Hải quân Singapore cử 2 tàu chiến tàng hình từng hộ tống cho cụm tàu sân bay quân Mỹ (ảnh mạng sina Trung Quốc) |
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc vừa đăng bài viết ngày 21 tháng 8 của tiến sĩ Lee John, phó giáo sư Trung tâm nghiên cứu an ninh quốc gia, Đại học Sydney, học giả cấp cao thỉnh giảng Viện nghiên cứu Hudson Washington ngày 21 tháng 8.
Theo bài viết, trong cuộc đối đầu giữa chiến lược "chống can dự" của Trung Quốc và "tác chiến trên không-trên biển" của Mỹ, nếu năng lực "chống can dự" của Trung Quốc cơ bản không bị thiệt hại khi đã trải qua giao chiến lần đầu tiên, trong khi lúc này các mục tiêu đất liền của Trung Quốc đã bị tấn công, thì Bắc Kinh không có sự lựa chọn nào khác về chính trị, từ đó khởi động toàn diện "chống can dự" hoặc năng lực khác, để lực lượng Mỹ phải trả giá đắt.
Nếu Trung Quốc đã bắn chìm một tàu sân bay của Mỹ hoặc đã phá hoại nghiêm trọng 1 cụm chiến đấu tàu sân bay của Mỹ, thì khi đó Mỹ sẽ xem xét lại phải chăng vẫn cần thiết đảm bảo an ninh cho Đài Bắc hoặc Tokyo.
Từ năm 1995 đến năm 1996, do cựu lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy ủng hộ lập trường “Đài Loan độc lập” trong tranh cử, Trung Quốc đã tiến hành một loạt cuộc diễn tập quân sự đe dọa ở eo biển Đài Loan, Tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton đã điều tàu sân bay Independence và 3 tàu tiếp tế đến khu vực này. Khi đó, Quân đội Trung Quốc không thể chiến thắng chỉ một cụm tàu sân bay Mỹ, nên buộc phải rút lui, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ ba kết thúc.
Hỏa lực trang bị của một cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ còn nhiều hơn một quốc gia trung bình. Mỹ sở hữu 11 cụm chiến đấu tàu sân bay, trong đó chỉ có 5 chiếc triển khai ở Thái Bình Dương. Có điều, sự rút lui của Trung Quốc trước đây là sự khởi đầu của chạy đua quân sự, chứ hoàn toàn chưa phải kết thúc.
Tàu hộ vệ tàng hình của Hải quân Singapore hộ tống cho cụm tàu sân bay của quân Mỹ (ảnh tư liệu) |
Trong các năm 1990-1991, trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, Mỹ dựa vào vũ khí tiên tiến, thông tin hóa đã đánh bại quân đội của Saddam Hussein, làm cho Bắc Kinh vô cùng ngạc nhiên. Cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ ba càng làm cho Bắc Kinh cảm thấy phát triển quân sự đã là cấp bách trước mắt, vài triệu binh sĩ vẫn trang bị vũ khí thời kỳ Chiến tranh Lạnh, dựa vào đó để đối phó với công nghệ hàng đầu của Mỹ sẽ không có bất cứ cơ hội giành chiến thắng nào.
Trong thời gian 20 năm tiếp theo, Bắc Kinh có kế hoạch thực thi chiến lược "chống can dự/ngăn chặn khu vực" phi đối xứng. Chiến lược này sử dụng các phương tiện, kỹ thuật quân sự lục, hải, không quân, mạng, không gian, dựa vào tàu ngầm, thủy lôi tiên tiến, vũ khí chống hạm... để tấn công cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ, ngăn chặn họ xâm nhập bất cứ khu vực chiến đấu hay khu vực địa-chính trị nào.
Trung Quốc còn tìm cách sử dụng công nghệ mạng và công nghệ không gian để gây nhiễu hoặc phá hoại lực lượng thông tin hóa của Mỹ, tiêu diệt "tai mắt" có ưu thế chiến lược to lớn của quân Mỹ. Chiến lược cuối cùng của Trung Quốc hoàn toàn không phải muốn giành thắng lợi chiến tranh toàn diện, hơn nữa muốn tiến hành tấn công nghiêm trọng đối với cụm chiến đấu tàu sân bay của Mỹ.
Chiến lược của Trung Quốc gây lo ngại cho người khác. Ưu thế chiến thuật mang tính áp đảo của Mỹ có thể sẽ đối mặt với mối đe dọa. Lầu Năm Góc cho biết, đối mặt với thách thức của hệ thống vũ khí tiên tiến (Trung Quốc), mục đích của "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không" chính là bảo đảm cho Mỹ có năng lực đánh bại xâm lược, duy trì ưu thế.
Tàu hộ vệ tàng hình Hải quân Singapore hộ tống cụm tàu sân bay quân Mỹ |
Nguyên tắc tác chiến của "tác chiến trên biển-trên không" gồm, thâm nhập lãnh thổ Trung Quốc, tiêu diệt tên lửa tiên tiến, hệ thống điều khiển mệnh lệnh của họ, đồng thời phá hủy hệ thống thu thập tình báo hoặc trinh sát khác, để ngăn chặn Trung Quốc thực hiện chiến lược "chống can dự".
Sở dĩ gọi là "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không" là do chiến lược này cần sử dụng các hệ thống vũ khí của Mỹ như máy bay chiến đấu, tàu chiến, vệ tinh, năng lực thông tin, tàu ngầm, tên lửa để duy trì ưu thế của Mỹ, đồng thời "đánh bại mạng lưới tác chiến của đối thủ".
Cũng có người phê phán "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không", trong đó có những phê phán từ cơ quan xây dựng quốc phòng của Mỹ - bởi vì chiến lược này sẽ làm cho nguy cơ tiếp tục mở rộng. Tức là, nếu thực hiện chiến lược "tác chiến hợp nhất trên không-trên biển", sẽ làm cho Bắc Kinh không có sự lựa chọn nào khác, chỉ có thông qua bất cứ phương thức nào để tăng cường các hành động quân sự, tiến hành trả thù.
Một số nhà phân tích đáng tin cậy thậm chí cho rằng, hậu quả có thể xác nhận của "tác chiến trên biển-trên không" chính là gây ra cuộc chiến tranh không thể kiểm soát, thậm chí có thể làm nổ ra chiến tranh hạt nhân giữa hai nước Mỹ-Trung.
Tàu sân bay USS John C Stennis CVN 74 Mỹ đi qua eo biển Singapore |
Ý nghĩa ban đầu của khái niệm "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không" ở chỗ làm tan rã việc Trung Quốc áp dụng các hành động quân sự quan trọng, cường độ cao đối với chuỗi đảo thứ nhất (bắt đầu từ quần đảo Nam Kuril - Nga, đến Nhật Bản, Đài Loan, phía bắc Philippines, Borneo, Malaysia). Điều đáng chú ý là, "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không" chính là được thiết kế để chống lại năng lực "chống can dự" của Trung Quốc.
Những người phản đối "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không" cho rằng, "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không" muốn có được thành công, Mỹ phải tiến hành tấn công trước quy mô lớn đối với các mục tiêu trong đất liền của Trung Quốc, trong khi đây là hành vi khiêu khích rất cao. Bởi vì, Trung Quốc đã mất hơn 20 năm xây dựng năng lực "chống can dự", nếu Mỹ không phát động tấn công trước thì "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không" sẽ mất đi ý nghĩa.
Nếu là như vậy sẽ làm nảy sinh vấn đề kép. Trước hết, Mỹ tấn công trước lãnh thổ Trung Quốc làm cho họ không thể chấp nhận, Bắc Kinh sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc mở rộng xung đột. Hiện nay, Mỹ đang tìm cách cải thiện quan hệ quân sự với Trung Quốc, một trong những nguyên nhân chính là hy vọng áp dụng các phương pháp và thủ đoạn, tránh để bất cứ sự kiện gây leo thang xung đột nào xảy ra. "Tác chiến hợp nhất trên biển-trên không" có thể tạo hiệu quả hoàn toàn ngược lại.
Cụm chiến đấu tàu sân bay John C Stennis CVN-74 của Hải quân Mỹ |
Thứ hai, nếu "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không" trở thành nguyên tắc chủ yếu của Mỹ trong tác chiến với Trung Quốc ở khu vực này, thì một khi sự việc ngày càng gay go, Quân đội Trung Quốc chỉ có thể áp dụng biện pháp tấn công trước để tấn công các tài sản quân sự của Mỹ. Bởi vì, nếu Quân đội Trung Quốc mất đi năng lực "chống can dự", sẽ mất đi hy vọng duy nhất của thắng lợi (chẳng hạn tiến hành tấn công mang tính phá hủy đối với các tài sản quân sự của Mỹ), từ đó để cho Mỹ kiểm soát được toàn cục.
Những người ủng hộ "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không" cho rằng, phản hồi trước tiên là, nếu năng lực "chống can dự" của Trung Quốc không thể tranh cãi và cuối cùng sẽ ngăn chặn Mỹ can thiệp, thì chuỗi đảo thứ nhất sẽ biến thành "vùng khai hỏa tự do chiến lược" hoặc "đảo không người" như A. Colby (người đề xướng chính của "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không") đã nói.
Nếu Bắc Kinh muốn ngăn chặn quân Mỹ ở ngoài chiến trường chuỗi đảo thứ nhất, thì Bắc Kinh sẽ giành được ưu thế cuối cùng, đây chính là điều mà Trung Quốc mong muốn. Vạn nhất xảy ra xung đột cường độ cao ở khu vực biển Hoa Đông, không có sự can thiệp của Mỹ có nghĩa là cam kết an ninh của Mỹ đối với Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ kết thúc. Tokyo, Đài Bắc, Seoul sau đó sẽ tái vũ trang, càng có khả năng sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, kết cục như vậy mới là hậu quả không mong muốn nhất của Mỹ.
Cụm chiến đấu tàu sân bay John C Stennis CVN-74 của Hải quân Mỹ |
Về vấn đề Trung Quốc đe dọa vũ lực, những người chủ trương "tác chiến trên biển-trên không" cho rằng, một khi nguyên tắc tác chiến này đạt thành công, thì có thể làm suy yếu rõ rệt năng lực khai chiến của Quân đội Trung Quốc với Quân đội Mỹ, từ đó làm cho họ không có khả năng cân nhắc nghiêm túc mở rộng các hành động quân sự đối với Mỹ.
Mặc dù Quân đội Trung Quốc tính làm liều thì cũng sẽ nhanh chóng phát hiện thấy làm leo thang xung đột sẽ lợi bất cập hại. Chỉ cần các biện pháp bảo hộ của Mỹ thích đáng, Quân đội Trung Quốc không thể phát động tấn công đánh đòn phủ đầu đối với các tài sản quân sự của Mỹ, cũng sẽ không thể tiêu diệt "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không", vì vậy Trung Quốc không có nhiều khả năng lắm nếm trải như vậy. Điều đáng chú ý là, "tác chiến trên biển-trên không" có mô hình leo thang ngày càng cao, Quân đội Trung Quốc có nhiều cơ hội lựa chọn rút lui ở cấp độ nhất định.
Với ý nghĩa này, những người ủng hộ "tác chiến trên biển-trên không" cho rằng, những người cảnh cáo kết quả của cuộc chiến tranh này chắc chắn sẽ làm leo thang đến cấp độ chiến tranh hạt nhân, hoàn toàn là không hiểu tính linh hoạt của "tác chiến trên biển-trên không". "Tác chiến trên biển-trên không" không phải là một nguyên tắc tác chiến "hoặc toàn thắng, hoặc hoàn toàn thất bại", mà là mỗi khi kẻ thù áp dụng biện pháp làm leo thang chiến tranh tiếp theo, nó đều có hành động ứng phó tiếp theo bảo vệ tự do hành động của Mỹ.
Ngoài ra, những người ủng hộ "tác chiến trên biển-trên không" cho rằng, nếu Mỹ từ chối xây dựng năng lực hóa giải sự xâm lược của Trung Quốc như vậy, thì Quân đội Trung Quốc sẽ càng không hề do dự làm mưa làm gió ở chuỗi đảo thứ nhất.
Tàu sân bay USS George Washington trên Biển Đông ngày 15 tháng 10 năm 2012 |
Tiến sĩ John cho rằng, nếu Quân đội Trung Quốc tin chắc Mỹ sẽ thoải mái giành thắng lợi trong từng bước leo thang, thì họ sẽ không có khả năng lắm sử dụng các hành động leo thang. Mỹ cần thận trọng lựa chọn các mục tiêu muốn tấn công trong từng bước leo thang. Chẳng hạn, lúc bắt đầu không thể lập tức ngắm chuẩn vào các phương tiện điều khiển mệnh lệnh chính của Quân đội Trung Quốc hoặc lãnh đạo cấp cao, nếu không sẽ vượt qua nhu cầu, sẽ đưa xung đột leo thang lên vài cấp độ.
Tuy nhiên, nếu năng lực "chống can dự" của Trung Quốc trải qua giao chiến lần đầu, về cơ bản không bị tổn thất, trong khi vào lúc đó các mục tiêu vật lý trong đất liền của Trung Quốc đã bị tấn công, thì Bắc Kinh sẽ không có sự lựa chọn nào khác về chính trị, chỉ có thể thúc đẩy quân đội làm leo thang chiến tranh, từ đó khởi động toàn diện "chống can dự" hoặc năng lực khác, làm cho Quân đội Mỹ phải trả giá đắt.
Nếu Trung Quốc đã bắn chìm một tàu sân bay của Mỹ, hoặc phá hoại nghiêm trọng một cụm chiến đấu tàu sân bay của Mỹ, khi đó Mỹ sẽ cân nhắc lại có nên tiếp tục bảo đảm an ninh cho Đài Bắc hoặc Tokyo nữa không.
Hiện nay, Hải quân Mỹ dường như muốn đánh lui Quân đội Trung Quốc ở Đông Á hoặc Đông Nam Á, không muốn chịu bất cứ tổn thất “không thể chấp nhận” nào. Nhưng, tình hình phải ứng phó trong tương lai của "tác chiến trên biển-trên không" khác và khó hơn rất nhiều so với tình hình hiện nay.
Đối với hai bên Mỹ-Trung, một khi khai chiến sẽ bị tổn thất to lớn, đặc biệt là Trung Quốc. Nhưng, trước đây, logic này không thể ngăn chặn thành công vô số các cuộc chiến tranh lớn, những leo thang hoặc tính toán sai lầm ngoài ý muốn thường gây ra bi kịch đẫm máu.
Hạm đội tàu sân bay USS Carl Vinson, Hải quân Mỹ |