Sau khi kiểm tra thực địa và làm việc với lãnh đạo chính quyền, các ban, ngành huyện Hoài Ân, bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định khẳng định việc khai thác rừng Hoài Ân đã đến lúc báo động.
Ông Nguyễn Hiếu Hòa, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định cho biết do giá sắn gần đây tăng lên từ 1.000-1.200 đồng/kg và giá gỗ nguyên liệu (cây keo) tăng lên từ 1.200-1.500 đồng/kg, nên người dân đã đua nhau phá rừng để trồng sắn và cây keo.
Diện tích rừng lớn, nhưng phương tiện và lực lượng kiểm lâm quá mỏng nên không thể kiểm tra và kiểm soát hết, trong khi đó cấp ủy, chính quyền địa phương một số xã lại buông lỏng công tác quản lý rừng, điển hình là nạn phá rừng xảy ra cách trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Bok Tới không xa, nhưng chính quyền xã vẫn không có biện pháp ngăn chặn.
Bên cạnh đó, chủ rừng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc ký kết hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng cho người dân và việc kiểm tra xử lý vi phạm chưa thật nghiêm khắc.
Theo anh Đinh Văn Líp, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Bók Tới, tình trạng chặt phá rừng trên địa bàn xã chỉ diễn ra từ tháng 4, tháng 5 đến nay. Toàn xã có 378 hộ thì đã có trên 100 hộ phá rừng với diện tích hàng chục ha.
Số liệu thống kê của Ủy ban Nhân dân huyện Hoài Ân cho thấy, tổng diện tích rừng bị phá từ năm 2008 đến nay gần 300ha, trong đó riêng từ đầu năm 2011 đến nay đã có 123 ha rừng bị phá.
Sau khi nạn phá rừng rộ lên, các ngành chức năng tỉnh và huyện đã vào cuộc và đã tổ chức 2 đoàn công tác lên đo đạc và xác lập được 189 hồ sơ, trong đó có 95 hồ sơ đã được xác lập xong chuyển sang cơ quan điều tra khởi tố theo pháp luật. Số còn lại các đoàn công tác sẽ tiếp tục xác lập hồ sơ để đưa ra xử lý tiếp.
Chỉ từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện cũng đã lập biên bản xử lý 68 vụ vi phạm và tạm thu giữ 25,64m3 gỗ, cùng với 52 môtô, 6 ôtô, một máy kéo và 11 máy cưa, xử phạt hành chính thu vào ngân sách nhà nước trên 365 triệu đồng.
Để ngăn chặn tình trạng phá rừng, tỉnh Bình Định đã chỉ đạo địa phương và các đơn vị liên quan trên địa bàn khẩn trương triển khai các giải pháp đồng bộ như kiên quyết triệt phá cây trồng như sắn và cây keo được trồng trên diện tích đất trái phép; xử lý chủ rừng đã nhận khoán nhưng để mất rừng và chủ phá rừng theo pháp luật hiện hành; kiên quyết xử lý kỷ luật nặng đối với cán bộ, đảng viên tham gia phá rừng; tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền, giáo dục và thuyết phục nhân dân chấp hành nghiêm Luật bảo vệ rừng.
(Ảnh minh họa: Lê Huy Hà/TTXVN) |
Diện tích rừng lớn, nhưng phương tiện và lực lượng kiểm lâm quá mỏng nên không thể kiểm tra và kiểm soát hết, trong khi đó cấp ủy, chính quyền địa phương một số xã lại buông lỏng công tác quản lý rừng, điển hình là nạn phá rừng xảy ra cách trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Bok Tới không xa, nhưng chính quyền xã vẫn không có biện pháp ngăn chặn.
Bên cạnh đó, chủ rừng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc ký kết hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng cho người dân và việc kiểm tra xử lý vi phạm chưa thật nghiêm khắc.
Theo anh Đinh Văn Líp, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Bók Tới, tình trạng chặt phá rừng trên địa bàn xã chỉ diễn ra từ tháng 4, tháng 5 đến nay. Toàn xã có 378 hộ thì đã có trên 100 hộ phá rừng với diện tích hàng chục ha.
Số liệu thống kê của Ủy ban Nhân dân huyện Hoài Ân cho thấy, tổng diện tích rừng bị phá từ năm 2008 đến nay gần 300ha, trong đó riêng từ đầu năm 2011 đến nay đã có 123 ha rừng bị phá.
Sau khi nạn phá rừng rộ lên, các ngành chức năng tỉnh và huyện đã vào cuộc và đã tổ chức 2 đoàn công tác lên đo đạc và xác lập được 189 hồ sơ, trong đó có 95 hồ sơ đã được xác lập xong chuyển sang cơ quan điều tra khởi tố theo pháp luật. Số còn lại các đoàn công tác sẽ tiếp tục xác lập hồ sơ để đưa ra xử lý tiếp.
Chỉ từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện cũng đã lập biên bản xử lý 68 vụ vi phạm và tạm thu giữ 25,64m3 gỗ, cùng với 52 môtô, 6 ôtô, một máy kéo và 11 máy cưa, xử phạt hành chính thu vào ngân sách nhà nước trên 365 triệu đồng.
Để ngăn chặn tình trạng phá rừng, tỉnh Bình Định đã chỉ đạo địa phương và các đơn vị liên quan trên địa bàn khẩn trương triển khai các giải pháp đồng bộ như kiên quyết triệt phá cây trồng như sắn và cây keo được trồng trên diện tích đất trái phép; xử lý chủ rừng đã nhận khoán nhưng để mất rừng và chủ phá rừng theo pháp luật hiện hành; kiên quyết xử lý kỷ luật nặng đối với cán bộ, đảng viên tham gia phá rừng; tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền, giáo dục và thuyết phục nhân dân chấp hành nghiêm Luật bảo vệ rừng.
Theo (TTXVN/Vietnam+)