5 loài động vật ở VN được xếp trong top 100 loài lâm nguy

16/09/2012 07:10
Lê Phương (TH)
(GDVN) - Trong một báo cáo có tên "100 loài bị đe dọa nghiêm trọng nhất thế giới. Chúng vô giá hay không có giá trị?" của hơn 8.000 nhà khoa học thuộc Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và Hiệp hội động vật học London (ZSL) vừa diễn ra đầu tháng 9, đã quyết định xếp 5 loài động vật đang sinh sống và được bảo tồn ở Việt Nam vào trong top 100 loài bị đe dọa nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng cao trên thế giới. Dưới đây là 5 loài động vật mới được xếp hạng.
Sao la được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam vào tháng 5 năm 1992 trong một chuyến khảo sát được Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tiến hành trong Vườn quốc gia Vũ Quang. Sau đó, các nhà khoa học đã tiếp tục tìm kiếm và phát hiện thêm 20 con sao la nữa cũng trong năm 1992.
Sao la được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam vào tháng 5 năm 1992 trong một chuyến khảo sát được Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tiến hành trong Vườn quốc gia Vũ Quang. Sau đó, các nhà khoa học đã tiếp tục tìm kiếm và phát hiện thêm 20 con sao la nữa cũng trong năm 1992.
Việc khám phá ra loài sao la đã gây chấn động trên thế giới vì giới khoa học đã cho rằng việc tìm thấy một loài thú lớn vào cuối thế kỷ 20 là chuyện khó có thể xảy ra. Sau này sao la cũng được tìm thấy ở các nơi khác trong phạm vi của rừng Trường Sơn thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và nhiều tỉnh thuộc Lào.
Việc khám phá ra loài sao la đã gây chấn động trên thế giới vì giới khoa học đã cho rằng việc tìm thấy một loài thú lớn vào cuối thế kỷ 20 là chuyện khó có thể xảy ra. Sau này sao la cũng được tìm thấy ở các nơi khác trong phạm vi của rừng Trường Sơn thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và nhiều tỉnh thuộc Lào.
Đây là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới và sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam.
Đây là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới và sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam.
Gà lôi lam mào trắng (danh pháp hai phần: Lophura edwardsi) là một loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae), đặc hữu tại các khu vực rừng mưa nhiệt đới của Việt Nam. Loài này có chiều dài 58–67 cm, chân và da mặt đỏ. Con trống chủ yếu có màu xanh da trời-đen còn con mái có màu nâu.
Gà lôi lam mào trắng (danh pháp hai phần: Lophura edwardsi) là một loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae), đặc hữu tại các khu vực rừng mưa nhiệt đới của Việt Nam. Loài này có chiều dài 58–67 cm, chân và da mặt đỏ. Con trống chủ yếu có màu xanh da trời-đen còn con mái có màu nâu.
Gà lôi lam mào trắng được liệt kê như là loài cực kỳ nguy cấp, do bị săn bắn, phá rừng và việc sử dụng hóa chất làm rụng lá trong chiến tranh Việt Nam. Mới đây, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và Hiệp hội động vật học London (ZSL) đã xếp loài này thuộc 100 loài có nguy cơ bị đe dọa nhất thế giới.
Gà lôi lam mào trắng được liệt kê như là loài cực kỳ nguy cấp, do bị săn bắn, phá rừng và việc sử dụng hóa chất làm rụng lá trong chiến tranh Việt Nam. Mới đây, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và Hiệp hội động vật học London (ZSL) đã xếp loài này thuộc 100 loài có nguy cơ bị đe dọa nhất thế giới.
Rùa Hồ Gươm có kích thước khá lớn, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường.
Rùa Hồ Gươm có kích thước khá lớn, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường.
Rùa Hồ Gươm có danh pháp khoa học là Rafetus vietnamensis, thuộc họ Ba ba (Trionychidae) trong bộ Rùa (Testudines), lớp Sauropsida (Mặt thằn lằn). Rùa Hồ Gươm cũng gắn với nhiều truyền thuyết của dân tộc. Mới đây, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và Hiệp hội động vật học London (ZSL) đã xếp loài này thuộc 100 loài có nguy cơ bị đe dọa nhất thế giới.
Rùa Hồ Gươm có danh pháp khoa học là Rafetus vietnamensis, thuộc họ Ba ba (Trionychidae) trong bộ Rùa (Testudines), lớp Sauropsida (Mặt thằn lằn). Rùa Hồ Gươm cũng gắn với nhiều truyền thuyết của dân tộc. Mới đây, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và Hiệp hội động vật học London (ZSL) đã xếp loài này thuộc 100 loài có nguy cơ bị đe dọa nhất thế giới.
Cá vồ cờ (danh pháp khoa học: Pangasius sanitwongsei) là một loài cá nước ngọt thuộc họ Cá tra (Pangasiidae) của bộ Cá da trơn (Siluriformes), sinh sống trong lưu vực sông Chao Phraya và Mê Kông. Loài cá này là cá ăn đáy. Cá được mệnh danh là “thủy quái” trên dòng Mekong vì vóc dáng khổng lồ và sự hung hãn. Gọi là vồ cờ vì cái vây trên lưng cá vươn cao như ngọn cờ, lúc nó bơi, rẽ sóng như cá mập.
Cá vồ cờ (danh pháp khoa học: Pangasius sanitwongsei) là một loài cá nước ngọt thuộc họ Cá tra (Pangasiidae) của bộ Cá da trơn (Siluriformes), sinh sống trong lưu vực sông Chao Phraya và Mê Kông. Loài cá này là cá ăn đáy. Cá được mệnh danh là “thủy quái” trên dòng Mekong vì vóc dáng khổng lồ và sự hung hãn. Gọi là vồ cờ vì cái vây trên lưng cá vươn cao như ngọn cờ, lúc nó bơi, rẽ sóng như cá mập.
Hiện nay do tình trạng đánh bắt ngày càng cao của người dân nên số lượng các vồ cờ ngày cang khan hiếm. Cá vồ cờ ở Việt Nam vừa được xếp vào danh sách top 100 loài động vậy có nguy cơ bị đe dọa nhất thế giới.
Hiện nay do tình trạng đánh bắt ngày càng cao của người dân nên số lượng các vồ cờ ngày cang khan hiếm. Cá vồ cờ ở Việt Nam vừa được xếp vào danh sách top 100 loài động vậy có nguy cơ bị đe dọa nhất thế giới.
Voọc mũi hếch (danh pháp khoa học: Rhinopithecus avunculus) là một loài voọc có đuôi dài và lỗ mũi hếch ngược. Voọc mũi hếch sinh sống ở khu rừng tre nứa các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang và Quảng Ninh. Đây là những thửa rừng cận nhiệt đới dưới cao độ 1.500 m với nhiệt độ mát mẻ. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam.
Voọc mũi hếch (danh pháp khoa học: Rhinopithecus avunculus) là một loài voọc có đuôi dài và lỗ mũi hếch ngược. Voọc mũi hếch sinh sống ở khu rừng tre nứa các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang và Quảng Ninh. Đây là những thửa rừng cận nhiệt đới dưới cao độ 1.500 m với nhiệt độ mát mẻ. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện chỉ còn hơn 200 các thể Vooc mũi hếch và có nguy cơ đe dọa cao do môi trường hệ sinh thái và sự săn bắt của con người nên được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam và nằm trong danh sách 100 loài động vật có nguy cơ đe dọa nhất thế giới.
Ở Việt Nam hiện chỉ còn hơn 200 các thể Vooc mũi hếch và có nguy cơ đe dọa cao do môi trường hệ sinh thái và sự săn bắt của con người nên được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam và nằm trong danh sách 100 loài động vật có nguy cơ đe dọa nhất thế giới.
Lê Phương (TH)