Tại Điều 42a của Thông tư 04 quy định, người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi không được phát tán thông tin cho người khác, dưới bất kỳ hình thức nào. Bằng chứng về việc vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, nơi tiếp nhận thông tin bằng chứng về vi phạm quy chế thi là Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT Trung ương hoặc Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh (thành phố) và Thanh tra giáo dục các cấp.
(Minh họa: Ngọc Diệp) |
Luật Tố cáo được Quốc hội ban hành năm 2011 không hạn chế công dân gửi bằng chứng tố cáo chỉ cho riêng một cơ quan nào. Ngay đối với việc tố giác tội phạm hình sự, công dân có thể cung cấp bất cứ kênh thông tin nào, từ đó, đơn vị tiếp nhận chuyển chứng cứ hoặc các cơ quan tố tụng sẽ có cách tiếp nhận và xử lý. Ví dụ, thông tin tố cáo tội phạm được gửi đến báo chí. Nhưng ở đây, Bộ Giáo dục & Đào tạo tự cho mình cái quyền độc tôn tiếp nhận chứng cứ gian lận thi cử.
Quy định của một Thông tư lại phủ định quy định của luật.
Trong từ ngữ của Thông tư cũng rất không thiện chí với những người phát hiện và có chứng cứ về gian lận thi cử. “Phát tán” là từ dùng cho hành động tiêu cực, chỉ có đưa chứng cứ cho Bộ Giáo dục & Đào tạo mới tốt, còn đưa cho bất kỳ cơ quan nào đều là “phát tán”.
Xin hỏi Bộ Giáo dục Đào tạo, nếu thí sinh hoặc giám thị coi thi có được chứng cứ vi phạm quy chế thi, gửi cho báo chí, vậy thì có gọi là “phát tán” không? Cũng có thể người có chứng cứ không gửi cho báo chí mà cho công an, vậy họ có “phát tán” không?
Ngôn ngữ của Thông tư không thấy có sự đề cao việc phòng chống gian lận thi cử, khuyến khích công dân tham gia, mà làm cho người ta e ngại. Có bằng chứng vi phạm quy chế thi mà như có tài liệu “tối mật”, phải giao nộp đúng địa chỉ không thì toi.
Vì vậy mà có nhiều ý kiến cho rằng Bộ Giáo dục & Đào tạo không muốn chống gian lận thi cử nên mới ban hành Thông tư này. Nói vậy hơi quá, nhưng chính quy định của Thông tư cho thấy Bộ Giáo dục & Đào tạo lo sợ cái xấu xa, yếu kém trong thi cử bị lọt ra ngoài.
Một điều khác đáng được lưu ý, quy định của Thông tư là sai luật. Bộ Giáo dục & Đào tạo tự cho mình cái quyền hạn chế quyền tố cáo của công dân đã được hiến pháp, pháp luật quy định. Điều này chưa cần tới cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật xem xét cũng có thể kết luận như thế, bởi vì Thông tư này vi phạm những nguyên tắc sơ đẳng nhất trong việc xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như không để xung đột, mâu thuẫn với các văn bản luật khác.
Tại cuộc họp báo chiều 28/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã khẳng định qui định trên là trái pháp luật. Ông Đam cho biết, đã có cuộc làm việc với Lãnh đạo Bộ GD&ĐT về vấn đề này,