Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 Nga (ảnh minh họa, nguồn mạng sina TQ) |
Trang mạng "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 17 tháng 4 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehqan cho biết, Nga và Iran đã đạt được nhất trí về một thỏa thuận mới, căn cứ vào thỏa thuận này, Iran sẽ tiếp nhận một phiên bản của hệ thống phòng không tầm xa di động S-300.
Hãng tin "Fars News Agency" Iran dẫn lời ông Hossein Dehqan cho biết: "Chúng tôi đã hoàn tất thỏa thuận bàn giao hệ thống tên lửa S-300, vấn đề duy nhất còn lại hiện nay chính là thời hạn bàn giao".
Vào trung tuần tháng 4, Chính phủ Nga tuyên bố, Tổng thống Vladimir Putin đã ký kết một sắc lệnh, do đó, Nga sẽ có thể chuyển nhượng hệ thống S-300 cho Iran.
Tuyên bố này gây chú ý cho dư luận, Iran sẽ nhận được S-300VM, chứ không phải là hệ thống S-300PMU1 mà họ đặt mua năm 2007. Hợp đồng này sở dĩ bị hủy bỏ là do Hội đồng bảo an Liên hợp quốc tháng 6 năm 2010 trao quyền tiến hành cấm vận vũ khí toàn diện hơn đối với nước cộng hòa Hồi giáo này.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 Nga (nguồn mạng sina TQ) |
Dòng S-300P đã không còn tiếp tục sản xuất, nhưng Iran vẫn có thể sở hữu hệ thống S-300PMU2 sản xuất cho Syria dựa trên một hợp đồng đã bị hủy bỏ khác, hoặc hệ thống S-300P nghỉ hưu sau khi bản thân Nga tiếp nhận hệ thống S-400.
Lựa chọn hệ thống S-300P có thể cần một khoảng thời gian, bởi vì sản xuất hệ thống mới rất chậm, hơn nữa Nga đã tuyên bố một hợp đồng cung ứng hệ thống S-400 cho Trung Quốc.
Vì vậy, Iran có thể lựa chọn hệ thống S-300VM, Nga hiện nay đang sản xuất loại hệ thống này cho Ai Cập.
Bộ trưởng Tình báo Israel Yuval Steinitz đã tiến hành phê phán đối với quyết định này của Nga, cho rằng, điều này đã cho thấy cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Iran giữa Iran và cộng đồng quốc tế hiện nay đã dẫn tới sự sụp đổ của trừng phạt quốc tế đối với Iran.
"Đây là kết quả trực tiếp Iran có được tính hợp pháp từ thỏa thuận hạt nhân đang chuẩn bị, đã chứng minh sự tăng trưởng kinh tế của Iran sau khi hủy bỏ trừng phạt sẽ được dùng để vũ trang cho họ, chứ không phải là vì lợi ích của nhân dân Iran" - Steinitz nói trong một tuyên bố.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 Nga (nguồn mạng sina TQ) |
Trước đó, Tân Hoa xã dẫn lời Thư ký Ủy ban an ninh quốc gia tối cao Iran Shamkhani ngày 14 tháng 4 cho biết, Iran có triển vọng tiếp nhận hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga trong năm 2015.
Theo truyền thông Iran, cùng ngày tại Moscow, ông Shamkhani cho biết, tin rằng, Nga năm nay sẽ vận chuyển hệ thống S-300 đến Iran, đây sẽ là truyền tín hiệu ổn định tới khu vực, đồng thời tiếp tục củng cố vị thế khu vực của Iran, tăng cường quan hệ song phương Nga-Iran.
Thủ tướng Israel Netanyahu ngày 14 tháng 4 điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” đối với việc Nga khôi phục cung ứng hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran. Theo tuyên bố cùng ngày của Văn phòng Thủ tướng Israel, ông Netanyahu nói với ông Putin rằng, việc Nga cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran “sẽ chỉ khuyến khích hành vi xâm lược của Iran ở khu vực này và sẽ tiếp tục gây tổn hại tới sự ổn định của khu vực Trung Đông”.
Truyền thông Israel dẫn một tuyên bố của Điện Kremlin cho biết, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Nga đã giải thích quyết định của Nga với ông Netanyahu và cho biết, hệ thống tên lửa phòng không S-300 chỉ dùng để phòng thủ, “sẽ không tạo ra mối đe dọa cho Israel”.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 Nga (nguồn mạng sina TQ) |
S-300 là một trong những hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất của Nga hiện nay. Năm 2007, Nga và Iran đã ký kết hợp đồng bán hệ thống tên lửa phòng không S-300, nhưng Nga sau đó đã chấm dứt cung cấp hệ thống vũ khí này do phải thực hiện nghị quyết 1929 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Bối cảnh Nga hủy bỏ lệnh cấm hệ thống tên lửa phòng thủ S-300 cho Iran lần này là đàm phán vấn đề hạt nhân đạt được tiến triển. Trải qua các cuộc đàm phán gian nan kiểu ma-ra-tông, Iran, EU, 6 nước đàm phán vấn đề hạt nhân Iran (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) ngày 2 tháng 4 đã đạt được phương án giải quyết khung về vấn đề hạt nhân Iran ở Lausanne, Thụy Sĩ, đã đặt nền tảng cho đạt được thỏa thuận toàn diện cuối cùng trước cuối tháng 6.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 Nga (nguồn mạng sina TQ) |