Ấn Độ tăng cường Bộ tư lệnh trên biển, sẵn sàng ứng phó Trung Quốc

03/12/2013 09:33
Đông Bình
(GDVN) - Ấn Độ tăng cường lực lượng chốt giữ eo biển Malacca đối phó TQ, khẳng định chủ quyền bang Arunachal, tranh ảnh hưởng ở Nepal.
Máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ
Máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ

Ấn Độ tăng cường Bộ tư lệnh trên biển ứng phó Trung Quốc

Mạng tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 29 tháng 11 đưa tin, để tăng cường sức mạnh của Bộ tư lệnh Andaman - Nicobar, Ấn Độ sẽ trao toàn quyền kiểm soát Bộ tư lệnh này cho Hải quân, chứ không tiếp tục cách làm thay phiên nhau giữa Không quân, Lục quân và Hải quân hiện nay.

Bài báo dẫn lời một quan chức Hải quân cho biết, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho rằng, trao toàn quyền kiểm soát cho Hải quân sẽ có lợi cho tăng cường sức mạnh của Bộ tư lệnh này.

Bài báo chỉ ra, mục đích thành lập Bộ tư lệnh này là theo dõi các hoạt động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, đồng thời phát huy vai trò căn cứ trong chiến tranh duyên hải tương lai.

Quan chức hải quân này cho rằng, Bộ tư lệnh này hiện nay còn phát huy vai trò ở mức độ thấp, gốc gác của vấn đề là ở chỗ hỗn hợp binh sĩ của 3 quân chủng.

Bài báo cho biết, máy bay chiến đấu Su -30MKI Nga chế tạo đã triển khai ở Bộ tư lệnh này, đồng thời có kế hoạch hoạch gia tăng số lượng sân bay tác chiến ở hòn đảo này, cùng với điều tàu ngầm (còn chưa rõ số lượng) tới đây.

Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Ấn Độ, do Nga chế tạo
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Ấn Độ, do Nga chế tạo

Được biết, quần đảo Andaman - Nicobar tạo thành từ 572 hòn đảo, phân bố ở khu vực cách bờ biển Indonesia không đến 100 km. Năm 2001, Ấn Độ đã thành lập Bộ tư lệnh liên hợp ở đó nhằm tăng cường năng lực nhanh chóng triển khai quân đội của Ấn Độ tại khu vực này.

Mặc dù Bộ tư lệnh này có mục đích tăng cường năng lực đối phó Trung Quốc, nhưng các nhà phân tích cho rằng, do vị trí chiến lược của nó, nó sẽ còn làm công tác chuẩn bị để ứng phó với chiến tranh ở duyên hải.

Được biết, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ có nhiều hoạt động giao lưu, hợp tác tương đối tốt đẹp, tuy nhiên giữa hai nước còn tồn tại rất nhiều.

Tổng thống Ấn Độ thăm khu vực tranh chấp Trung-Ấn

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 30 tháng 11 cũng có bài viết cho biết, ngày 29 tháng 11, Tổng thống Ấn Độ Pratibha Devisingh Patil đã đến thăm bang Arunachal 2 ngày.

Tờ “Indian Express” cho rằng, điều này có thể gây ra lo ngại cho Trung Quốc, quan hệ song phương vừa khôi phục có thể sẽ có sóng gió mới. Vị Tổng thống Ấn Độ trước thăm khu vực này là vào năm 2009.

Trạm gác của Quân đội Ấn Độ ở bang Arunachal
Trạm gác của Quân đội Ấn Độ ở bang Arunachal

Theo chuyên gia Phó Tiểu Cường, Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc, Tổng thống Ấn Độ thăm khu vực tranh chấp là một tuyên bố chính trị, điều này liên quan đến việc Ấn Độ tăng cường kiểm soát thực tế đối với khu vực này.

Do phần lớn khu vực này nằm trong sự kiểm soát thực tế của Ấn Độ, nên Trung Quốc sẽ không có phản ứng quá quyết liệt. Nhưng theo Phó Tiểu Cường, dù thế nào thì cũng không thay đổi được tính chất “khu vực này là khu vực tranh chấp Trung-Ấn”. “Tuyên bố chính trị không có lợi cho giải quyết tranh chấp”.

Tờ “Mail Today” Ấn Độ ngày 29 tháng 11 dẫn nội dung một tài liệu đàm phán biên giới của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Ấn Độ đã phát đi tín hiệu với Trung Quốc, đó là: chuẩn bị nhường khu vực Aksai Chin cho Trung Quốc để đổi lấy Trung Quốc thừa nhận bang Arunachal là lãnh thổ Ấn Độ (?).

Theo báo Trung Quốc, Tổng thống Ấn Độ thăm bang này là có liên quan đến cuộc bầu cử vào năm tới, đây là một con bài chính trị để tăng cường tỷ lệ ủng hộ của cử tri trong nước trong bối cảnh liên minh cầm quyền gặp nhiều khó khăn hiện nay.

Tờ “Indian Express” Ấn Độ cho rằng, hiện nay, hai bên Ấn Độ và Trung Quốc tập trung vào duy trì hòa bình và ổn định của bang Arunachal, chứ không phải tìm phương án giải quyết cuối cùng. Nhưng do hai bên kiên trì lập trường chủ quyền của mình, nên khu vực này đã khiến cho quan hệ song phương nhiều lần xảy ra căng thẳng.

Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Ấn Độ, triển khai ở biên giới Trung-Ấn
Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Ấn Độ, triển khai ở biên giới Trung-Ấn

Phó Tiểu Cường cho rằng, tranh chấp lãnh thổ Trung-Ấn có tính chất hoàn toàn khác với “tranh chấp đảo Senkaku” giữa Trung-Nhật. Trung-Ấn đã tiến hành đàm phán lâu dài về vấn đề biên giới, đã xây dựng được cơ chế đàm phán biên giới hoàn thiện, hai bên đều có nguyện vọng thông qua đàm phán hòa bình giải quyết vấn đề, đặc biệt hai bên đã đưa ra phương án cả gói cho giải quyết vấn đề biên giới.

Về việc Tổng thống Ấn Độ thăm bang Arunachal, ngày 30 tháng 11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương lên tiếng cho rằng: “Hy vọng Ấn Độ không nên áp dụng các hành động làm phức tạp hóa vấn đề, tạo điều kiện có lợi cho đàm phán biên giới”.

Tranh giành ảnh hưởng ở Nepal

Theo tờ “Thời báo Hoàn Cầu” ngày 16 tháng 11, Ấn Độ và Trung Quốc đang tích cực can dự vào tình hình nội bộ của Nepal, bảo vệ lợi ích tự thân, đáng chú ý là tấn công các nhóm tội phạm.

Bài báo cho rằng, lợi ích chủ yếu của Ấn Độ tại Nepal là kiềm chế vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc, đồng thời phòng ngừa nước này trở thành căn cứ của các phần tử cực đoan. Quan chức của cả Nepal và Ấn Độ đều cho rằng, điểm quan tâm của Trung Quốc đã từ vấn đề Tây Tạng mở rộng đến nơi đứng chân vững chắc hơn của Ấn Độ.

Trạm kiểm soát của Ấn Độ ở bang Arunachal
Trạm kiểm soát của Ấn Độ ở bang Arunachal

Một quan chức tình báo Ấn Độ cho rằng, Ấn Độ có 2 mối lo ngại ở Nepal: Một là Pakistan đang tìm cách gây phiền phức tại khu vực. Hai là, thách thức lớn hơn đến từ Trung Quốc và tài chính của họ.

Đông Bình