Theo thông tin mới nhất từ Bộ Ngoại giao Philippines ngày 24/5 được giới truyền thông Manila đăng tải, hải quân Philippines đang giám sát chặt chẽ hoạt động của 76 tàu công vụ "đa chức năng" của Trung Quốc đang hoạt động trái phép trên bãi Scarborough sau khi Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát từ hôm 10/4.
Tàu BRP del Pilar của Cục Cảnh sát biển Philippines đang làm nhiệm vụ giám sát, thu thập thông tin về hoạt động của tàu thuyền Trung Quốc trên bãi Scarborough |
Báo cáo của Cục Cảnh sát biển Philippines gửi Bộ Ngoại giao nước này cho thấy số lượng tàu thuyền Trung Quốc xuất hiện trên bãi Scarborough đã tăng lên nhanh chóng.
19h ngày 21/5 Philippines mới phát hiện 5 tàu hàng hải Trung Quốc hoạt động trên bãi Scarborough, đến ngày 22/4 lực lượng chức năng Philippines đã phát hiện được 76 tàu công vụ "đa chức năng", cộng thêm 16 tàu cá Trung Quốc trên Scarborough.
19h ngày 21/5 Philippines mới phát hiện 5 tàu hàng hải Trung Quốc hoạt động trên bãi Scarborough, đến ngày 22/4 lực lượng chức năng Philippines đã phát hiện được 76 tàu công vụ "đa chức năng", cộng thêm 16 tàu cá Trung Quốc trên Scarborough.
Đáng chú ý, tại sao Trung Quốc lại kéo ra Scarborough gần 80 tàu công vụ "đa chức năng", trong đó có những tàu hàng hải được cho rằng tiên tiến nhất Trung Quốc như FLEC 301 và FLEC 303 cũng có mặt tại bãi cạn?
Trong khi đó nếu chỉ thực hiện cái gọi là "tuần tra" để ngăn cản, xua đuổi tàu cá Philippines thì Hải giám 75, Hải giám 81 và Ngư chính 310 đã đủ "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Trong khi đó nếu chỉ thực hiện cái gọi là "tuần tra" để ngăn cản, xua đuổi tàu cá Philippines thì Hải giám 75, Hải giám 81 và Ngư chính 310 đã đủ "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Tàu hải giám CMS 84 của Trung Quốc đang hoạt động trên khu vực bãi cạn Scarborough, tuy nhiên "nhiệm vụ chính" của 76 tàu công vụ này là gì còn đang là một dấu hỏi lớn |
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên biển Đông và những dấu hiệu bất thường từ phía Bắc Kinh xuất hiện ngày càng nhiều, việc 76 chiếc tàu hàng hải đồng loạt xuất hiện trên Scarborough ngay sau động thái Cục Hải dương quốc gia nước này hôm 20/5 ban hành cái gọi là "Điều lệ quản lý công tác quan trắc dự báo biển" trên Scarborough và Senkaku (biển Hoa Đông) chỉ có 2 ngày?!
Cứ cho rằng Trung Quốc tranh thủ xây dựng các trạm quan trắc khí tượng trên Scarborough ngay sau khi chiếm được quyền kiểm soát cũng không cần đến 76 tàu hàng hải, vậy Bắc Kinh kéo một lực lượng tàu hàng hải hùng hậu ra Scarborough để làm gì? Không loại trừ khả năng lực lượng Trung Quốc sẽ tranh thủ xây dựng các kết cấu quân sự trên các mỏm đá tại Scarborough làm cứ điểm chiếm giữ lâu dài.
Chỉ cần Hải giám 75, Hải giám 81 và Ngư chính 310 "có mặt" tại Scarborough, tàu cá Philippnes đã không còn cơ hội quay lại ngư trường quen thuộc (tàu Hải giám 75 đang hoạt động trên khu vực bãi cạn Scarborough) |
Báo cáo của Cục Cảnh sát biển Philippines còn nêu rõ, 16 tàu đánh cá Trung Quốc đang ra sức vơ vét nhiều loài thủy sản, san hô có gnuy cơ tuyệt chủng gồm 10 tàu bên trong trong và 6 tàu bên ngoài ngoài đầm phá bãi cạn Scarborough, bất chấp cái gọi là "lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông" (phi lý, phi pháp và vô hiệu - PV) mà Bắc Kinh mới ban hành cách đây không lâu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi lại khăng khăng, Trung Quốc chỉ có 20 tàu cá hoạt động trên bãi Scarborough.
Tuy nhiên trả lời đài phát thanh DZPR của Philippines, Raul Hernandez, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định chắc chắn, Philippines có đầy đủ bằng chứng trong tay (hình ảnh và video) cho thấy gần 100 tàu Trung Quốc đang hoạt động trên bãi Scarborough.
Tuy nhiên trả lời đài phát thanh DZPR của Philippines, Raul Hernandez, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định chắc chắn, Philippines có đầy đủ bằng chứng trong tay (hình ảnh và video) cho thấy gần 100 tàu Trung Quốc đang hoạt động trên bãi Scarborough.
Trong khi Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định chắc chắn, họ có đầy đủ bằng chứng về việc 92 tàu Trung Quốc đang hoạt động tại Scarborough, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi vẫn khăng khăng, Trung Quốc chỉ có 20 tàu cá trên bãi Scarborough |
Tuy nhiên, đến giờ phút này chính phủ Philippines vẫn tỏ ra hết sức thiện chí và kiềm chế, mong muốn giải quyết tranh chấp thông qua con đường hòa bình, đàm phán ngoại giao và trọng tài quốc tế.
Đến thời điểm cần thiết và thích hợp, Philippines sẽ công bố toàn bộ bằng chứng về hoạt động này của tàu thuyền Trung Quốc trên bãi Scarborough.
Đến thời điểm cần thiết và thích hợp, Philippines sẽ công bố toàn bộ bằng chứng về hoạt động này của tàu thuyền Trung Quốc trên bãi Scarborough.
Ông Raul Hernandez cũng cho biết thêm, hiện nay không có tàu nào của Philippines có mặt tại khu vực bãi Scarborough nhưng Cục Cảnh sát biển Philippines vẫn đang phối hợp với Cục Thủy sản nước này tiếp tục thu thập các thông tin, hình ảnh, số liệu về các hoạt động của tàu Trung Quốc tại khu vực này.
Người phát ngôn bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez |
Trong một động thái khác có liên quan, tiếp tục thiện chí mong muốn giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh thông qua đường ngoại giao, hôm qua 23/5 Tổng thống Philippines đã chứng kiến lễ tuyên thệ nhận nhiệm vụ “đi sứ” Trung Quốc của 2 đặc sứ Domingo Lee và Zalamea Cesar.
Cũng trong ngày 23/5, Tổng thống Philippines Aquino III chứng kiến lễ tuyên thệ của 4 sĩ quan chỉ huy Cục Cảnh sát biển Philippines.
Cũng trong ngày 23/5, Tổng thống Philippines Aquino III chứng kiến lễ tuyên thệ của 4 sĩ quan chỉ huy Cục Cảnh sát biển Philippines.
Hai Đặc sứ chuẩn bị kinh lý Bắc Kinh tuyên thệ trước Tổng thống Philippines Aquino III, hàng loạt khó khăn đang chờ họ vì chưa có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh đón nhận thiện chí của Manila |
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng trong các vụ tranh chấp mà chỉ có thiện chí từ một phía sẽ khó đi đến kết quả như mong muốn. Khó khăn trước mắt đối với 2 Đặc sứ Philippines trong chuyến kinh lý Bắc Kinh lần này không nhỏ.
Chỉ riêng việc khôi phục thị trường Trung Quốc cho các sản phẩm nông sản Philippines, đặc biệt là chuối cũng như thu hút nguồn khách du lịch Trung Quốc quay lại Philippines cũng là cả một nan đề. Chưa có dấu hiệu nào từ phía Bắc Kinh cho thấy họ chấp nhận xuống nước sau những nỗ lực vừa rồi từ Philippines mà dường như ngày càng nhiều những dấu hiệu ngược lại.
Chỉ riêng việc khôi phục thị trường Trung Quốc cho các sản phẩm nông sản Philippines, đặc biệt là chuối cũng như thu hút nguồn khách du lịch Trung Quốc quay lại Philippines cũng là cả một nan đề. Chưa có dấu hiệu nào từ phía Bắc Kinh cho thấy họ chấp nhận xuống nước sau những nỗ lực vừa rồi từ Philippines mà dường như ngày càng nhiều những dấu hiệu ngược lại.
Phó đô đốc Lực lượng bảo về bờ biển Admiral Edmund Tan (thứ 2 bên trái; Đề đốc Cecil Chen (giữa), Đề đốc Lino Dabi (thứ hai bên phải), Đề đốc Luis Tuason tuyên thệ tại Malacañang trước Tổng thống Philippines trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng leo thang, táo tợn hơn trên biển Đông |
Với trang bị hiện nay của Cục Cảnh sát biển Philippines, việc có thể làm cũng chỉ dừng lại ở mức độ quan sát, điều tra, thu thập và báo cáo kịp thời, chính xác những hoạt động của gần trăm con “tàu lạ” đang ngày đêm “lọ mọ” trên bãi Scarborough, thừa nước đục thả câu để xây dựng một công trình gì đó, thực hiện một nhiệm vụ nào đó mà dư luận sẽ đặc biệt chú ý, theo dõi trong những ngày tới.
Hồng Thủy