hiệu thì việc xử lý những hậu quả đó như thế nào?

Tôi nghĩ đây là điều cần cơ quan có thẩm quyền quan tâm, giải quyết”, ông Thuận băn khoăn.

Tăng cường công tác giám sát cán bộ

Theo Tướng Lê Văn Cương, xung quanh câu chuyện nhiều cán bộ, nguyên cán bộ cấp cao có vi phạm vừa bị xử lý kỷ luật cho thấy, hệ thống giám sát quyền lực của chúng ta rất sơ hở nếu không muốn nói là yếu kém.

“Việc cán bộ vi phạm trong thời gian dài, nhưng cơ quan có thẩm quyền không phát hiện ra, thậm chí người đó vẫn được đề bạt lên chức vụ cao hơn, có thể do người ta yếu kém về năng lực về quản lý, kiểm tra giám sát thời điểm trước đó.

Cũng không loại trừ có lợi ích nhóm chia phối trong việc đề bạt, bổ nhiệm, bao che cán bộ vi phạm.

Xung quanh câu chuyện này, cá nhân tôi cho rằng, nếu quyền lực không được giám sát chặt chẽ, chắc chắn nó sẽ bị tha hóa.

Chúng ta giao quyền lực cho cán bộ 100% nhưng giám sát quyền lực chỉ được 10% thì chắc chắn quyền lực sẽ bị tha hóa. Đó là nguyên tắc có tính khoa học”, Tướng Cương nhận định.

Hàng loạt cán bộ, nguyên cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật vì có vi phạm nghiêm trọng trong quá trình quản lý. Ảnh đăng trên Báo Tuổi trẻ.
Hàng loạt cán bộ, nguyên cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật vì có vi phạm nghiêm trọng trong quá trình quản lý. Ảnh đăng trên Báo Tuổi trẻ.

Trong khi đó, ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, những vi phạm của cán bộ, nguyên cán bộ cấp cao diễn ra nhiều năm nhưng đến nay mới bị phát hiện, ngoài trách nhiệm cá nhân, còn có trách nhiệm của tập thể.

“Trách nhiệm trước tiên thuộc về cơ quan trực tiếp quản lý, giám sát trực tiếp cán bộ...

Nhưng điều khiến tôi băn khoăn là, tại sao hằng năm chúng ta vẫn thanh tra, kiểm tra nhưng không phát hiện được vi phạm của cán bộ? 

Nhưng một khi đã phát hiện vi phạm thì phải xử lý nghiêm minh, triệt để. 

Để tránh những trường hợp phải xử lý cán bộ vi phạm như vừa qua, cơ quan có thẩm quyền phải làm hết trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, giám sát cán bộ.

Nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên đối với cán bộ giữ chức vụ, để làm rõ vi phạm, xác định rõ trách nhiệm ngay thời điểm phát hiện sai phạm (nếu có)", Luật sư Trần Quốc Thuận đề nghị.

QUỐC TOẢN