Tàu tuần duyên USS Freedom, Hải quân Mỹ |
Central News Agency (CNA) Đài Loan ngày 10 tháng 3 đưa tin, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert ngày 10 tháng 3 cho biết, Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục tăng số lượng tàu chiến đóng ở vùng biển châu Á-Thái Bình Dương lên 115 chiếc để bảo đảm quan hệ đối tác với các đồng minh, duy trì năng lực chiến đấu và răn đe.
Trong báo cáo văn bản phiên điều trần ngân sách quốc phòng của Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ, ông Jonathan Greenert chỉ ra, Hải quân Mỹ hiện nay triển khai 95 tàu chiến các loại ở các vùng biển của châu Á-Thái Bình Dương, trong tương lai sẽ tăng lên 115 chiếc, quân đồn trú và trang bị ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng lên.
Ông cho hay, trong sách lược bố trí tuyến đầu của hải quân, Quân đội Mỹ sẽ lần lượt tăng thêm 1 tàu ngầm động cơ hạt nhân và tàu khu trục ở Guam và Nhật Bản; các trang bị như tàu tuần duyên, tàu cao tốc liên hợp chở lực lượng và nguồn lực, máy bay không người lái tầm xa... cũng sẽ hoạt động ở Guam vào năm 2017.
Tướng Jonathan Greenert nhấn mạnh, việc bố trí của Hải quân Mỹ sẽ bảo đảm liên kết với các nước đồng minh, duy trì năng lực chiến đấu và răn đe, các nguồn lực hải quân tiếp tục từ khu vực chiến lược khác di chuyển tới.
Tàu khu trục thế hệ mới USS Zumwalt DDG-1000 Hải quân Mỹ |
Tại phiên điều trần, Tư lệnh Hải quân Ray Mabus chỉ ra, tái cân bằng châu Á vẫn là nhân tố quan trọng xây dựng quan hệ đối tác của hải quân, Quân đội Mỹ cần bố trí các trang bị quân sự ở các khu vực thích hợp, bảo đảm cho các đồng minh và đối tác hiểu được cam kết kiên định của Mỹ.
Ray Mabus nhấn mạnh, tàu hải quân tiên tiến nhất của Mỹ hiện đã di chuyển tới khu vực Thái Bình Dương. Đến năm 2020, 60% tàu chiến hải quân sẽ triển khai ở khu vực Thái Bình Dương.
Trang mạng “Thời báo New York” Mỹ ngày 9 tháng 3 cũng đăng bài "Hải quân của chúng ta đủ mạnh" cho rằng, tại nhà máy đóng tàu Bath của hãng General Dynamics ở Maine, các công nhân đang chế tạo một chiếc tàu chiến chưa từng có. Chiếc tàu khu trục tên lửa lớp Zumwalt 3,3 tỷ USD này hoạt động hoàn toàn bằng điện, có chức năng tàng hình, trong kho vũ khí có thể mang theo rất nhiều tên lửa, còn có thể bắn trúng pháo tiên tiến ở mục tiêu ngoài 63 dặm Anh. Nó rất có thể không đến được chiến trường tác chiến thực sự, bởi vì còn chưa có nước khác dám thử chế tạo tàu chiến tương tự, điều này cũng cho thấy ưu thế to lớn của Hải quân Mỹ.
Căn cứ vào yêu cầu ngân sách mới nhất của Lầu Năm Góc, nhu cầu chi tiêu quân sự của Hải quân Mỹ tăng mạnh: ngân sách năm tài khóa 2016 là 161 tỷ USD, còn năm tài khóa này là 149 tỷ USD. Tháng 2 năm 2015, Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus nói với Ủy ban cấp phát Hạ viện Mỹ rằng, quy mô Hải quân Mỹ còn cần mở rộng - ít nhất cần 300 tàu chiến, trong khi đó hiện nay có 275 tàu chiến.
Cụm chiến đấu tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN 76 Hải quân Mỹ và tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản diễn tập (ảnh tư liệu) |
Hai viện Quốc hội hiện nay đều do Đảng Cộng hòa kiểm soát, Chủ tịch Ủy ban quân sự Thượng viện là cựu binh hải quân McCain McCain. Bắt đầu từ thời kỳ Reagan, mở rộng và nâng cấp quy mô hải quân luôn là một chủ đề chính trị của Đảng Cộng hòa.
Nhưng, theo bài viết, Hải quân Mỹ căn bản không cần mở rộng. Hải quân Mỹ có 10 tàu sân bay động cơ hạt nhân - các nước khác 1 chiếc cũng không có. Các nước khác thậm chí căn bản chưa từng có dự định muốn chế tạo loại siêu tàu sân bay động cơ hạt nhân tiên tiến mà Mỹ đang chế tạo này.
Trung Quốc có 1 chiếc tàu sân bay động cơ thông thường lỗi thời, nghe nói còn đang chế tạo 2 chiếc khác, nhưng đều không phải là siêu tàu sân bay động cơ hạt nhân có thể tham gia chiến tranh biển "biển sâu", Hải quân Mỹ giữ địa vị thống trị ở vùng nước sâu. Trên các phương diện như tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, hàng không hải quân, hỏa lực mặt đất, tàu tấn công, tên lửa và hậu cần, thực lực của Hải quân Mỹ đều mạnh hơn thực lực tổng hợp của tất cả các nước khác.
Một số người thích làm lây lan tâm lý sợ hãi trong các vấn đề tàu sân bay, tàu ngầm mới và tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc. Nhưng, so với Mỹ, tàu sân bay của Trung Quốc quá bình thường, tàu ngầm cũng kém hơn rất nhiều. Hơn nữa, không có chứng cớ cho thấy tên lửa đạn đạo chống hạm của họ từng tiến hành thử nghiệm thực tế.
Mỹ đồng thời điều động máy bay chiến đấu F-35 và F-22 tham gia diễn tập Keen Sword với Nhật Bản vào tháng 11 năm 2014 (ảnh tư liệu) |
Các nước láng giềng của Trung Quốc cảm thấy lo ngại đối với việc Trung Quốc phát triển hải quân có thể hỗ trợ cho yêu sách ("đường lưỡi bò" bất hợp pháp) của họ trên Biển Đông. Nhưng, việc phát triển của Hải quân Trung Quốc sẽ không tạo ra mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia hoặc vị trí thống trị trên biển của Mỹ.
Mỹ nếu cho rằng Trung Quốc có dụng ý hiểm ác khi quy hoạch thực lực ở biển gần của họ thì giống như Trung Quốc chỉ trích hành động của Hạm đội 4 Mỹ ở biển Caribbean. Vấn đề chủ quyền của Biển Đông cần thông qua tham vấn giải quyết. Làm cho Hải quân Mỹ mạnh lên sẽ không có ảnh hưởng gì tới cuộc xung đột này.
Mấy trăm năm qua, đọ sức thực lực hải quân luôn là phương diện quan trọng của quan hệ nước lớn. Nhưng, hơn 50 năm qua luôn không có cuộc đọ sức hải quân giữa các nước lớn nào - bởi vì Hải quân Mỹ luôn nổi trội. Cuộc chiến tranh trên biển quy mô lớn lần trước xảy ra ở Okinawa vào năm 1945.
Do hoạt động hải quân cách xa lãnh thổ, người Mỹ có thể không hiểu thực lực hải quân của nước họ và vai trò dẫn dắt mà hải quân phát huy trong các vấn đề của thế giới. Rất nhiều người Mỹ chưa từng nhìn thấy tàu chiến hiện có của Quân đội Mỹ; tàu chiến không thể tham gia diễu hành trong ngày Độc lập, cũng không thể bay qua bầu trời sân bóng bầu dục.
Nhưng, có thể nói, vị trí bá chủ của Hải quân Mỹ là một trong thành tựu lớn nhất của Mỹ, hơn nữa điều này cũng làm cho tất cả các nước đều được lợi từ đó. Ưu thế của vị trí bá chủ này quá lớn, căn bản không cần tiếp tục mở rộng hải quân.
Vũ khí laser của hãng Boeing Mỹ (ảnh minh họa) |