Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa hành trình siêu âm Brahmos. |
Ngày 29/7, Ấn Độ tuyên bố thử thành công tên lửa hành trình siêu âm Brahmos, hãng tin IANS dẫn lời người phụ trách chương trình này là Prasad cho biết, tên lửa thử nghiệm được phóng từ trung tâm phóng Chandipur, bắn trúng thành công mục tiêu ở khu vực ngoài 290 km.
>> Tra cứu điểm thi đại học 2012 nhanh, chính xác nhất
>> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
Mạng “Press Trust of India” ngày 30/7 bình luận, lần phóng thử 32 này của tên lửa Brahmos cũng hoàn toàn không phải là loại mới, sở dĩ nó gây chú ý là do Ấn Độ tuyên bố muốn triển khai trung đoàn Brahmos thứ ba ở bang Arunachal (Trung Quốc gọi là nam Tây Tạng) ở biên giới Trung-Ấn, nhằm tăng cường răn đe ở biên giới.
Tên lửa Brahmos là một loại tên lửa hành trình thông dụng của ba quân chủng, được Nga đầu tư công nghệ, còn Ấn Độ bỏ vốn nghiên cứu chế tạo. Được biết, nó có tốc độ gấp 2,8 lần tốc độ âm thanh và được mệnh danh là “công nghệ dẫn đường hoàn thiện nhất”.
Trang mạng “Press Trust of India” cho rằng, hiện nay chỉ có 25 đơn vị 3 quân chủng của Ấn Độ trang bị tên lửa Brahmos, gồm 2 trung đoàn của Lục quân, một số tàu nổi và tàu ngầm và một số máy bay chiến đấu Su-30.
Báo Trung Quốc từng cho rằng, Quân đội Ấn Độ hiểu rõ khó mà so sánh được với Trung Quốc về sức chiến đấu, nên luôn thúc giục Chính phủ Ấn Độ nhanh chóng đưa ra chính sách mua sắm để “tăng cường sức mạnh ứng phó với Trung Quốc”, mà trung đoàn tên lửa Brahmos (tầm phóng đạt 300 km) triển khai ở biên giới Trung-Ấn là bước đi đầu tiên, ngoài ra còn có kế hoạch tăng 2 lực lượng máy bay không người lái Heron do Israel chế tạo, tăng cường trang bị tên lửa chống tăng Konkurs, “những điều này sẽ hoàn thành vào quý 1 trong năm tài khóa này”.
Tên lửa hành trình Brahmos |
Được biết, trung đoàn tên lửa Brahmos mới sẽ trang bị loại Block-III, có khả năng bắn góc độ lớn, đủ để tấn công các mục tiêu nấp sau dãy núi.
Chính phủ Ấn Độ đã phê chuẩn triển khai hệ thống tên lửa này ở bang Arunachal để đối phó với việc Trung Quốc “xây dựng hạ tầng quân sự quy mô” ở dọc tuyến kiểm soát thực tế 4.057 km.
Ngày 30/7, tờ “Diễn đàn Karachi” Pakistan phân tích, Ấn Độ lo ngại về việc Trung Quốc có lực lượng quân sự mạnh, lo ngại xảy ra thất bại như chiến tranh biên giới trước đây, vì vậy không tiếc tiền phát triển tên lửa Brahmos – loại tên lửa thông dụng 3 quân chủng “vạn năng”.
Tờ “United Press International” cho rằng, nền tảng của tên lửa Brahmos là tên lửa chống hạm, triển khai ở biên giới Trung-Ấn là có ý đồ răn đe, nhưng Ấn Độ sẽ càng coi trọng ứng dụng cho hải quân, sử dụng làm con bài chống lại sự tăng trưởng sức mạnh hải quân của Trung Quốc.
Reuters cũng cho rằng, Ấn Độ triển khai tên lửa Brahmos ở biên giới Trung-Ấn có ý nghĩa quân sự không lớn, “đây chỉ là một trong những biện pháp tăng cường sức mạnh quân sự ở biên giới theo kế hoạch 10 năm của Ấn Độ”,
các biện pháp liên quan còn bao gồm tăng triển khai 2 phi động máy bay chiến đấu Su-30, những máy bay chiến đấu này cũng sẽ mang theo tên lửa Brahmos, quân đồn trú tăng từ 120.000 lên 18.000, đồng thời tăng tốc chương trình xây dựng cơ bản ở khu vực Arunachal, nhằm chống lại “Trung Quốc xâm lược”.
Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ. |
Reuters phân tích cho rằng, mặc dù Ấn Độ xây dựng rầm rộ, có kế hoạch bỏ ra 4 tỷ USD thi công 1.700 km đường cao tốc chiến lược, kéo tuyến đường sắt tới Arunachal, cải thiện hạ tầng điện lực, viễn thông, nhưng chương trình được thúc đẩy một cách chậm chạp.
Trái lại, năm 2006, Trung Quốc khai thông đường sắt Thanh Tạng, năm 2010 đổi mới mạng lưới thông tin và dây cáp, chuẩn bị quân sự đầy đủ, trang bị ngày càng hoàn thiện.
Nhưng, nhìn vào kim ngạch thương mại song phương hai nước từ vài tỷ USD hơn 10 năm trước đây tăng lên 74 tỷ USD năm 2011, Reuters cho rằng, đều là nước sở hữu vũ khí hạt nhân, Ấn Độ và Trung Quốc đều sẽ không “đấu võ” thực sự, tăng cường lực lượng quân sự ở biên giới là để “tìm được một điểm thỏa hiệp có lợi cho mình”.
Tàu ngầm hạt nhân Chakra II của Ấn Độ. |