Bị giam giữ như cầm thú
Sau khi chính thức khai tử con tàu FV Shiuh Fu No1 với những sáng kiến ngu xuẩn của mình, bọn cướp biển đã ép toàn bộ thuyền viên trên tàu lên xe và chở lên một khu rừng thuộc lãnh địa của bọn chúng. Khi nhớ lại khoảng thời giam cầm tại đây cho đến lúc được thả tự do, những thuyền viên trên tàu FV Shiuh Fu No1 vẫn chưa thôi bị ám ảnh.
Sau nhiều tháng bị giam cầm, trong điều kiện phải sống trong đói khát, bệnh tật nên thuyền viên Trần Văn Hùng sụt gần 10 kg so với trước, cơ thể mắc nhiều bệnh da liễu do 4 tháng không được tắm rửa. |
Tại đây, cướp biển không bắt con tin làm việc nhưng chúng nhốt tất cả vào một gốc cây cổ thụ, chăng thép xung quanh và có hơn chục tên ôm súng canh gác. Cả ngày lẫn đêm trong 4 tháng trời ròng rã, các thuyền viên phải ăn, ngủ, sinh hoạt ngay tại chỗ.
“Gốc cây bọn cướp biển giam chúng em chẳng khác nào cái chuồng để nuôi súc vật. Bọn em phải ăn, ngủ, nghỉ dưới một gốc cây mà không hề có cái che chắn nắng mưa. Những hôm nắng còn đỡ chứ có những hôm mưa, người ướt sũng cũng phải chấp nhận”, thuyền viên Trần Văn Hùng nhớ lại.
Không chỉ bị giam cầm một chỗ mà thời gian này, mỗi ngày, chúng cho mỗi thuyền viên một bát cơm ẩm mốc cầm hơi. Việc đi vệ sinh cũng bị chúng hạn chế, mỗi thuyền viên chỉ được đi vệ sinh vài lần mỗi ngày.
Mỗi ngày, mỗi thuyền viên chỉ được cho 3 lít nước ngọt để sử dụng trong sinh hoạt và ăn uống. Trong 4 tháng liền, các thuyền viên không hề được tắm rửa lấy một lần.
“Thời gian này vừa đói vừa khát, khổ nhất là việc đi vệ sinh và không được tắm các anh ạ! Cũng có nhiều lần bọn em phản đối nhưng chúng lại dọa giết nên không ai dám nói gì nữa”, thuyền viên Lưu Đình Hùng kể.
Mỗi ngày, mỗi thuyền viên chỉ được cho 3 lít nước ngọt để sử dụng trong sinh hoạt và ăn uống. Trong 4 tháng liền, các thuyền viên không hề được tắm rửa lấy một lần.
“Thời gian này vừa đói vừa khát, khổ nhất là việc đi vệ sinh và không được tắm các anh ạ! Cũng có nhiều lần bọn em phản đối nhưng chúng lại dọa giết nên không ai dám nói gì nữa”, thuyền viên Lưu Đình Hùng kể.
Những giọt nước mắt sung sướng của các thuyền viên khi về đến quê hương |
Do không được tắm rửa, ăn uống sinh hoạt trong điều kiện thiếu vệ sinh nên sau một thời gian bị giam giữ, người ai cũng bốc mùi. Lúc này bệnh tật bắt đầu hành hạ các thuyền viên, chủ yếu là các bệnh liên quan đến tiêu hoá và da liễu. Từ những lao động mạnh khoẻ thì giờ, sức khoẻ của các thuyền viên giảm sút nghiêm trọng. Hầu hết người nào cũng bị lở loét và bốc mùi đến khó thở. Thậm chí, một số thuyền viên do da bị bong tróc, lở loét nên dòi sống ký sinh luôn trên người.
“Thà bọn chúng đánh đập như lúc mới bị bắt hơn các anh ạ! Chứ chúng nó giam cầm kiểu đó không ai mà chịu nổi. Nhiều người do ăn uống thiếu vệ sinh bị đau bụng nhưng chúng cũng không cho đi vệ sinh. Cơ thể người nào cũng bị lở loét, bốc mùi. Nếu như không nghĩ về gia đình thì có lẽ chúng em đã quyên sinh cho đỡ khổ rồi. Sống mà như vậy còn khổ hơn chết”, thuyền viên Trần Văn Hùng giải bày.
Những cuộc tra tấn tâm lý
Giai đoạn bị giam cầm tại đây ngoài những khổ sở vì bị giam giữ như “súc vật” thì đây cũng là khoảng thời gian, các thuyền viên bị bọn cướp biển tra tấn tâm lý nặng nề nhất. Do biết con tàu FV Shiuh Fu No1 đã bị hỏng nên muốn nhanh lấy được tiền chuộc, bọn cướp biển đã lấy sinh mạng của các thuyền viên để ép chủ tàu và gia đình các con tin nhanh chuyển tiền.
Khoảng thời gian này, chúng liên tục bắt con tin gọi điện về thúc ép gia đình và chủ tàu gửi tiền cho chúng. “Chúng bắt bọn em gọi về nhà thúc ép gia đình cầu cứu phía công ty và phía chủ tàu giao tiền. Mỗi lần gọi như vậy đều có người giám sát, thuyền viên Việt Nam thì có những người phiên dịch Việt Nam sống trên đảo giám sát, các thuyền viên nước khác cũng vậy. Nếu không nói giống như chúng đã dặn thì chỉ có nhừ đòn hoặc bị gí ngay súng vào mang tai đe doạ”, thuyền viên Lưu Đình Hùng vẫn còn nhớ như in.
Khoảng thời gian này, chúng liên tục bắt con tin gọi điện về thúc ép gia đình và chủ tàu gửi tiền cho chúng. “Chúng bắt bọn em gọi về nhà thúc ép gia đình cầu cứu phía công ty và phía chủ tàu giao tiền. Mỗi lần gọi như vậy đều có người giám sát, thuyền viên Việt Nam thì có những người phiên dịch Việt Nam sống trên đảo giám sát, các thuyền viên nước khác cũng vậy. Nếu không nói giống như chúng đã dặn thì chỉ có nhừ đòn hoặc bị gí ngay súng vào mang tai đe doạ”, thuyền viên Lưu Đình Hùng vẫn còn nhớ như in.
Đến giờ này, cả hai cha con thuyền viên Trần Văn Hùng vẫn chưa hết bàng hoàng về màn tra tấn tâm lý của bọn cướp biển. |
Do lâu vẫn không nhận được tiền từ phía các chủ tàu nên những lần ép thuyền viên gọi điện về, những tên cướp biển này đều buộc các thuyền viên gia hạn với gia đình và chủ tàu một thời gian cố định nếu không mang tiền chuộc đến thì các con tin sẽ bị bắn. Những lần đầu chúng còn ép nói, sau đó thì để gây tâm lý hơn cho các thuyền viên, chúng bắt thuyền trưởng và một vài thuyền viên đi khỏi nơi giam giữ.
Chúng nói với các thuyền viên còn lại là đã mang đi bắn hoặc chặt tay những người đó để cảnh cáo. Chúng làm vậy để tra tấn tinh thần các thuyền viên, để các thuyền viên gọi điện về nhà cầu xin sự cứu giúp.
Chúng nói với các thuyền viên còn lại là đã mang đi bắn hoặc chặt tay những người đó để cảnh cáo. Chúng làm vậy để tra tấn tinh thần các thuyền viên, để các thuyền viên gọi điện về nhà cầu xin sự cứu giúp.
“Chúng em thấy chúng bắt thuyền trưởng và một vài anh em đi khỏi nơi giam giữ rồi khi quay lại, chúng bảo thuyền trưởng đã bị chặt tay, những anh em còn lại đã bị chúng giết. Sau đó, chúng bắt bọn em gọi về gia đình nói lại sự việc.
Lúc đó, bọn em cũng nghĩ là thật và cũng sợ mình sẽ là người tiếp theo. Nhưng khi bọn em gọi điện xong, chúng lại mang các thuyền viên về. Đến lúc đó, chúng em mới biết chúng chỉ nói dọa vậy để uy hiếp. Bọn em vừa sợ không có đường về vừa sợ vì những cuộc điện thoại cầu cứu khiến người thân lo lắng, gặp phải chuyện gì không hay thì bọn em ân hận cả đời”, thuyền viên Trần Văn Hùng tâm sự.
Lúc đó, bọn em cũng nghĩ là thật và cũng sợ mình sẽ là người tiếp theo. Nhưng khi bọn em gọi điện xong, chúng lại mang các thuyền viên về. Đến lúc đó, chúng em mới biết chúng chỉ nói dọa vậy để uy hiếp. Bọn em vừa sợ không có đường về vừa sợ vì những cuộc điện thoại cầu cứu khiến người thân lo lắng, gặp phải chuyện gì không hay thì bọn em ân hận cả đời”, thuyền viên Trần Văn Hùng tâm sự.
Trong khoảng thời gian ngắn nhưng các thuyền viên liên tục bị thúc ép gọi điện về cầu cứu gia đình, chủ tàu và các cơ quan có liên quan. Đó là khoảng thời gian bị tra tấn tâm lý nặng nề nhất với các thuyền viên và gia đình các con tin.
“Nó gọi điện về cầu cứu mấy lần. Nó nói thuyền trưởng đã bị chặt tay, còn có một vài người đã bị bắn. Nó còn nói nếu như gia đình và phía chủ tàu không nhanh chuyển tiền chuộc cho bọn cướp biển thì chúng sẽ bắn hết các con tin. Mấy lần như vậy, tôi cũng lo đến mất cả ngủ.
Đợt cuối cùng nó gọi về, tôi và mấy gia đình nữa định bán luôn cả nhà để lấy tiền chuộc con. Thời gian đó, lo cho tính mạng của con, chúng tôi suy sụp hoàn toàn”, ông Trần Văn Vinh - bố của thuyền viên Trần Văn Hùng vẫn không khỏi bàng hoàng khi nhớ lại những ngày tháng phải sống trong phấp phỏng lo âu.
Đợt cuối cùng nó gọi về, tôi và mấy gia đình nữa định bán luôn cả nhà để lấy tiền chuộc con. Thời gian đó, lo cho tính mạng của con, chúng tôi suy sụp hoàn toàn”, ông Trần Văn Vinh - bố của thuyền viên Trần Văn Hùng vẫn không khỏi bàng hoàng khi nhớ lại những ngày tháng phải sống trong phấp phỏng lo âu.
Cuối cùng, sau nhiều tháng bị đầy ải, tù đày niềm vui cũng đến với các thuyền viên trên tàu FV Shiuh Fu No1 khi nhận được tin mừng sẽ được thả về nhà. Nhưng nỗi lo vẫn chưa hết và niềm tin có lúc đã cạn dần trong mỗi thuyền viên vì những lần thất hứa của bọn cướp biển...
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Xuân Hoà