Bản Di chúc của Bác mang nét độc đáo rất riêng, dù bút tích Người ghi rõ "Tuyệt đối bí mật" nhưng đây lại là tài liệu được công bố rộng rãi nhất, được nhiều thế hệ học tập, noi theo. Di chúc của Hồ Chủ tịch đã được Bộ Chính trị cho xuất bản và công bố cùng ngày tổ chức lễ quốc tang 9/9/1969. BẤM VÀO ĐÂY XEM TOÀN VĂN DI CHÚC CỦA HỒ CHỦ TỊCH |
Những bút tích của Người còn lại trong các bản Di chúc đã cho thấy, đây là văn bản được Người tập trung thời gian, suy nghĩ, chỉnh sửa nhiều nhất so với các văn bản bút tích Người để lại. Điều đó, thể hiện tinh thần trách nhiệm của Người trước sự nghiệp cách mạng của dân tộc, nhưng đó còn là tấm lòng của vị lãnh tụ với tương lai đất nước.BẤM VÀO ĐÂY XEM TOÀN VĂN DI CHÚC CỦA HỒ CHỦ TỊCH |
Hồ Chí Minh bắt đầu viết chúc thư mà Người gọi là tài liệu "Tuyệt đối bí mật" vào 9h sáng ngày 10/5/1965, dịp Người tròn 75 tuổi. "Chọn đúng vào một ngày tháng Năm, nhân dịp sinh nhật mình; chọn đúng vào lúc 9h, giờ đẹp nhất của một ngày; chọn đúng vào lúc sức khỏe tốt nhất trong những năm gần đây… để viết về ngày ra đi của mình…" (Bác Hồ viết di chúc như thế nào - Hồi ký của đồng chí Vũ Kỳ). Rồi từ đó, mỗi năm, từ mồng 10 đến 20 tháng 5, mỗi hôm, Người dành trọn 1 tiếng, từ 9h đến 10h để chỉnh sửa Di chúc.BẤM VÀO ĐÂY XEM TOÀN VĂN DI CHÚC CỦA HỒ CHỦ TỊCH |
Gọi là Di chúc nhưng những gì dành cho riêng Người thật ít ỏi, ở phần được gọi là "việc riêng", Người chỉ gói gọn trong 79 chữ, đúng bằng số mùa xuân mà Người đã trải qua. Sự trùng hợp này cũng thật đặc biệt.BẤM VÀO ĐÂY XEM TOÀN VĂN DI CHÚC CỦA HỒ CHỦ TỊCH |
Ngoài những nội dung mang tính độc đáo, Di chúc của Hồ Chủ tịch còn có một quá trình lưu giữ, bảo quản cũng độc đáo không kém. Vì những lý do khách quan, vào năm 1989, toàn văn Di chúc của Hồ Chủ tịch cũng như ngày mất của Người mới được công bố bằng Thông báo của Bộ Chính trị khóa VI. BẤM VÀO ĐÂY XEM TOÀN VĂN DI CHÚC CỦA HỒ CHỦ TỊCH |
Thường lúc chuẩn bị về trời, tâm lý con người thể hiện qua di chúc là nghĩ và viết về quá khứ, về cuộc đời đã trải qua, đặc biệt là phải quan tâm đến sự việc quan trọng nhất của đời mình đang xảy ra ở thời điểm viết di chúc. Ấy vậy mà di chúc của Bác, chỉ nói đến tương lai của đất nước, dân tộc. Và nhất là những việc của tương lai cần phải làm. BẤM VÀO ĐÂY XEM TOÀN VĂN DI CHÚC CỦA HỒ CHỦ TỊCH |
Bác chỉ viết một câu vừa dự báo, vừa khẳng định: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người nhưng nhất định thắng lợi” (Bản Di chúc ngày 15/5/1965). BẤM VÀO ĐÂY XEM TOÀN VĂN DI CHÚC CỦA HỒ CHỦ TỊCH |
Và điều lạ nữa là Bác, trong toàn bộ Di chúc và các bản bổ sung, cụm từ “xã hội chủ nghĩa” chỉ được Bác viết một lần khi nói về thanh niên - “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế, xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”. BẤM VÀO ĐÂY XEM TOÀN VĂN DI CHÚC CỦA HỒ CHỦ TỊCH |
Từ cộng sản được Bác viết một lần trong phần “về phong trào cộng sản Thế giới” nhưng là để nói đến sự “bất hoà hiện nay giữa các Đảng anh em”. Như vậy Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản cũng là điều tất yếu như cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhất định thắng lợi như Bác đã dự báo. BẤM VÀO ĐÂY XEM TOÀN VĂN DI CHÚC CỦA HỒ CHỦ TỊCH |
Ngày Bác mất cũng trùng với ngày Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Bác khai sinh, ngày 2/9/1945. Di chúc của Bác với những giá trị độc đáo đã trở thành tài sản vô giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. BẤM VÀO ĐÂY XEM TOÀN VĂN DI CHÚC CỦA HỒ CHỦ TỊCH |
Không chỉ hiện nay mà Di chúc của Bác Hồ mãi mãi về sau vẫn là ngọn đuốc soi đường, là kim chỉ nam cho mọi người, mọi thời đại trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. BẤM VÀO ĐÂY XEM TOÀN VĂN DI CHÚC CỦA HỒ CHỦ TỊCH |
Hoàng Lâm