10 loại thực phẩm nên tuyệt đối tránh đối với bệnh nhân tiểu đường

15/11/2014 09:00
Phạm Ngà
(GDVN) - 10 loại thực phẩm được liệt kê dưới đây chính là những “kẻ hủy diệt” tồi tệ nhất đối với căn bệnh tiểu đường mà bạn cần tránh xa.

Nếu bạn gặp vấn đề với bệnh tiểu đường loại 2, hãy phân định rõ ràng những  loại thực phẩm có thể biến lượng đường trong máu tăng lên hoặc làm tăng nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

10 loại thực phẩm được liệt kê dưới đây chính là những “kẻ hủy diệt” tồi tệ nhất đối với căn bệnh tiểu đường mà bạn cần tránh xa.

Kẹo

Mặc chứa hàm lượng đường cao nhưng các loại kẹo, bánh, si rô, nước ngọt lại chứa giá trị dinh dưỡng rất thấp. 

Chúng cũng góp một phần đáng kể khiến đường trong máu tăng cao và là tác nhân gây tăng cân, cả hai đều có thể làm trầm trọng thêm biến chứng bệnh tiểu đường.

Hãy tìm hiểu để đáp ứng nhu cầu của bạn bằng cách ăn các loại thực phẩm chứa carbohydrates chất lượng cao như trái cây tươi.

Táo, lê, nho, cam,…đều có vị ngọt, hương vị thơm ngon và chứa rất nhiều chất xơ - giúp làm chậm quá trình hấp thu glucose. Đây là lựa chọn rất tốt để kiểm soát lượng đường trong máu.

Khi ăn trái cây, hãy ăn kèm chúng với một loại thực phẩm chứa protein, chẳng hạn như  pho mát, sữa chua không béo, hoặc số ít các loại hạt, để tiếp tục giảm tác động đến lượng đường trong máu của bạn. 

Nước ép trái cây

Trong khi hầu hết trái cây giàu chất xơ là lựa chọn lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường, thì nước ép của chúng lại có tác dụng ngược lại.

Nước ép có thể cung cấp hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn soda và đồ uống có đường khác, nhưng chúng có chứa rất nhiều các loại đường trái cây, và do đó là nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu.

Hãy bỏ qua những ly nước ép trái cây chứa nhiều đường, thay vào đó nên ăn quả với lượng chất xơ cao sẽ giúp bạn duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh và giúp giảm cân. 

Nho khô

Ăn nho khô hoặc trái cây sấy khô khác có thể là một lựa chọn tốt hơn so với  ăn bánh kẹo, nhưng nó vẫn sẽ làm lượng đường trong máu của bạn tăng vọt.

Lí do bởi, trong quá trình sấy khô, các loại hoa quả bị mất nước, đường trái cây tự nhiên sẽ tập trung lại. Khi chúng được nhanh chóng hấp thụ vào cơ thể, chúng sẽ gây ra hàm lượng đường trong máu quá cao.

Một lần nữa, lời khuyên được đưa ra là lựa chọn toàn bộ trái cây tươi như bưởi, dưa đỏ, dâu tây, và đào.

Bánh rán và si rô

Một đĩa bánh rán kèm với với nước si rô là một trong những sự lựa chọn tồi tệ nhất cho người bị tiểu đường.

Hầu hết bánh có cỡ lớn và được làm bằng bột mì trắng, do đó chỉ cần ăn 3 chiếc bánh rán là tương đương với bảy lát bánh mì trắng.

Ngoài ra, lớp trên bề mặt bánh làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Lượng bơ được nạp vào cơ thể với chất béo bão hòa gây tắc nghẽn động mạch.

Tình trạng quá tải tinh bột và đường sẽ khiến đường trong máu của bạn tăng lên bất ngờ và dẫn tới tình trạng khủng hoảng.

Hãy bỏ qua bánh rán cùng si rô, lựa chọn một chế độ ăn Low –card giàu protein với trứng ốp la nhồi với rau xanh.

Khoai tây chiên

Chứa quá nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào có thể dẫn đến tăng cân và tàn phá lượng đường trong máu của bạn.

Khoai tây chiên, bánh rán là sự lựa chọn đặc biệt có hại cho bệnh nhân tiểu đường bởi chúng chứa các thành phần tinh bột cùng chất béo, có thể gây ra lượng đường trong máu tăng vọt.

Thực phẩm chiên chứa lượng dầu mỡ khổng lồ, như gà chiên và nhiều món khai vị chiên sẽ tăng thêm lượng calo hấp thụ vào cơ thể.

Nhiều loại thực phẩm chiên cũng chứa chất béo bão hòa không lành mạnh bởi chúng đã được chiên trong dầu hydro hóa, sẽ làm tăng cholesterol xấu và nguy cơ bệnh tim.

Cho dù bạn đã có bệnh tiểu đường hoặc đang ngăn ngừa nó, tốt nhất hãy kiểm tra nhãn và tránh các loại dầu hydro hóa trong chế độ ăn uống của mình.

Bánh mì trắng

Ăn nhiều bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống trắng, và bất cứ thứ gì làm từ bột mì trắng – sẽ có hệ quả tương tự như đường khi khi cơ thể bắt đầu tiêu hóa chúng.

Giống như đường, tinh bột tinh chế can thiệp vào việc kiểm soát glucose và đặc biệt không tốt  đối với bệnh nhân tiểu đường.

Các loại ngũ cốc là lựa chọn tốt hơn bởi chúng giàu chất xơ và thường làm tăng lượng đường trong máu chậm và ổn định hơn. 

Thay vì bánh mì trắng hay bánh mì tròn cho bữa ăn sáng, hãy lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt để thưởng thức.

Trong bữa ăn trưa và ăn tối, có thể tùy chọn ngũ cốc lành mạnh như gạo nâu, lúa mạch, hạt quinoa, và bánh mì để giảm thiểu tác động đến lượng đường trong máu của bạn.

Các sản phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa trong các sản phẩm sữa sẽ có tác dụng phụ tiêu cực như nâng cao lượng cholesterol xấu (LDL) và thúc đẩy tình trạng viêm khắp cơ thể.

Đối với riêng những người có bệnh tiểu đường, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có thể gây ra một vấn đề nghiêm trọng vì chúng có gây ra tình trạng kháng insulin.

Hãy chọn loại sữa ít chất béo hay sữa gạn kem để thay thế. Ngoài ra, tốt nhất là tránh các sản phẩm từ sữa như kem, sữa chua giàu chất béo, pho mát và  kem pho mát. 

Thịt ba chỉ xông khói

Ngoài thực phẩm từ sữa nguyên béo, thịt ba chỉ cũng chứa một số lượng khổng lồ chất béo bão hòa, có thể gây viêm trong cơ thể và làm tăng mức độ cholesterol.

Nếu những người có bệnh tiểu đường đã có nguy cơ mắc bệnh tim gia tăng,  ăn các loại thịt có nhiều chất béo sẽ càng làm tăng nguy cơ hơn nữa.

Thay vì ăn thịt xông khói, bánh mì kẹp thịt, xúc xích hun khói, xúc xích, hoặc xương sườn,…hãy lựa chọn thực phẩm giàu protein nạc như gà và gà tây không da, cá và động vật có vỏ, hoặc thịt lợn nạc thăn.

Đồ ăn nhẹ và bánh ngọt

Các loại bánh có sẵn thường được chế biến cùng với đường, muối, bột mì trắng và chất bảo quản. 

Sự kết hợp nguy hiểm này sẽ làm tăng lượng đường trong máu và thúc đẩy viêm, cản trở khả năng hoạt động của insulin.

Đồ ăn nhẹ cũng thường chứa chất béo không bão hòa. Những chất béo độc hại làm tăng cholesterol và nguy cơ bệnh tim của bạn, đặc biệt nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường.

Hãy kiểm tra nhãn các loại đồ ăn cẩn thận, chọn các sản phẩm đóng gói không có chất béo bão hòa và không bao gồm bất kỳ các loại dầu hydro hóa.

Bánh quy

Bánh quy thường được xây dựng với hình ảnh lành mạnh, nhưng nhìn vào danh sách thành phần, danh tiếng thân thiện với sức khỏe của chúng dường như không xứng đáng.

Gần như tất cả các thương hiệu bánh quy được làm từ các thành phần cơ bản giống nhau: bột mì trắng (loại bột mì đã bị tách hết chất dinh dưỡng và chất xơ), men, muối, và một số loại dầu thực vật hoặc siro ngô. 

Có thể thấy món ăn phổ biến này hầu như rất ít dinh dưỡng. Bánh quy được nướng, chiên như khoai tây chiên, có thể giúp bạn tiết kiệm một ít calo, nhưng lượng bột tinh chế có thể khiến đường trong máu tăng đáng kể.

Hãy lựa chọn những loại thực phẩm thay thế tuyệt vời hơn bao gồm bánh gạo với pho mát ít chất béo, hoặc sữa chua Hy Lạp không có chất béo.

Phạm Ngà