Thân Tiến Khoa, người phát ngôn lực lượng không quân Trung Quốc. |
Channel News Asia ngày 14/3 đưa tin, 4 người Trung Quốc đã thiệt mạng và 9 người khác bị thương chiều hôm qua khi một quả bom từ chiến đấu cơ Myanmar rơi xuống một nông trường mía đường ở ngoại ô thị trấn Mạnh Định huyện Cảnh Mã thành phố Lâm Thương tỉnh Vân Nam, ngay sau khi Bắc Kinh mới cảnh báo bạo lực leo thang qua biên giới.
Tân Hoa Xã sớm hôm nay cho biết, ông Lưu Chấn Dân - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã triệu Đại sứ Myanmar Thit Linn Ohn đến ngay đêm qua để phản đối vụ việc. Ông Dân kêu gọi Myanmar điều tra triệt để vụ việc và có biện pháp hiệu quả ngăn chặn sự việc tương tự tái diễn, bảo đảm an ninh và ổn định ở khu vực biên giới giữa hai nước.
Trước đó hôm 8/3 cũng có 1 quả bom Myanmar rơi lạc vào nhà dân ở Vân Nam, nhưng may mắn không có ai bị thương. Hãng thông tấn Mỹ AP hôm nay cho biết, Đại tá Thân Tiến Khoa, người phát ngôn không quân Trung Quốc nói rằng nước này đã điều chiến đấu cơ xuất kích cảnh báo và xua đuổi máy bay quân sự Myanmar khi nó đến gần biên giới Trung Quốc.
Nạn nhân trong vụ bom lạc ở Vân Nam chiều hôm qua. |
Ông Khoa tuyên bố, Bắc Kinh sẽ giám sát chặt chẽ không phận vùng biên giới, trong khi Trung Quốc bác bỏ bất kỳ mối liên hệ nào giữa họ vơi lực lượng phiến quân người Hán ở miền Bắc Myanmar. Trong khi đó các quan chức Myanmar tố cáo rằng các cựu binh Trung Quốc đã tham gia đào tạo phiến quân.
Giới chức Hoa Kỳ từ lâu đã nghi ngờ Kya Shin, còn có tên Trung Quốc là Bành Gia Thanh đóng vai trò quan trọng trong đường dây buôn bán ma túy ở Kokang đang là trùm lãnh đạo lực lượng phiên quân đang giao tranh với quân chính phủ nhằm chiếm Laukkai, thủ phủ Kokang để biến nó thành vùng tự trị của người Hán.
Lực lượng phiến quân ở Kokang đã nhận được sự ủng hộ (công khai) của Trung Quốc cho đến khi ký một lệnh ngừng bắn với chính phủ Myanmar vào năm 1989. Trong tuần này The Diplomat đã cảnh báo, nếu một vụ bom rơi đạn lạc lại xảy ra tiếp sau hôm 8/3 và làm chết người, nó có thể đặt Bắc Kinh vào thế bí, buộc phải (công khai) xem lại chính sách không can thiệp vào nước khác.
Đơn vị quân đội Trung Quốc được điều động áp sát biên giới Myanmar. |
Một phản ứng dữ dội từ dư luận chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc có thể buộc Trung Nam Hải phải có hành động chống lại Myanmar, mặc dù các nhà lãnh đạo trung ương vẫn thích giải quyết vấn đề qua đường ngoại giao hơn. Theo phản ánh của The New York Times, các báo lớn của Trung Quốc từ truyền hình trung ương đến Tân Hoa Xã, Nhân Dân nhật báo đều đã đưa tin về vụ việc.
Nếu như Tân Hoa Xã nói rằng máy bay Myanmar chỉ thả 1 quả bom xuống lãnh thổ Trung Quốc chiều qua thì Thời báo Hoàn Cầu lại nói rằng, nông trường mía đường này đã bị đánh bom 3 lần. Tân Hoa Xã dẫn lời Ngoại trưởng Vương Nghị nói ở Bắc Kinh hôm Chủ Nhật tuần trước, ngày xảy ra vụ bom lạc rằng: "Chúng tôi là những người hàng xóm thân thiện, không chỉ chia sẻ núi sông mà còn cả hạnh phúc và khổ đau".
Hệ thống radar, xe quân sự Trung Quốc giáp biên giới với Myanmar trực chiến. |
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Nghị nói: "Khi các vấn đề phát sinh trong nhà hàng xóm của chúng tôi, chúng tôi theo dõi tình hình rất chặt chẽ". Hôm qua không quân Trung Quốc đã điều động máy bay xuất kích một vài lần để ngăn chặn và xua đuổi chiến đấu cơ Myanmar tiếp cận biên giới tiêu diệt phiến quân.
Còn theo phản ánh của Đa Chiều ngày 14/3, ngay chiều hôm qua nhiều người dân Trung Quốc đã dùng điện thoại di dộng chụp lại hình ảnh các nạn nhân của vụ đánh bom ở Vân Nam và tải lên mạng internet. Trong ảnh người ta cũng thấy xuất hiện của chiến xa quân đội Trung Quốc hiện diện trong khu vực căng thẳng.
Chuẩn bị hậu sự cho các nạn nhân thiệt mạng ngay trong đêm qua. |