Tư duy, nhận thức của một số cán bộ, công chức "ô nhiễm" đến mức đáng sợ

31/10/2017 09:41
Trinh Phúc
(GDVN) - “Cống nước ở Quán Thánh dĩ nhiên là ô nhiễm nhưng không đáng sợ bằng sự ô nhiễm tư duy, nhận thức trong một số cán bộ, công chức hiện nay".

Ngày 30/10, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14 tiến hành thảo luận về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nhân đoàn Bình Dương cho rằng:

“Dù đang rất nỗ lực, nhưng tôi cho rằng cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước vẫn chưa đạt mục tiêu, chưa đáp ứng được hy vọng của nhân dân.

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nhân đoàn Bình Dương (ảnh quochoi.vn).
Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nhân đoàn Bình Dương (ảnh quochoi.vn).

Điều kiện tiến hành cải cách là không thiếu khi chủ trương có, quyết tâm chính trị có, nền tảng pháp lý cũng có nhưng bộ máy vẫn tiếp tục cồng kềnh, biên chế ngày càng phình to, ngân sách nuôi nó đã vượt ngưỡng giới hạn”.

Từ sau vụ việc quán cà phê Xin chào, tôi nghĩ đã khép lại tất cả những gì được coi là sự bất cập về tắc trách, quan liêu, trì trệ và vô cảm của các cơ quan quản lý nhà nước địa phương.

Phải đến khi đích thân người đứng đầu Chính phủ, người lẽ ra chỉ làm chính sách và quyết định những vấn đề trọng đại quốc gia nhưng phải ra tay chỉ đạo thì vụ việc mới được giải quyết.

Câu chuyện cái cống nước ở 146 Quán Thánh kéo cả các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương vào cuộc giống như một gáo nước tạt thẳng vào những người có trách nhiệm đang cố gắng xây dựng một nền hành chính hiện đại vì dân phục vụ.

Cống nước ở Quán Thánh dĩ nhiên là ô nhiễm nhưng không đáng sợ bằng sự ô nhiễm tư duy, nhận thức đã len lỏi trong một số cán bộ công chức hiện nay.

Tư duy, nhận thức của một số cán bộ, công chức "ô nhiễm" đến mức đáng sợ ảnh 2Chủ tịch thị trấn Tân Túc có thách thức dư luận và Thủ tướng?

Chúng ta tán dương hay thương cảm khi hình ảnh một vị Phó Chủ tịch quận phải thân chinh khắp các nẻo đường chỉ để dọn dẹp lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè?

Hình ảnh cụ già gần 80 tuổi cùng các cháu giành giật chiếc xe bán cá viên chiên từ tay đoàn kiểm tra liên ngành mới thấy hết sự bất lực trong quản lý kỷ cương và vô trách nhiệm của chính quyền cơ sở.

Lòng lề đường vỉa hè là vô tri vô giác, nhưng việc sử dụng trái phép triền miên như sự thách thức sự trì trệ của thể chế vốn được cho là đã đổi mới và hoàn thiện...

Việc cải cách bộ máy hành chính nhà nước tưởng dễ, hóa ra lại quá khó.

Cái khó ở đây chủ yếu là lòng người.

Nếu lợi ích cục bộ và lợi ích nhóm vẫn còn quá lớn, lấn át cả nhận thức, tư duy thì cũ kỹ lạc hậu, cần thiết phải có một bàn tay sắt đủ cứng rắn như Đảng đã và đang làm trong phòng, chống tham nhũng hiện nay.

Chỉ khi nào chúng ta coi việc tăng biên chế, phình bộ máy là một dạng tham nhũng thì đến lúc đó chúng ta mới có đủ quyết tâm xử lý và thực hiện hiệu quả công cuộc này.

Các bất cập, hạn chế chỉ rõ chúng ta phải sửa chữa ngôi nhà dột từ nóc. Quá trình để một ấu trùng hóa bướm phải trải qua nhiều giai đoạn rất đau đớn.

Trong công cuộc cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước dù phải lấy đá ghè chân chính mình thì chúng ta cũng phải làm vì đã đến lúc người dân không thể mãi đóng thuế để cõng cả một bộ máy hành chính cồng kềnh nhưng kém hiệu quả”.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đoàn Cà Mau (ảnh quochoi.vn).
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đoàn Cà Mau (ảnh quochoi.vn).

Nói về nguyên nhân dẫn đến bộ máy cồng cồng, kém hiệu quả, đại biểu Lê Thanh Vân đoàn Cà Mau cho rằng

Về "bắt  bệnh", có 2 nguyên nhân căn bản, gốc rễ. Đó là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước thời gian qua chưa thực hiện đúng nguyên lý là kiểm soát quyền lực và phân công quyền lực, đây là gốc rễ của mọi vấn đề.

Trong khi đó, chúng ta nhấn mạnh đến phối hợp và từ đây phối hợp đẻ ra một loạt cơ chế trung gian, ban chỉ đạo và đùn đẩy trách nhiệm khi có sự việc.

Nguyên nhân thứ hai, theo ông Lê Thanh Vân là Quốc hội phân công quyền lực chủ yếu là các thiết chế quyền lực ở Trung ương và giao nhiệm vụ cơ bản, trong khi đó không kiểm soát được sự kết hợp giữa ngân sách và biên chế.

Tư duy, nhận thức của một số cán bộ, công chức "ô nhiễm" đến mức đáng sợ ảnh 4Biên chế không giảm mà phình ra sau chủ trương tinh giản

Phân tích sâu hơn, đại biểu Lê Thanh Vân nói:

“Quốc hội thì kiểm soát ngân sách trong khi đó biên chế do Chính phủ quyết định;

Còn Uỷ  ban Thường vụ Quốc hội được uỷ quyền lập pháp thì chủ yếu phân bổ chỉ tiêu biên chế cho cơ quan tư pháp và kiểm toán nhà nước.

Cho nên cân đối nguồn lực giữa ngân sách và bộ máy luôn luôn thâm hụt, hàng năm thường phải điều chỉnh.

Thực tế chúng ta không đong đếm được số lượng và càng không đong đếm được chất lượng cán bộ.

Vì vậy có tình trạng cán bộ thì đông nhưng chất lượng thì kém, đặc biệt đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý còn yếu trong tuyển chọn.

Do đó, thời gian qua có cả những phát ngôn gây sốc trong dư luận với những câu kỳ quặc.

Cán bộ lãnh đạo một số nơi và trong nhiều trường hợp không ngang tầm, xưa kia chọn quan lại là chọn những người tinh thông thiên địa, thấu tỏ nhân tâm, có như vậy mới dẫn dắt được muôn dân, dẫn dắt tập thể, tạo cảm hứng cho tập thể đi theo".

Trinh Phúc