91,4% phiếu bầu ông Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch Quốc hội

23/07/2011 08:08
(GDVN) - Chiều 23/7, ông Nguyễn Sinh Hùng trở thành Chủ tịch Quốc hội khóa 13 (2011-2016) với 91,4% phiếu bầu (tỷ lệ 457/497 đại biểu đồng ý)

(GDVN) - Chiều 23/7, ông Nguyễn Sinh Hùng trở thành Chủ tịch Quốc hội khóa 13 (2011-2016) với 91,4% phiếu bầu (tỷ lệ 457/497 đại biểu đồng ý).

Ông Nguyễn Sinh Hùng là Phó Thủ tướng từ tháng 6/2006. Ông được bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng X và Đại hội Đảng XI. Sinh năm 1946 và là tiến sỹ kinh tế, ông từng giữ chức Bộ trưởng Tài chính từ tháng 11/1996.

Ông Nguyễn Sinh Hùng
Ông Nguyễn Sinh Hùng

Bốn Phó chủ tịch Quốc hội khoá 13 đắc cử gồm: bà Tòng Thị Phóng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Uông Chu Lưu và Huỳnh Ngọc Sơn. 

Bà Tòng Thị Phóng sẽ giúp Chủ tịch QH về lĩnh vực đối ngoại, ông Uông Chu Lưu lĩnh vực pháp luật, ông Huỳnh Ngọc Sơn lĩnh vực quốc phòng an ninh và bà Nguyễn Thị Kim Ngân đảm nhiệm lĩnh vực kinh tế.

Trước đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua đề xuất của Thường vụ Quốc hội khóa XII về số lượng Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII với tỉ lệ tán thành 100%. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII có 18 người, gồm 1 Chủ tịch và 4 Phó chủ tịch.
Phát biểu ngay sau khi chính thức nhận chức vụ mới và sự chúc mừng từ nguyên Chủ tịch Quốc hội khóa 12 Nguyễn Phú Trọng, tân Chủ tịch Quốc hội khóa 13 Nguyễn Sinh Hùng đã có bài phát biểu. Ông Nguyễn Sinh Hùng gửi lời cảm ơn tới các vị đại biểu đã bầu ông, đồng thời khẳng định đây là vinh dự, cũng là trách nhiệm nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Ông Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh tập thể Ủy ban Thường vụ và cá nhân ông sẽ kế thừa thành quả của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội khóa 12 và các khóa trước đó, nỗ lực phấn đấu đoàn kết, thống nhất, tiếp tục đổi mới, phát huy trí tuệ, nâng cao trách nhiệm trước nhân dân để thực hiện tốt nhiệm vụ pháp luật đã quy định.
“Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 sẽ luôn nâng cao trình độ, kiên quyết phòng chống quan liêu, chống tham nhũng, lãng phí, gắn bó và lắng nghe ý kiến của nhân dân, thực sự đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân”, ông Nguyên Sinh Hùng nói. 
So với danh sách 13 vị được đề cử là ủy viên Thường vụ Quốc hội đảm nhiệm các chức vụ chủ tịch Hội đồng dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban và trưởng một số ban giúp việc hôm qua, hôm nay nay danh sách có thay đổi. 
Theo đó ông Nguyễn Văn Phúc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế ngân sách quốc hội khóa 12, được Quốc hội nhất trí bổ sung vào danh sách đề cử làm Trưởng ban Dân nguyện. Ở vị trí này, người được giới thiệu hôm qua là ông Bùi Văn Cường, Phó bí thư tỉnh ủy Gia Lai. 
Nhưng qua bỏ phiếu kín, cả hai ông Nguyễn Văn Phúc và Bùi Văn Cường đều không vượt quá 50% số phiếu bầu, vì thế số ủy viên Thường vụ Quốc hội Quốc hội khóa 13 chỉ là 17, giảm một người so với khóa 12.
 {iarelatednews articleid='8397,8374,8308,7626,8262,8292,8244,8214,8219'}
Tư Khương