Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert tại Trung Quốc ngày 15 tháng 7 năm 2014 |
Tờ “Thời báo New York” Mỹ ngày 6 tháng 8 đăng bài viết nhan đề “Cái gì giúp Trung Quốc đạt được tiến bộ quân sự” cho rằng, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi gần đây đề xuất với Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert, hy vọng có thể để cho quân nhân trên tàu sân bay mới của Trung Quốc lên thăm tàu sân bay Mỹ, học tập trình tự bảo trì và thao tác/điều khiển. Các nhà quyết sách Mỹ đang cân nhắc lời đề nghị này. Đây là một chủ ý tồi.
Theo bài viết, tuy kế hoạch giao lưu quân sự phổ biến được cho là giảm phán đoán nhầm có thể gây ra xung đột vũ trang, nhưng Washington cần nhìn nhận vấn đề này từ góc độ lợi ích an ninh Mỹ.
Bài viết cho rằng, trong giao dịch này, lợi ích thu được của Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều Mỹ. Trong thời điểm tình hình căng thẳng ở châu Á ngày cang leo thang do thái độ hung hăng với láng giềng của Trung Quốc, Washington không nên đưa ra các hành động có thể thúc đẩy sự tiến bộ của Quân đội Trung Quốc.
Năm 2012, Hải quân Trung Quốc đã chính thức đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào biên chế, sau đó, thủy thủ tàu này đã tập trung vào học tập thao tác tàu sân bay, chủ yếu là huấn luyện cất cánh, hạ cánh có cáp hãm đà và an toàn.
Từ video của những hoạt động huấn luyện này sẽ có thể nhìn thấy, Trung Quốc học được rất nhiều thứ từ sổ tay sử dụng tàu sân bay của Mỹ.
Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đề nghị tìm hiểu chi tiết tàu sân bay Mỹ |
Đúng như cựu sĩ quan chỉ huy Peter Derry của cụm chiến đấu tàu sân bay USS Nimitz từng nói, Trung Quốc đã sao chép cụ thể các kỹ xảo an toàn để máy bay hạ cánh trên đường băng và các thông tin nhìn bằng mắt về kiểm soát cất cánh máy bay.
Theo bài viết, so với những biểu hiện thường xuyên của Mỹ với các quan chức cấp cao nước ngoài lên thăm tàu chiến của mình, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi gần đây đã đưa ra yêu cầu trực tiếp hơn. Ông nói rõ, hy vọng có thể chú trọng “chi tiết” về chiến thuật và bảo trì.
Bài viết cho rằng, Trung Quốc còn muốn biết rõ về khoảng trống giữa hai lần bay của máy bay, những vị trí, thiết bị phanh và hệ thống phóng nào cần bảo trì, bảo trì một lần trong bao lâu. Ngay cả người Trung Quốc nhìn thấy mức độ tự động hóa hoặc hệ thống “thừa” nào đó của tàu sân bay Mỹ đều sẽ rất có lợi cho nâng cao hiểu biết cho Trung Quốc, từ đó tăng cường thực lực của Quân đội Trung Quốc.
Bài viết đề nghị, Hải quân Mỹ cũng không nên cho phép một quốc gia đang nghiên cứu phát triển “sát thủ tàu sân bay” (tên lửa Đông Phong-21D) đến nghiên cứu tàu chiến của Mỹ.
Tàu sân bay Mỹ dẫn đầu trong cuộc tập trận đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương 2012 |
Theo bài viết, đến nay, chính quyền Barack Obama hầu như gượng ép hơn đối với lý do đồng ý với lời đề nghị của Trung Quốc.
Đối với Washington, tăng cường quan hệ với một TQ chắc chắn có sức thu hút to lớn, đặc biệt là khi tính đến mối quan hệ giữa Nga-Trung đang không ngừng ấm lên. Nhưng, điều này không đủ để trở thành lý do để chia sẻ kinh nghiệm bảo trì tàu sân bay quý giá với Trung Quốc.