Ngày 29/9, mạng “Thời báo Ấn Độ” đưa tin, quân đội Ấn Độ dự kiến sẽ tổ chức tập trận chung với quân đội của 16 nước bạn bè.
Từ mỗi năm chỉ có vài lần tập trận chung (cách đây 10 năm) cho đến nay, quân đội Ấn Độ thực sự đã tăng cường mối quan hệ với quân đội các nước. Quân đội Ấn Độ (với 1,13 triệu quân) sẽ tiến hành 16 cuộc tập trận chung với quân đội các nước bạn bè trong năm 2011 – 2012.
Quân đội Ấn Độ liên tiếp tập trận với các nước để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Trong hình là lực lượng biên phòng của Ấn Độ đang tuần tra biên giới |
Các cuộc tập trận dày đặc là một phần của biện pháp ngoại giao có hiệu quả, nhằm tăng cường quan hệ chiến lược chung giữa Ấn Độ với “các nước láng giềng trực tiếp”, “các nước láng giềng chiến lược” và “các nước quan trọng” xa xôi, cũng như tăng cường hợp tác giữa quân đội Ấn Độ với quân đội các nước.
Báo Trung Quốc viết: "Các quan chức quân đội Ấn Độ cho rằng, từ Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan đến Bangladesh, Myanmar, Nepal, Maldives, Seychelles, Singapore, Indonesia và Thái Lan, phản ứng “rất nhiệt tình”".
Máy bay chiến đấu Su-30 của không quân Ấn Độ |
Một quan chức cao cấp nói: “Quân đội các nước khác rất sẵn sàng cùng tập trận với chúng tôi, bởi vì trong 60 năm qua, chúng tôi đã tích lũy được kinh nghiệm tác chiến ứng phó với các loại xung đột. Một trong những lĩnh vực quan tâm chính của tập trận là tiến hành chống khủng bố, chống bạo loạn ở các khu vực xa xôi, khu vực ngoại ô và ở đô thị”.
Cùng với sự gia tăng của mối đe dọa khủng bố, rất nhiều khu vực lớn trên thế giới đã bị ảnh hưởng, tình hình này xảy ra không hề nằm ngoài dự kiến. Nhiều năm qua, quân đội Ấn Độ đã ứng phó với bạo loạn và chủ nghĩa khủng bố, đã tích lũy được kinh nghiệm quý báu trong việc ứng phó với chủ nghĩa khủng bố, giải quyết “chiến tranh bán thông thường” và các “hành động xung đột mật độ thấp”.
Ấn Độ mới tham gia tập trận với Anh ở trung tâm tác chiến trên bộ Salisbury/Anh. Trong hình là biên đội máy bay chiến đấu Typhoon của không quân Anh |
Tất nhiên, quân đội Ấn Độ cũng có tổ chức chuyên nghiệp, như trường học về chống bạo loạn và chiến tranh trong rừng, trường chiến tranh ở miền núi cao. Trường thứ nhất nằm ở Wayilungete, bang Mizoram, Ấn Độ, các học viên được học về chiến tranh du kích. Trường thứ hai nằm ở Jammu và Kashmir, các học viên được giảng dạy về khoa mục chiến tranh miền núi và chiến tranh khu vực tuyết rơi cũng như chiến tranh mùa đông.
Trong khi 200 binh sĩ Ấn Độ gần đây tham gia vào cuộc tập trận với các binh sĩ Anh ở trung tâm tác chiến trên bộ gần Salisbury, thì New Delhi cũng vừa cử một lực lượng khác đến Mông Cổ tham gia tập trận chống khủng bố. Tiếp theo, các binh sĩ Pháp sẽ cùng quân đội Ấn Độ tham gia cuộc tập trận mang tên “Sức mạnh” tại Ấn Độ từ ngày 9 – 22/10/2011.
Tàu sân bay INS Viraat của hải quân Ấn Độ |
Đương nhiên, những cuộc tập trận này nhằm xây dựng “cây cầu”, phù hợp với lợi ích địa-chính trị lớn hơn của Ấn Độ. Chẳng hạn, Ấn Độ luôn cố gắng tăng cường quan hệ kinh tế và quân sự với các nước Trung Á. Không lâu nữa sẽ cùng Kyrgyzstan tổ chức tập trận chung lực lượng đặc nhiệm, đây là một phần của chính sách trên.
Một quan chức khác cho biết: “Trong vài tháng tiếp theo sẽ sắp xếp tập trận chung với các Myanmar, Indonesia, Nepal và Bangladesh. Ví dụ, cuộc tập trận với Myanmar sẽ tiến hành ở trường chống bạo loạn và chiến tranh du kích. Sau khi đã tổ chức 2 cuộc tập trận với Mỹ vào đầu năm nay, trong thời gian tới sẽ sắp xếp tiến hành một cuộc tập trận tại Ấn Độ”.
Tháng 4/2011, hải quân Mỹ và Ấn Độ đã có cuộc tập trận chung mang tên "Malabar-2011" ở Tây Thái Bình Dương, với sự tham gia của 9 tàu chiến, trong đó có tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN-76 của hải quân Mỹ |