Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ...
Những tình cảm thân thương, chân thành dành cho người mẹ kính yêu của mình đã được độc giả Trần Thị Khuyên (Lớp K43 Kinh tế Du lịch, ĐH Huế) gửi gắm qua bức thư của mình gửi mẹ từ phương trời xa. Mời độc giả cùng theo dõi:
Những tình cảm thân thương, chân thành dành cho người mẹ kính yêu của mình đã được độc giả Trần Thị Khuyên (Lớp K43 Kinh tế Du lịch, ĐH Huế) gửi gắm qua bức thư của mình gửi mẹ từ phương trời xa. Mời độc giả cùng theo dõi:
Cuối thu, đất Cố đô khoe những hạt mưa, thả xuống phủ đều khắp phố. Có lần con nói với mẹ “mưa Huế” là quà cho khách du lịch đấy, mẹ còn nhớ nữa không(?!).
Con gái đã xa mẹ, sống và học tập trên đất Huế gần 4 năm rồi đấy. Nhiều lần tản bộ dưới mưa, ngắm nhìn kinh thành xưa cổ kính con đã cảm nhận được món quà ấy thú vị biết nhường nào. Chỉ tiếc, con vẫn chưa một lần dẫn mẹ vào thăm xứ Huế mộng mơ. Mẹ vẫn thường khen những cô gái Huế mang áo dài duyên lắm, tất nhiên là chẳng quên khen cả con gái của mẹ.
Ngày thứ Ba vừa rồi ngài Ratubatsi Super Moloi – Đại sứ Nam Phi đã cùng phu nhân và bí thư thứ nhất ông Adriaan du Pisanie đến thăm và làm việc tại ĐH Huế. Chúng con – những sinh viên Khoa du lịch được vinh dự tham gia buổi gặp gỡ với ngài. Mẹ ạ, ngài Moloi rất gần gũi, thân thiện với mọi người. Và con biết chẳng có gì có thể ngăn cản được vòng tay kết nối giữa người da đen, da trắng, da màu... trên thế giới của tất cả chúng ta.
Một bộ phim Nam Phi được ngài đại sứ chọn để chiếu tặng cho chúng con xem và mẹ yêu biết không, dường như tất cả sinh viên chúng con và phu nhân đều ngấn giọt nước mắt. Bộ phim “chuyện của Yesterday” kể về cuộc đời một người phụ nữ phải chịu nhiều vất vả, lao động nặng nhọc trên mảnh đất châu Phi – mảnh đất như chẳng thể đi đâu để trốn được ánh nắng mặt trời.
ảnh minh họa (nguồn Internet) |
Đó là người phụ nữ Nam Phi đảm đang - người vợ Nam Phi chung thủy và người mẹ Nam Phi tuyệt vời, để lại trong con đầy ấn tượng. Con tin nếu mẹ được xem mẹ cũng sẽ đồng ý với con về điều đó. Chồng cô ấy phải đi xa lên thành phố làm việc và bị nhiễm HIV, chúng con dường như đều đã khóc cùng Yesterday khi bác sĩ nói rằng, cô ấy đang chung số phận với người chồng mẹ ạ.
Mời độc giả gửi các bài viết về những kỷ niệm ngọt ngào và những tình cảm thiêng liêng về người mẹ, người bà của, thầy cô giáo của mình. Bài viết hay sẽ được đăng tải trên báo Giáo dục Việt Nam. Chúng tôi sẽ chọn ra bài viết chất lượng để trao quà tặng của báo. Bài viết gửi về địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vnhoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Mẹ sẽ thấy ở đâu đó trên dải đất chữ S của chúng ta, những con người, những gia đình, những người vợ cũng phải chịu đựng nỗi đau như Yesterday phải không ạ? Và ngài đại sứ nói chúng ta sẽ là những người bạn đồng hành, chúng ta đoàn kết để cùng nhau đẩy lùi vấn nạn HIV. Chúng con đều vỗ tay hưởng ứng. Chúng ta và Nam Phi sẽ cùng thực hiện điều đó.
Mẹ luôn căn dặn anh em con phải biết sống lành mạnh, không ngừng học tập bởi sức khỏe và trí tuệ là vốn quý nhất của chúng ta. Có sức khỏe để cống hiến và để sống đúng nghĩa chúng ta đang sống chứ không phải chúng ta đang tồn tại. Những lời này con và anh vẫn luôn luôn ghi nhớ.
Hôm rồi đứa bạn thân của con khóc nhè, nhưng bạn ấy không phải là một cô bé không ngoan. Con gái đã không ngăn được những dòng lệ, bởi người mạnh mẽ đâu có nghĩa là người không khóc bao giờ. Bạn ấy đã sống nỗ lực rất nhiều để vui vẻ, để hạnh phúc và thành công.
Nỗ lực nhiều lắm lắm đấy! Con hiểu, tất cả những điều đó đều vì muốn người mẹ nơi thiên đường kia được an lòng. Nhưng xa cách mẹ nghìn trùng, những lúc thấy trống vắng trách sao được ký ức lại ùa về dữ dội, chỉ có thể trách rằng tình mẫu tử trên đời này quá cao cả, thiêng liêng. Con ôm lấy đứa bạn thân đang còn nức nở, nói rắng sẽ cho bạn người mẹ của con.
Mẹ đừng giận đấy nhé! Bởi “cho mẹ” nhưng mẹ vẫn luôn đầy ắp trong trái tim con, chẳng bao giờ vơi bớt. Rồi chúng con sẽ đều có mẹ và con cũng chẳng bao giờ phải ghen tỵ vì bạn ấy có tới hai người mẹ đâu.
Nhớ ngày còn nhỏ, làm việc gì cũng hay hỏi mẹ. Cũng chẳng ít lần thắc mắc mấy thứ linh tinh rồi cứ bám theo gấu áo mẹ để được nghe lời giải thích.
Thế mà sao mẹ chẳng “nổi giận” với con bao giờ nhỉ. Mẹ tảo tần, cứ quấn lấy công việc suốt ngày, đôi tay mẹ chẳng chịu nghỉ ngơi dù cả những khi bố xin về phép để phụ giúp việc nhà, việc đồng áng…
Thế mà sao mẹ chẳng “nổi giận” với con bao giờ nhỉ. Mẹ tảo tần, cứ quấn lấy công việc suốt ngày, đôi tay mẹ chẳng chịu nghỉ ngơi dù cả những khi bố xin về phép để phụ giúp việc nhà, việc đồng áng…
Mặc dù mẹ không phải là người theo học ở những trường lớp nổi tiếng, cũng chẳng có bằng cấp như bao thầy cô giáo của chúng con. Song, nếu con và anh thắc mắc mẹ hầu như đều có câu giải thích đầy lí thú. Điều đó là một bí ẩn suốt thời thơ ấu của mình mà con gái không làm sao hiểu được.
Sau này, khi học qua các trường lớp, con có thêm nhiều kiến thức cho bản thân. Con hiểu về người Do Thái và rồi con hiểu tại sao chúng con mê tít câu trả lời của mẹ. Dân tộc Do Thái – họ đã từng bị xua đuổi, bị chà đạp, thậm chí có khi còn bị tàn sát dã man trong một thời kỳ lịch sử dài trước kia.
Nhưng đến nay họ đã lập nên nhà nước Israel độc lập, tự chủ, tuy nhỏ bé nhưng giàu mạnh ở Trung Đông. Có lẽ tất cả điều họ làm được không chỉ vì ý thức dân tộc mãnh liệt, tinh thần phấn đấu ngoan cường mà còn bởi vì họ có trí tuệ thông minh tuyệt vời và tài kinh doanh tuyệt diệu.
ảnh minh họa (nguồn Internet) |
Tất nhiên là để có “trí và tài” ấy người Do Thái đã coi trọng học tập, tri thức, theo đuổi học thức uyên bác trong suốt cả cuộc đời. Và những lời lí giải thắc mắc mẹ giành cho anh em con không phải tự nhiên mà có, mẹ đã học được rất nhiều từ sách vở,từ cuộc sống,từ kinh nghiệm mấy nghìn năm ông bà tổ tiên ta truyền lại. Mẹ của con khiến nhiều người ngưỡng mộ lắm đấy nhé!
Mẹ ơi! Mấy ngày qua lòng con đầy tâm sự, khi con đọc những bài báo viết về “chúng ta”. Họ viết về những doanh nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai,… ngầm “tẩy chay” lao động từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Điều dĩ nhiên, họ có lời giải thích cho hành động “tẩy chay”: người quê mình dễ nổi nóng, hay tụ tập, gây gổ đánh nhau.
Khi một ai đó bị buộc thôi việc thì họ “đoàn kết” đình công. Tình đoàn kết bao giờ cũng đáng quý nhưng nếu đoàn kết theo kiểu cục bộ như thế thì tin rằng khó ai ủng hộ, hoan nghênh, phải không mẹ? Chuyện “gương xấu” người quê mình con cũng đã từng nghe, nhưng thiết nghĩ ở đâu đâu trên đất nước này cũng có kẻ xấu, người tốt, người thế này cũng có người thế kia.
Bài báo đăng lên, người tứ phương đưa lời bình luận, ý kiến tốt – xấu đều đủ cả mẹ ạ. Nhìn sự thật đang diễn ra lòng con thấy buồn biết mấy. Buồn vì tại sao số “gương xấu” quê mình tăng lên nhiều, tại sao họ không lựa chọn một lối sống, lối làm việc tốt như bao người khác lựa chọn. Liệu họ đã nghĩ đến những gì sắp tới thế hệ tương lai của lao động Hà Tĩnh sẽ phải đón nhận hay chưa? Và cả chính tương lai con cháu của họ nữa?
Đứng trước thực tế “tẩy chay” lao động từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, giả sử như thầy là trưởng phòng nhân sự tại những doanh nghiệp đó thầy sẽ có khuyến nghị như thế nào lên các cấp lãnh đạo và nhà quản lí? Thầy nói “vơ đũa cả nắm” là điểm cấm kị khi chúng ta nhìn nhận về một vấn đề bất kỳ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bộ phận chức năng quản trị nhân sự là đưa ra các chính sách tuyển dụng nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Vậy nên, nếu chúng ta có năng lực, có phẩm chất tốt thì không sợ không có “đất dụng võ”. Vấn đề nào cũng có tính hai mặt, phải chăng đây cũng chính là cơ hội để những “gương xấu” quê mình nhìn nhận đánh giá lại bản thân, phải không mẹ của con? Rồi những mảng tối trong con người họ sẽ dần tan đi, tiến bộ xã hội sẽ mang tới nguồn sáng, cho họ những bài học và kinh nghiệm mới trong cuộc sống hiện đại văn minh, con luôn tin là như thế!
Cô sinh viên năm bốn rồi. Và con gái của mẹ vẫn đang bước những bước đi trên con đường theo đuổi học thức vốn chẳng ít những thử thách, gian nan. Nhưng những bước đi sẽ luôn có một người mẹ âm thầm dõi theo, động viên, cổ vũ… để con tin, con hy vọng và con khát lăn mình vào cuộc sống. Con muốn cảm ơn mẹ, thật thật nhiều! Ngày của mẹ - của tất cả những người mẹ Việt Nam thương yêu đang dần tới, con gái lại thèm cái cảm giác được nằm gọn trong đôi vòng tay mẹ.
Đôi bàn tay gầy gầy xương nhưng mềm mại, nhẹ nhàng biết đến nhường nào. Con chẳng biết tại sao mỗi khi nhớ mẹ, mỗi khi nghĩ về mẹ… con lại khóc. Khóc vì con thương mẹ bao năm vất vả nuôi dưỡng anh em con nên người. Thương một người đã hi sinh rất nhiều cho một mái ấm – cho niềm tự hào mãnh liệt, hạnh phúc khi có một người mẹ tuyệt vời luôn lắng nghe con tâm sự, những vui, buồn, thành công và cả những vấp ngã đầu đời, những khổ đau, hạnh phúc…
Gạt dòng nước mắt, tự nhủ mình phải gắng học tập, rèn luyện nhiều hơn nữa để xứng đáng với những gì mẹ cha đã giành tặng cho con. Tận đáy lòng mình con biết ơn mẹ nhiều, nhiều lắm mẹ yêu ạ. Muốn được ôm lấy mẹ ngay lúc này để nói với mẹ rằng: Cảm ơn người mẹ tuyệt vời của con!
Mời độc giả gửi các bài viết về những kỷ niệm ngọt ngào và những tình cảm thiêng liêng về người mẹ, người bà của, thầy cô giáo của mình. Bài viết hay sẽ được đăng tải trên báo Giáo dục Việt Nam. Chúng tôi sẽ chọn ra bài viết chất lượng để trao quà tặng của báo. Bài viết gửi về địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vnhoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Trần Thị Khuyên (Lớp K43 Kinh tế Du lịch, ĐH Huế)