Một tuần đã qua, kể từ ngày một số học sinh trường Lô-mô-nô-xốp (Hà Nội) viết trong bài kiểm tra rằng “canh gà Thọ Xương” là một món ăn, chủ đề này vẫn được bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn mạng và cả ngoài đời. Từ quán trà đá vỉa hè cho đến quán cà phê, cơ quan hay nhà hàng... đâu đâu người ta cũng thấy món “canh gà Thọ Xương” được đem ra đặt lên bàn để mổ xẻ. Một tuần đã qua, dư luận đã bắt đầu lắng xuống, người ta đã chuyển từ “canh gà Thọ Xương” sang một câu chuyện tương đồng là các nhà sáng tạo truyện cổ tích Sự tích dưa hấu thời mới cho viết cho trẻ em bây giờ là Vợ Mai An Tiêm dùng nhan sắc để "bẫy" cá về thịt. Không biết rồi sẽ có những câu chuyện nào khác nữa, nhưng từ câu chuyện “canh gà Thọ Xương” này, người ta được thì cũng nhiều mà mất mát thì cũng chẳng ít. Một tuần đã qua, không quá dài, cũng không hề ngắn, và khoảng thời gian ấy, người ta mới nhận ra những cái được và mất bởi sự nóng vội, sự chưa suy xét tận gốc vấn đề đã hành động nông nổi để không chỉ gây tổn thương cho một mình cô giáo Hà Thủy.
Học sinh lập hội trên facebook để thể hiện tình cảm và mong cô Hà Thủy sớm quay lại giảng dạy. |
Từ những cái mất... “Canh gà Thọ Xương” được “lên sóng” của truyền thông, sự kiện này gần như là quả “bom tấn” dư luận thả vào cô giáo Hà Thủy, còn với độc giả thì đây là cơ hội để họ “ném đá” vào nền giáo dục nước nhà mà trong đó họ có phần trách nhiệm rất lớn để chung tay phát triển.Cái mất thứ nhất là con trẻ bị ảnh hưởng: Người ta nói, giá như phụ huynh của em M.A không quá nông nổi đến mức đăng ngay lên báo, giá như phụ huynh của em M.A hỏi con thật kỹ càng, giá như phụ huynh của em M.A mang bài kiểm tra đó đến trường để trao đổi với giáo viên và nhà trường thì sự việc đâu đến nỗi bi đát như bây giờ? Người ta cũng cho rằng, chính sự nông nổi này mà phụ huynh đã làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe, tình bạn, kết quả học tập của chính con mình. Và đặt ra câu hỏi, không hiểu người phụ huynh này có nghĩ đến việc con của mình sẽ bị “đối xử” như nào mỗi ngày đến lớp? Bạo lực về thân thể đã vô cùng đau đớn, nhưng bạo lực về tinh thần còn khủng khiếp hơn gấp vạn lần. Liệu mỗi ngày đến trường có còn là một ngày vui nữa không?
Vụ “canh gà Thọ Xương”: Người lớn phải học tính nhân văn của con trẻ
Vụ "canh gà Thọ Xương": Ai đúng? Ai sai?
Truyện "Cây tre trăm đốt": Con gái Phú ông "mua chồng" ngoài chợ
Cái mất thứ hai là sự thông cảm và sẻ chia: Sự không suy xét kỹ càng của truyền thông làm cho độc giả có cái nhìn chưa đầy đủ, dẫn đến những hiểu lầm và kết quả là có những lời bình luận hết sức gay gắt, làm tổn thương cô giáo trẻ mới 25 tuổi đời và 3 tuổi nghề đang hăng say với sự nghiệp trồng người.
Người ta chỉ than thở với nhau rằng, giá mà người “cầm bút” thử đặt địa vị của mình vào vị trí của người “cầm phấn” thì chắc họ sẽ hiểu được phần nào cái vất vả, cái khó khăn, trách nhiệm nặng nề và sơ suất dễ mắc phải trong nghiệp trồng người mà khó ai được vẹn toàn.Cái mất thứ ba là sự bảo vệ của nhà trường với giáo viên: Khi sự việc xảy ra, gần như không thấy rõ được vai trò của nhà trường trong trong việc xử lý vấn đề. Cô Hà Thủy là giáo viên của trường Lô-mô-nô-xốp. Công chúng đang chĩa "mũi tên dư luận" như vũ bão vào cô, vậy mà nhà trường đã làm được những gì để bảo vệ cô? Hay chỉ để mình cô phải chịu đựng đến nỗi phải tắt điện thoại và nhập viện vì quá sốc? Vậy sau chuyện này, liệu giáo viên có còn yên tâm công tác khi lỡ có xảy ra vấn đề trong công việc? Và, có lẽ sự việc sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi nhà trường có buổi họp giữa giáo viên, phụ huynh và các em học sinh để làm rõ vấn đề đang gây hiểu lầm.Cái mất thứ tư là nhiệt huyết của cô giáo trẻ tài năng: Sau sơ suất này, có thể người ta nghi ngờ về thành tích mà cô Hà Thủy đã cố gắng phấn đấu đạt được sau bao năm vất vả tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Nhưng chắc chắn một điều rằng, chính độc giả, chính các bậc cha mẹ đã “cướp” đi lòng nhiệt huyết, hăng say nghề nghiệp của một cô giáo tâm huyết, tài năng đã biết làm sống dậy hứng thú học tập của các con mình. Cái mất thứ năm là lòng tin của con trẻ vào người lớn: Đây là cái mất vô cùng lớn. Con trẻ luôn coi bố mẹ là những tấm gương, là thần tượng để phấn đấu, để noi theo. Nhưng sau việc “ném đá” vào cô Hà Thủy, người lớn chúng ta đã làm tổn thương lòng tin, tính trung thực, lòng vị tha và tính nhân văn của những tâm hồn còn non nớt.... cho đến cái được Sự việc xảy ra, người ta mới thấy con trẻ giờ không còn thụ động như thời của cha ông các em nhiều năm về trước. Các em đã chủ động hơn rất nhiều, các em đã nhận ra được đâu là cái đúng, đâu là cái sai, đâu là cái cần được quan tâm, đâu là cái cần được bảo vệ và tìm mọi cách để đòi lại được công bằng cho cái đúng ấy. Sự chủ động này, một phần từ những bài học mà giáo viên giảng mỗi ngày đến trường cho các em. Các em đã biết cách thể hiện tình yêu của mình với người đã có công vun đắp kiến thức. Các em đã có cái nhìn rất nhân văn mà người lớn chúng ta phải nghiêm túc ngồi lại để kiểm điểm chính bản thân mình. Đó chẳng phải là những cái mà chúng ta mong muốn các em có được dưới mái trường sao?
Người ta chỉ than thở với nhau rằng, giá mà người “cầm bút” thử đặt địa vị của mình vào vị trí của người “cầm phấn” thì chắc họ sẽ hiểu được phần nào cái vất vả, cái khó khăn, trách nhiệm nặng nề và sơ suất dễ mắc phải trong nghiệp trồng người mà khó ai được vẹn toàn.Cái mất thứ ba là sự bảo vệ của nhà trường với giáo viên: Khi sự việc xảy ra, gần như không thấy rõ được vai trò của nhà trường trong trong việc xử lý vấn đề. Cô Hà Thủy là giáo viên của trường Lô-mô-nô-xốp. Công chúng đang chĩa "mũi tên dư luận" như vũ bão vào cô, vậy mà nhà trường đã làm được những gì để bảo vệ cô? Hay chỉ để mình cô phải chịu đựng đến nỗi phải tắt điện thoại và nhập viện vì quá sốc? Vậy sau chuyện này, liệu giáo viên có còn yên tâm công tác khi lỡ có xảy ra vấn đề trong công việc? Và, có lẽ sự việc sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi nhà trường có buổi họp giữa giáo viên, phụ huynh và các em học sinh để làm rõ vấn đề đang gây hiểu lầm.Cái mất thứ tư là nhiệt huyết của cô giáo trẻ tài năng: Sau sơ suất này, có thể người ta nghi ngờ về thành tích mà cô Hà Thủy đã cố gắng phấn đấu đạt được sau bao năm vất vả tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Nhưng chắc chắn một điều rằng, chính độc giả, chính các bậc cha mẹ đã “cướp” đi lòng nhiệt huyết, hăng say nghề nghiệp của một cô giáo tâm huyết, tài năng đã biết làm sống dậy hứng thú học tập của các con mình. Cái mất thứ năm là lòng tin của con trẻ vào người lớn: Đây là cái mất vô cùng lớn. Con trẻ luôn coi bố mẹ là những tấm gương, là thần tượng để phấn đấu, để noi theo. Nhưng sau việc “ném đá” vào cô Hà Thủy, người lớn chúng ta đã làm tổn thương lòng tin, tính trung thực, lòng vị tha và tính nhân văn của những tâm hồn còn non nớt.... cho đến cái được Sự việc xảy ra, người ta mới thấy con trẻ giờ không còn thụ động như thời của cha ông các em nhiều năm về trước. Các em đã chủ động hơn rất nhiều, các em đã nhận ra được đâu là cái đúng, đâu là cái sai, đâu là cái cần được quan tâm, đâu là cái cần được bảo vệ và tìm mọi cách để đòi lại được công bằng cho cái đúng ấy. Sự chủ động này, một phần từ những bài học mà giáo viên giảng mỗi ngày đến trường cho các em. Các em đã biết cách thể hiện tình yêu của mình với người đã có công vun đắp kiến thức. Các em đã có cái nhìn rất nhân văn mà người lớn chúng ta phải nghiêm túc ngồi lại để kiểm điểm chính bản thân mình. Đó chẳng phải là những cái mà chúng ta mong muốn các em có được dưới mái trường sao?
Sự thân thiện của cô Hà Thủy và học sinh. (Ảnh đăng trên facebook). |
Chỉ khi có thông tin đa chiều hơn, cụ thể hơn, người ta mới nhận ra rằng, người lớn còn phải học con trẻ rất nhiều, học tính nhân văn, học sự đoàn kết, học cách phân biệt đâu là nguồn gốc của sự việc, học cách phân biệt cái đúng-sai, học cách sử dụng công nghệ để đưa thông tin ra công chúng, học cách thể hiện văn hóa trước cộng đồng để có cái nhìn công bằng hơn với cô giáo trẻ Hà Thủy. Giờ đây, người ta nhận ra rằng, làm nghề giáo thật khó. Các bậc phụ huynh sẵn sàng nói “trăm sự nhờ thầy cô”, nhưng họ cũng sẵn sàng quay lại để chĩa thẳng “mũi tên” dư luận vào người họ vừa nhờ cậy. Họ nghĩ rằng, kiến thức, kỹ năng, “con người” trong con cái họ là do nhà trường quyết định, còn họ không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì. Nhưng họ đâu có nghĩ rằng, con cái họ ở với họ từ khi hình thành nhân cách, từ khi bi bô tập nói, từ khi bước những bước đầu đời trên đôi chân của mình? Nền giáo dục nào cũng có những ưu, nhược điểm cần phải phát huy và khắc phục. Chúng ta đừng đem một nền giáo dục của nước khác để về áp đặt với nền giáo dục nước nhà. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có văn hóa, tín ngưỡng, có mục tiêu và định hướng phát triển khác nhau, mỗi quốc gia ấy cũng có điều kiện về kinh tế, kỹ thuật và con người khác nhau, nên việc căn cứ vào cái sơ suất nhỏ của giáo viên để đánh giá, để nghi ngờ và vội vàng kết luận cả một nền giáo dục và ngôi trường đã đào tạo kiến thức cho cô giáo Hà Thủy là cần phải suy nghĩ lại. Các cụ đã dạy rằng “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ” để nói về sự trung thực của con trẻ và kinh nghiệm của người lớn tuổi. Nhưng người xưa cũng cho rằng “Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ”, để nói rằng, khi trẻ nói bất cứ điều gì còn nghi vấn, chúng ta phải tìm hiểu kỹ lưỡng ngọn nguồn của vấn đề, để giải quyết công minh, tránh oan sai cho người khác.
ĐIỂM NÓNG |
|
Nguyễn Mạnh Dũng (Phú Thọ)