Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 của Hải quân Trung Quốc đến Ấn Độ Dương |
Tờ "The National Interest" Mỹ ngày 7 tháng 10 đăng bài viết nhan đề "Hải quân Trung Quốc đến Ấn Độ Dương: Ấn Độ nên ứng phó như thế nào?" của tác giả James Holmes.
Bài viết đặt câu hỏi, tàu ngầm Trung Quốc lặn sâu ở Nam Á? Điều này đã không còn là tưởng tượng. Mùa đông năm 2014, một chiếc tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân của Quân đội Trung Quốc bị phát hiện tuần tra ở vùng biển khu vực. Tháng trước, một tàu ngầm diesel-diện của Trung Quốc cập cảng Colombo.
Những người ủng hộ Hải quân Ấn Độ sớm đã cho rằng, nếu tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc xâm nhập Ấn Độ Dương sẽ là hành động vượt qua "ranh giới đỏ". Trên thực tế, điều này từng gây ra căng thẳng cho tiểu lục địa Nam Á. Có tiêu đề mang tính đại diện cho rằng "Ở Ấn Độ Dương, tàu ngầm Trung Quốc làm cho Hải quân Ấn Độ lo ngại". Nhưng, những năm gần đây, giọng điệu bình luận về Hải quân Trung Quốc của Ấn Độ đã thay đổi.
10 năm trước, người Ấn Độ luôn lo ngại bị bao vây, lo ngại Trung Quốc xây dựng "chuỗi ngọc trai" hạn chế tự do hành động của New Delhi. Nhưng chính quyền Ấn Độ giờ đây hầu như yên tâm hơn đối với môi trường chiến lược hiện nay. Mặc dù vẫn đang thường xuyên bàn về chuỗi ngọc trai, nhưng New Delhi thúc đẩy hiện đại hóa hải quân và quân sự đã trở nên bình tĩnh, đâu vào đấy, chứ không vội vã "phát điên".
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 của Hải quân Trung Quốc đến Ấn Độ Dương |
Điều này rõ ràng không phải là một hành vi áp dụng của một bá chủ khu vực lo ngại sự xâm phạm áp sát của một bá chủ tương lai khác, mà càng giống hành động thận trọng có ý định đề phòng môi trường tương lai xấu đi. Cựu cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Menon mấy năm trước nắm được tâm trạng phổ biến hơn này, cười cho rằng, chuỗi ngọc trai là "vũ khí giết người không có tác dụng".
Làm thế nào để đối mặt với một nước láng giềng mạnh hơn và tự phụ, đến nay Ấn Độ thể hiện hơi "lười biếng"? Bởi vì New Delhi cuối cùng nhận thức được một số thực tế.
Quả thực, Ấn Độ kém Trung Quốc trên nhiều chỉ tiêu sức mạnh quốc gia. Nhưng, nếu nói về cạnh tranh ở Nam Á, New Delhi có ưu thế to lớn. Về địa lý, tiểu lục địa nằm ở trung tâm của Nam Á. Điều này giúp cho hải, không quân Ấn Độ kiểm soát nhất định đối với giao thông trên biển đi qua Ấn Độ Dương. Người Ấn Độ thông thạo các loại môi trường của khu vực này, so với các nước ngoài khu vực, cũng coi trọng hơn quản lý, kiểm soát tình hình Ấn Độ Dương.
Ở Đông Á, Trung Quốc có thể có ưu thế “đội chủ nhà”. Nhưng ở Nam Á, Trung Quốc là khách, muốn làm theo ý mình ở đó thì phải khắc phục ưu thế “sân nhà” của Ấn Độ. Đối với Trung Quốc, điều lực lượng đến Ấn Độ Dương rất khó, hải quân thường trú ở đó càng khó hơn.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 của Hải quân Trung Quốc đến Ấn Độ Dương |
Về không gian địa lý, Trung Quốc đối mặt với vấn đề chiến lược. Như Mỹ nói, Ấn Độ là quốc gia “nội tuyến”, có thể điều chỉnh bố trí có hiệu quả, tập trung toàn lực bảo vệ lợi ích ở Ấn Độ Dương. Trung Quốc lại là đối thủ “ngoại tuyến” viễn chinh, buộc phải đi quanh co, vượt cự ly dài hơn và môi trường biển phức tạp hơn.
Nhìn vào quan điểm của Trung Quốc, điều gay go hơn là, Ấn Độ đang kiểm soát những hòn đảo ngoại vi như quần đảo Andaman-Nicobar. Điều này sẽ làm cho hành động và chiến lược của Trung Quốc trở nên phức tạp, làm trầm trọng hơn “cảnh khốn khó Malacca” của Bắc Kinh.
Thông qua xây dựng công sự phòng ngự, Ấn Độ có thể xây dựng một “chuỗi kim loại” vắt ngang tuyến đường vận tải biển của Trung Quốc. Chiến lược gia Trung Quốc sợ hãi hành động kiểu này.
Quân đội Trung Quốc có thể thắng Hải quân Ấn Độ ở Ấn Độ Dương. Nhưng, sĩ quan chỉ huy Trung Quốc làm thể nào để tập trung lực lượng ưu thế ở Nam Á? Họ sẽ phát hiện, điều tàu chiến, máy bay và nhân lực tới một nơi mối đe dọa đối với lợi ích của Trung Quốc hiện vẫn nhỏ, lợi ích có thể thu được không đáng kể. Bắc Kinh sẽ không vì lợi ích không xác định ở Ấn Độ Dương mà gây nguy hiểm cho lợi ích của Trung Quốc ở biển Hoa Đông hoặc Biển Đông.