Phó TGĐ TopCare chia sẻ bí quyết kích cầu thời "thắt lưng buộc bụng"

30/01/2013 07:15
Hoàng Lực
(GDVN) - “Người tiêu dùng càng thắt lưng buộc bụng thì doanh nghiệp càng phải tính toán giải pháp để làm sao người tiêu dùng khi đến mua hàng tại các siêu thị, trung tâm mua sắm có thể thỏa mãn các tiêu chí: Giá rẻ hơn, quà tặng nhiều hơn, khuyến mại nhiều hơn, sản phẩm phong phú hơn, dịch vụ tốt hơn”, ông Ngô Việt Dũng - Phó Tổng giám đốc hệ thống siêu thị điện máy TopCare.
Trải qua một năm khó khăn về kinh tế, những khó khăn này ảnh hưởng không nhỏ đến các đơn vị đang kinh doanh dịch vụ bán lẻ Việt Nam do sức mua trong dân giảm. Năm 2013 được dự đoán còn sẽ còn tiếp tục khó khăn, nhiều giải pháp được đưa ra nhằm thúc đẩy thị trường bán lẻ trong nước nhưng chưa mang lại hiểu quả rõ ràng.
Cũng nói về giải pháp thúc đẩy thị trường bán lẻ, ông Ngô Việt Dũng - Phó Tổng giám đốc Siêu thị điện máy TopCare cho rằng: Trong năm 2012 dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để hỗ trợ các doanh nghiệp vực dậy nền kinh tế nhưng hơn lúc nào hết các doanh nghiệp phải tự thân  tìm ra phương cách “cứu” mình.
Ông Ngô Việt Dũng, Phó TGĐ Hệ thống siêu thị điện máy TopCare (ảnh do nhân vật cung cấp)
Ông Ngô Việt Dũng, Phó TGĐ Hệ thống siêu thị điện máy TopCare (ảnh do nhân vật cung cấp)
Trong lúc kinh tế khó khăn nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bán lẻ tại Việt Nam đưa ra nhiều giải pháp khác nhau như quay lại thị trường truyền thống, tăng tiếp thị hay mở thêm điểm bán… Nhưng ông Dũng cho rằng những giải pháp như vậy vẫn là chưa đủ để các doanh nghiệp bán lẻ vượt khó lúc này. Theo ông Dũng, việc đầu tiên các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ phải làm là nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, gia tăng thêm các chương trình khuyến mại, mang đến cho khách hàng những sản phẩm hàng đầu với giá cả cạnh tranh và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất.
“Người tiêu dùng càng thắt lưng buộc bụng thì doanh nghiệp càng phải tính toán giải pháp để làm sao người tiêu dùng khi đến mua hàng tại các siêu thị, trung tâm mua sắm có thể thỏa mãn các tiêu chí: Giá rẻ hơn, quà tặng nhiều hơn, khuyến mại nhiều hơn, sản phẩm phong phú hơn, dịch vụ tốt hơn” – ông Dũng cho biết. Đặt trong tình cảnh khó khăn lúc này theo ông Ngô Việt Dũng lợi thế đang nghiêng mạnh về các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, sức cạnh tranh giữa các siêu thị, trung tâm mua sắm với chợ, điểm bán lẻ hay chính giữa các siêu thị sẽ trở nên khốc liệt hơn. “Vì thế rất có thể ngay trong năm 2013 một số siêu thị nhỏ lẻ sớm “bật bãi”, đánh mất thị phần vào tay doanh nghiệp bán lẻ lớn” , ông Dũng nói. Ông Ngô Việt Dũng cũng cho rằng, các siêu thị nhỏ vốn đã khó khăn nay còn gặp bất lợi đủ đường. Ngay như trong việc nhận hỗ trợ từ hãng bán sản phẩm, nếu như thời gian trước các hãng khi chạy chương trình khuyến mãi đều tính không quá chênh lệch cho các siêu thị. Tuy nhiên hiện nay chủ yếu ưu tiên cho các điểm lớn, kinh doanh hiệu quả. Chính vì thế, việc cạnh tranh thu hút khách hàng của các doanh nghiệp nhỏ càng thêm khó khăn chồng chất. Dù thực tế kinh tế suy thoái, thị trường bán lẻ cũng gặp khó khăn nhưng theo nhận định ông Dũng thời điểm này cũng chính là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp đủ tiềm lực do giá thuê mặt bằng thấp. Điều này dựa trên thực tế  hiện nay mức ở mức thuê mặt bằng ở vào khoẳng 10 USD/m2/tháng, trong khi trước đây phải 25 – 30 USD USD/m2/tháng, việc tìm kiếm địa điểm hàng nghìn m2 cũng chỉ mất khoảng 3 tháng thay vì cả năm trời như trước. Bên cạnh đó cũng theo ông Dũng với các doanh nghiệp được sự hậu thuẫn từ các hãng công nghệ, biết thực thi việc tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, vận hành hiệu quả nhờ áp dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp thì sẽ sớm vươn lên vượt qua khó khăn lúc này. “Tôi cho rằng cơ hội đang thuộc về doanh nghiệp có chiến lược đúng đắn, hệ thống bán lẻ đa kênh (tại siêu thị điện máy, tại kho, qua điện thoại, trực tuyến, qua đối tác…), tiềm lực tài chính mạnh...”, ông Dũng cho biết thêm.
Kinh tế khó khăn khiến ảnh hưởng không nhỏ ngành kinh doanh dịch vụ bán lẻ Việt Nam nói chung và kinh doanh điện máy nói riêng (ảnh minh họa)
Kinh tế khó khăn khiến ảnh hưởng không nhỏ ngành kinh doanh dịch vụ bán lẻ Việt Nam nói chung và kinh doanh điện máy nói riêng (ảnh minh họa)
Đánh giá tiềm năng thị trường điện máy năm 2013 ông Dũng nhận định: “Theo như dự báo của GFK đưa ra đầu tháng 12/2012, dù trong năm 2013 ngành hàng điện máy còn khó khăn nhưng vẫn có một số mặt hàng nghạch tăng trưởng tốt như thiết bị điện tử gia dụng có tốc độ tăng trưởng 10-15%, riêng smartphone có thể đạt mức trên 100% đây là tín hiệu mừng cho đơn vị cung ứng điện tử điện lạnh như chúng tôi”. Cũng liên quan đến vấn đề khó khăn của ngành kinh doanh bán lẻ, ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết năm 2012 tổng mức tiêu thụ hàng hóa dịch vụ bán lẻ tăng 17% so với năm 2011 nhưng loại trừ yếu tố giá chỉ còn 6,3%, như vậy so với thời kỳ hoàng kim 2001 – 2007 thì tăng khoảng 11%, sau khi loại trừ yếu tố giá thì doanh số bàn lẻ chỉ gần một nửa. Vì thế ông Phú cho rằng chính các đơn vị tham gia ngành kinh doanh dịch vụ bán lẻ phải ý thức nâng cao văn hóa bán hàng, chất lượng phục vụ và  chất lượng hàng hóa để qua đó cạnh trang kích cầu tiêu dùng.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Hoàng Lực