Chiến tranh đã đi qua trên 30 năm nhưng nỗi đau và mất mát vẫn còn đọng lại trong trái tim của người con đất Việt, đối với các gia đinh liệt sỹ đó là một nỗi đau không nguôi khi chưa tìm được hài cốt của người thân về đoàn tụ với gia tộc, con của họ vẫn còn nằm đâu đó trên chiến trường xưa, trong các bản làng hay mỗi nẻo đường của mọi miền tổ quốc.
72 nghĩa trang liệt sĩ với hơn 60 nghìn ngôi mộ đang được nhân dân Quảng Trị canh giấc. Họ đến từ nhiều địa phương, nhiều tỉnh thành, tuy tuổi tác khác nhau nhưng họ vẫn gọi chung một cái tên là đồng đội, họ đã ngã xuống khi tuổi đời con xanh, từng giọt máu đào rơi xuống để có một Quảng Trị hôm nay.
Có những con người như thế
Là địa đầu giới tuyến, mảnh đất Quảng Trị đã chứng kiến biết bao tấm gương anh dũng hy sinh trong những ngày khói lửa. Khi hòa bình lập lại các thân nhân liệt sỹ trên mọi miền tổ quốc lại về Quảng Trị với một hi vọng là con họ sẻ nằm đâu đó trên nhưng nghĩa trang ở nơi đây.
Bà Đặng Thị Cháu cùng với hai con bên nấm mộ của liệt sỹ Nguyễn Đình Thực |
Nhà đón tiếp thân nhân liệt sỹ là địa chỉ quen thuộc của tất cả mọi người dân trên mọi miền tổ quốc, họ về đây trong những ngày lễ trọng đại của đất nước để thắp những nén hương thơm lên phần mộ của những người đã khuất. Nhà đón tiếp thân nhân liệt sỹ là công trình có ý nghĩa rất lớn thể hiện tính nhân văn của Đảng và nhà nước được Bộ đầu tư xây dựng năm 1997. Bắt đầu từ tháng 4, 7, 9, 11 là những tháng mà các thân nhân liệt sỹ về đây đông nhất. Họ về đây thắp nến hương thơm lên phần mộ mà người thân họ đã ngả xuống.
Gia đình thắp những nén hương lê phần mộ của người thân và các đồng đội đang an nghĩ tại nghĩa trang đường 9 |
Những khoảnh khắc lắng lòng
Làm việc nghĩa việc tình ở một nơi phải thường xuyên chứng kiến những câu chuyện xúc động quanh chuyện đi tìm mộ, các cán bộ ở đây mặc dù đã ''rắn lòng'' nhưng có nhiều trường hợp vẫn không thể cầm được nước mắt.
Hợp một ngụm trà trong miệng anh Hoàn chia sẻ: có nhiều hoàn cảnh đáng thương lắm cô ơi. Còn nhớ vào buổi chiều mùa hè năm 2008 có một cô bé quê ở tận Quảng Ninh vào đây tìm bố. Lớn lên không biết mặt mủi bố thế nào, chỉ biết qua tấm ảnh mà người nhà đặt trên bàn thờ và củng chỉ biết bố hi sinh ở Quất Xá, Cam Ranh ( Quảng Trị) bố cô hi sinh trong lúc cô mới tròn 7 tháng. Người bố về báo mọng nên đưa con cùng với đồng đội bố vào đây để đưa ông về với quê hương.
Cô gái bước xuông xe người rủ rượi, mặt tái xanh vì phải vượt qua một chặng đường dài trong tình trạng say xe. Lúc đồng đội lên chỉ địa điểm nơi mà bố cô hi sinh thì hài cốt nằm trên đoạn đường của thôn Quất Xá đang thi công, hài cốt của bố cô bị xới sang một bên trong khi đó người dân không biết. Anh Hoàn bảo: nếu không vào kịp thời chắc nấm mồ này trở thành vô danh đó cô. Thế là hai bố con đã được “đoàn tụ”. Hay chuyện tình của bà cụ 76 tuổi.
Vượt hơn 300 Km từ Hà Tĩnh bà Đặng Thị Cháu (76 tuổi) lặn lội vào đây thắp hương cho chồng. Chồng bà là liệt sỹ Nguyễn Đình Thực (SN1945) quê ở Sơn Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh, thuộc đơn vị C4, D74, hi sinh ngày 5/3/1968 tại đường 9 Khe Sanh. Năm nào củng vào dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ bà đều vào đây thắng hương cho chồng. Suốt chặng đường lên nghĩa trang đường 9 tôi mới biết được tình cảm mà bà giành cho người đã khuất là thứ tình cảm bất diệt.
Bà kể: lấy nhau được hai mụn con thì ông hi sinh để lại tôi với hai đứa con thơ và bố mẹ già, vợ chồng ở với nhau chưa được bao lâu thì ông nhà tôi theo tiếng gọi tổ quốc vào tham gia chiến đấu rồi hi sinh. Ngày ấy tôi còn trẻ, biết bao nhiêu là cực nhọc khi phải xa chồng một mình gồng gánh cho cả gia đình, nhưng không vì thế mà tôi nhụt ý chí được. Ngày đó vất vả bà phải lặn lội chăm gia đình chồng và hai đưa con, bữa cháo bữa cơm rồi củng sống được đến tận bây giờ.
Bà nói “một ngày củng nên duyên vợ chồng”. Bà bảo mộ ông mới tìm cách đây không lâu, trước khi chưa tìm ra tôi không thắp được hương cho ông nhưng củng có những gia đình đồng đội đến viếng rồi thắp cho ông những nén hương. Cách thành phố Đồng Hà 8Km tôi và hai người con của bà lên đến phần mộ của ông, lần đâu tiên đặt chân đến nghĩa trang lồng tôi như lắng lại, với hơn 10.000 mộ liệt sỹ đang an nghĩ tại đây, đến phần mộ của chồng bà Cháu những người con mở túi đồ được mua sẵn từ ngoài quê vào, rồi đặt lên phần mộ của ông, với cu đơ, rượu Can Lộc là những đặc sản của người con Hà Tĩnh. Khi tôi hỏi: sao bà Không vào đây mà mua, đưa từ ngoài kia vào vừa nặng vừa vất vả? bà chỉ nói: tôi muốn đưa những thứ của quê nhà vào cho ông ấy. Rồi bà cùng hai đứa con thắp hương cho ông.
Tôi thấy bà đã khóc rồi khấn những gì trong miệng mà tôi không rõ nhưng tôi nghĩ có lẻ bà củng đang nhớ về những ngày hạnh phúc của hai ông bà. Bà ngồi bên mộ ông thật lâu vì lần nay bà vào thắp hương cho ông và ra luôn trong ngày. Gia đình chưa muốn đưa hài cốt ông về trong lúc này, bà con khỏe vẫn thường xuyên đi vào thăm ông được, giờ bà muốn để ông ở lại chung vui cùng đồng đôi, còn sau này bà không đi được nữa có lẻ con cháu bà sẻ đưa ông về bên bà.
Quay trở lại Đông Hà gia đình bà đón xe trở về Hà Tĩnh nhưng tôi nghĩ tình cảm mà bà giành cho ông vẫn như ngày nào. Đó là tấm lòng của người đã sống với những người đã khuất.
Có vô vàn câu chuyện cảm động được lưu giữ ở nhà tiếp đón thân nhân liệt sĩ Quảng Trị mà mỗi câu chuyện là một tấm lòng của người còn sống gửi đến các liệt sĩ đã hy sinh. Ở miền gió cát giữa những ngày tháng 7 tại nhà khách 27/7 Quảng Trị vẫn giang tay chờ đón những thân nhân, gia đình liệt sĩ đến dừng chân và đi thắp vài nén nhang cho các linh hồn liệt sĩ bớt phần cô quạnh.