Ngày 26 tháng 4 năm 2015, đài truyền hình CCTV Trung Quốc lần đầu tiên phát sóng hình ảnh tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 091 phiên bản cải tiến ở vịnh Aden (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 16 tháng 5 dẫn tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 14 tháng 5 đăng bài viết: "Chiến tranh nhân dân" đối với Nhật Bản của Trung Quốc bước vào giai đoạn cuối cùng.
Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào thập niên 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc đối mặt với kẻ thù mạnh, khác với 40 năm trước. Với mục tiêu bá chủ châu Á, Trung Quốc đã tiếp tục bắt đầu cuộc chiến tranh nhân dân.
Anh đang giúp Nhật đánh đuổi "quân xâm lược Trung Quốc" ở đảo Senkaku
(GDVN) - Sĩ quan Anh đưa ra kiến nghị thành lập lực lượng phản ứng nhanh, chỉ đạo binh sĩ Nhật Bản chuẩn bị cho trục xuất quân xâm lược Trung Quốc trong tương lai.
Giai đoạn đầu tiên là thời kỳ “phòng ngự chiến lược” của hữu nghị Nhật-Trung và gác lại vấn đề đảo Senkaku, tức là giai đoạn “giằng co chiến lược”:
Để làm suy yếu thực lực của Nhật Bản, Trung Quốc tăng cường tâm lý chiến và dư luận chiến để làm suy yếu “học thuyết cứng rắn với Trung Quốc”, đồng thời thông qua phương thức "lát cắt xúc xích" - dùng tàu cá và tàu công vụ thường xuyên xâm nhập vùng biển đảo Senkaku, làm suy yếu quyền lợi của Nhật Bản.
Đồng thời, để thực hiện "quan hệ nước lớn kiểu mới" với Mỹ, Trung quốc còn áp dụng các loại thủ đoạn để họ chiếm vị thế có lợi trong cán cân thực lực Nhật-Trung.
Dư luận trên mạng của Trung Quốc tràn ngập "cảm giác ưu việt" đối với Nhật Bản (Trung Quốc hay dùng truyền thông để tự khen mình là họ có ‘vương đạo’, có ‘phong độ nước lớn’ - PV). Hải quân Trung Quốc sở hữu 70 tàu ngầm và 72 tàu chiến mặt nước, trong khi đó, Nhật Bản lần lượt chỉ có 18 và 47 chiếc.
Nhìn vào "Bàn về đánh lâu dài" (do Mao Trạch Đông viết), quan hệ Nhật-Trung hiện nay nằm trong thời kỳ từng bước chuyển từ giai đoạn thứ hai sang giai đoạn thứ ba. Trung Quốc muốn nhanh chóng bước vào giai đoạn thứ ba, đồng thời củng cố vị thế bá chủ châu Á.
Ngày 26 tháng 4 năm 2015, đài truyền hình CCTV Trung Quốc lần đầu tiên phát sóng hình ảnh tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 091 phiên bản cải tiến ở vịnh Aden (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Tổng quan lịch sử, trình độ thực lực giữa các nước có sự thay đổi to lớn, đó là khi "kẻ mạnh yếu đi, kẻ yếu mạnh lên", kẻ yếu "hậu sinh khả úy" có xu hướng cơ hội chủ nghĩa - phát động tấn công toàn diện đối với kẻ mạnh "yếu đi".
Nhìn vào quan hệ Nhật-Trung hiện nay, thực lực của hai bên đang có sự đảo ngược: Năm 2004, chi tiêu quân sự Trung Quốc vượt chi tiêu phòng vệ của Nhật Bản; năm 2010, GDP của Trung Quốc cũng đã vượt Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản: Trung Quốc bành trướng quân bị vượt dự tính
(GDVN) - Ông Shinzo Abe tuyên bố, Nhật Bản nhất định không nhận thua TQ. Ông Shinzo Abe đã có thư mời, nhưng không tham gia duyệt binh "chống Nhật" của TQ.
Nếu giải thích loại "đảo ngược thực lực" này thành chiến lược quân sự của Trung Quốc thì đã thể hiện ý nghĩa dưới đây. Mặc dù Trung Quốc không ngừng thể hiện “sự phát triển của hình thức tư bản chủ nghĩa” (!), nhưng tư tưởng Mao Trạch Đông vẫn có quyền uy tuyệt đối mà không ai có thể phản đối, là trụ cột tuyệt đối của thể chế cộng sản chủ nghĩa.
Tư tưởng Mao Trạch Đông chính là học thuyết về chiến tranh nhân dân, đại diện của nó là "Bàn về đánh lâu dài" được ông Đông viết trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật, cũng là tư tưởng chiến lược "Trung Quốc nhỏ yếu" chiến thắng "Nhật Bản mạnh".
"Bàn về đánh lâu dài" phân chia cuộc chiến tranh chống Nhật thành 3 giai đoạn - phòng ngự chiến lược, giằng co chiến lược và phản công chiến lược.
Trung Quốc đang thông qua loại phương thức “tăng cường thực lực trong kháng chiến lâu dài, thúc đẩy sự thay đổi của tình hình quốc tế và làm cho nội bộ kẻ thù tan rã” để đạt mục đích giằng co chiến lược, đồng thời cuối cùng chuyển thành phản công chiến lược, “đuổi kẻ xâm lược Nhật Bản ra khỏi Trung Quốc”.
Trong thế kỷ 20, về cơ bản, Quân đội Trung Quốc là quân cách mạng đánh đổ thế lực phản động trong nước, thiếu khả năng tác chiến vượt biển, không thể chống chọi với đồng minh Nhật-Mỹ. Để ngăn chặn cục diện bất lợi, Trung Quốc áp dụng chiến lược “gác lại” – duy trì hiện trạng.
Ngoài ra, trong thế kỷ trước, giữa Quân đội Trung Quốc và đồng minh Nhật-Mỹ tồn tại khoảng cách to lớn, thực lực giữa Nhật-Trung không xảy ra đảo ngược.
Nhưng, cùng với việc tăng cường nhanh chóng thực lực kinh tế và quân sự của Trung Quốc, mối lo sợ đối với Nhật Bản và tính tự ti của người Trung Quốc đã mất đi (thay vào đó, Trung Quốc đang có thái độ và hành vi hùng hổ, hung hăng, hăm dọa ở khu vực Biển Đông - PV).
Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu) |