Ngày 17/9, Hội nghị ASSA 36 tiếp tục với hai phiên hội thảo về “Sự đổi mới công nghệ thông tin” và “An sinh xã hội”, trong đó đại diện các tổ chức thành viên sẽ thuyết trình về kinh nghiệm thực tiễn và tính hiệu quả của tổ chức mình.
Phiên thảo luận “Sự đổi mới về công nghệ thông tin” có bài thuyết trình của đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam về triển khai hệ thống tương tác đa phương tiện với người dân và doanh nghiệp.
Trình bày tham luận, bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết, hiện nay, hệ thống tương tác đa phương tiện của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có 8 dịch vụ, bao gồm: Dịch vụ Call Center; ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Chatbot); trang mạng xã hội Fanpage; chuyên trang Bảo hiểm xã hội Việt Nam với tổ chức, cá nhân; dịch vụ thanh toán điện tử; dịch vụ qua ứng dụng di động; dịch vụ tin nhắn thương hiệu; dịch vụ đánh giá sự hài lòng.
Khai mạc Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN 36 |
Đáng chú ý, dịch vụ Call Center được coi là hệ thống tạo ra tác động tích cực rất lớn và quan trọng tới việc nâng cao khả năng hỗ trợ người dân và tổ chức khi tương tác với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Tính đến hết tháng 7/2019, hệ thống đã tiếp nhận và trả lời được 268.633 cuộc gọi từ khách hàng. Thông qua hệ thống, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã mở rộng hình thức tuyên truyền thông qua các hình thức gián tiếp; tổ chức và người dân được hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Đồng thời, nhu cầu hỗ trợ, tư vấn, giải đáp trực tiếp của người dân và tổ chức giúp người dân và tổ chức có nhu cầu hiểu rõ nghĩa vụ, quyền lợi của mình cũng đã được đáp ứng…
Đối với ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Chatbot), đây là hệ thống trả lời tự động được triển khai từ tháng 11/2018. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xây dựng kho dữ liệu câu hỏi và trả lời để kết nối với người dân thông qua hình thức trả lời tự động (bằng trí tuệ nhân tạo) trên Website của ngành, Fanpage và điện thoại thông minh.
Thông qua ứng dụng này, tổ chức và người dân sẽ tự động hóa quá trình tương tác, hội thoại kết nối với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam mà không bị giới hạn bởi thời gian, địa điểm…
Bảo hiểm xã hội Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng, cải cách hành chính hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. |
Cũng theo đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam, với việc áp dụng dịch vụ “Hệ thống tương tác đa phương tiện” đã góp phần quan trọng vào công tác quản lý, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ khi có thể tiếp cận tốt nhất đến từng đơn vị sử dụng lao động, từng người tham gia Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…
Bên cạnh đó, Fanpage Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên mạng xã hội Facebook cũng được đưa vào hoạt động từ tháng 4/2019. Từ tháng 7/2019, Fanpage Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã được thiết lập ứng dụng Chatbot- trả lời tự động.
Tổ chức và người dân trực tiếp tương tác với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam để được hỗ trợ giải đáp những vướng mắc trong qua trình thực hiện Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, Fanpage Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên mạng xã hội Facebook còn là một kênh truyền thông hữu hiệu cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chủ động cung cấp thông tin, định hướng dư luận xã hội.
Người dân tham gia bảo hiểm y tế được đảm bảo quyền lợi, ngành bảo hiểm có nhiều kênh để người dân góp ý, giải đáp thắc mắc. Ảnh: Vũ Phương. |
Chuyên trang Bảo hiểm xã hội Việt Nam với tổ chức, cá nhân là một trong các kênh tiếp nhận các ý kiến, góp ý, kiến nghị, giải đáp thắc mắc của người dân, doanh nghiệp trong quá trình tham gia, thụ hưởng các chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam mở rộng các kênh thu nộp, chi trả chính sách của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên môi trường điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử; ứng dụng thanh toán điện tử của ngân hàng.
Thông qua hình thức nhắn tin, dịch vụ tin nhắn thương hiệu là một giải pháp hiệu quả giúp tổ chức và người dân, doanh nghiệp nắm bắt được các thông tin liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ tham gia Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Trước đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai các dịch vụ tin nhắn thương hiệu, thông tin đến người dân, người lao động, doanh nghiệp: Thông báo tới đại diện doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp nộp tiền, thông báo cho người lao động biết khi doanh nghiệp báo giảm lao động, thông báo cho cá nhân/đơn vị biết kết quả giải quyết thủ tục hành chính, thông báo cho người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình trước (30 ngày) khi thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng;
Thông báo cho người tham gia Bảo hiểm xã hội Việt Nam tự nguyện khi phương thức đóng đã đăng ký gần hết hạn, thông báo với người có thẻ bảo hiểm y tế số tiền được cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế;
Thông báo kết quả tiếp nhận dữ liệu điện tử trên Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế, thông báo kết quả đóng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thông báo mã OTP cho người dân, doanh nghiệp, cơ sở khám chữa bệnh.
Với mong muốn lấy sự hài lòng của người dân làm mục tiêu cuối cùng để cải thiện chất lượng phục vụ, xây dựng ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ứng dụng dịch vụ đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp.
Đây là công cụ hữu hiệu để người dân và tổ chức đánh giá sự hài lòng về dịch vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Từ những kết quả đánh giá đó, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ kịp thời thay đổi để phục vụ ngày càng tốt hơn hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.