Các ông bố bà mẹ đang "tiếp tay" cho con cái chửi bậy, nói tục

24/08/2012 13:42
Độc giả Nguyễn Mạnh Dũng
(GDVN) - Tôi khâm phục khi được nghe những câu chuyện vượt khó của học sinh nghèo, nhưng có lẽ câu chuyện về những học sinh hỗn láo, những học sinh coi việc cãi lại thầy cô giáo và bố mẹ lại nhiều hơn gấp bội. Câu hỏi vì sao học sinh bây giờ lại hỗn láo như thế cứ lúc ẩn lúc hiện trong tôi.
LTS: Học sinh hỗn láo, văng tục, chửi bậy trong môi trường giáo dục và ở gia đình vẫn là một câu hỏi lớn mà lâu nay các bậc phụ huynh và xã hội còn khó khăn tìm lời giải đáp. Để hiểu sâu và có cái nhìn đa dạng hơn, Báo GDVN trích đăng chia sẻ của độc giả Nguyễn Mạnh Dũng về vấn đề này tới quý bạn đọc.
Sinh con ra ai cũng mong con mình được hoàn thiện về nhân cách, hoặc cùng lắm là không gây ra tai họa khiến gia đình phải lo lắng, mang tiếng với dòng tộc, hàng xóm láng giềng. Thế nhưng, hiện nay, mong muốn đó trở nên quá xa vời với nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình có điều kiện về kinh tế mà không thể ở gần chăm sóc, dạy dỗ con cái thường xuyên.

Sau giờ tan học, một số học sinh thường tụ tập ở các quán nước trên vỉa hè. Ảnh: XT
Sau giờ tan học, một số học sinh thường tụ tập ở các quán nước trên vỉa hè. Ảnh: XT

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC
Chuyện học sinh hư bây giờ không chỉ xảy ra ở thành thị, nó tràn lan trên khắp các miền quê. Học sinh cầm đồ xe của mình, của bạn, thậm chí của cả bố mẹ là chuyện như cơm bữa. Học sinh bây giờ cũng tụ tập, nhậu nhẹt, chơi bời trác táng. Các em coi việc học chỉ là phụ, chỉ cần đến lớp đầy đủ, về nhà vâng lời cha mẹ là lại có tiền tiêu mà chẳng bao giờ cha mẹ hỏi tiêu vào việc gì. Chưa quá xa để gọi là ngày xưa, nhưng phải nói thật là cái thời của chúng tôi học, cách đây chừng 20 năm, chưa bao giờ nghe thấy bất cứ câu chuyện nào liên quan đến học sinh hỗn láo với thầy cô giáo. Còn giờ đây, quả thực thấy xót xa vô cùng.
Tôi khâm phục khi được nghe những câu chuyện vượt khó của học sinh nghèo, nhưng có lẽ câu chuyện về những học sinh hỗn láo, những học sinh coi việc cãi lại thầy cô giáo và bố mẹ lại nhiều hơn gấp bội. Câu hỏi vì sao học sinh bây giờ lại hỗn láo như thế cứ lúc ẩn lúc hiện trong tôi. Dân gian truyền tai nhau câu “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, có vẻ đúng phần nào khi mà xã hội chưa coi trọng người phụ nữ. Thời ấy, công việc chính của họ là ở nhà chăm lo bếp núc cho gia đình và dạy dỗ con cái. Còn ngày nay, con hư, cháu hư thì nguyên nhân chủ yếu là do gia đình không quan tâm chăm sóc, bỏ bê con cái phải tự "bơi" quá sớm với cám dỗ của cuộc sống bên ngoài mà chưa được trang bị kỹ năng phòng tránh. Chuyện con gái đánh nhau rồi tung video lên mạng bây giờ không còn quá bất ngờ và lạ lẫm. Bất cứ xung đột gì xảy ra, các em đều giải quyết bằng sức mạnh hòng dằn mặt đối phương để khẳng định vị thế bản thân trước mắt bạn bè. Những chuyện đánh nhau như thế, dùng theo ngôn ngữ của giới trẻ bây giờ là “chuyện nhỏ như con thỏ”. Tôi thấy người ta cứ cãi nhau việc học sinh bây giờ hư là do nhà trường, gia đình hay do môi trường mà các em đang sống. Có lẽ, trong mỗi hoàn cảnh nhất định lại có những lý do riêng, nhưng cá nhân tôi cho rằng gia đình là nguyên căn, là gốc rễ của mọi vấn đề mà chúng ta cần giải quyết dưới đây.Gia đình cùng văng tục: Trẻ em rất hồn nhiên, đặc biệt là học theo rất nhanh cách ứng xử, xưng hô của người lớn xung quanh nơi các em đang sống. Nếu một môi trường mà bố mẹ, anh chị, ông bà thường xuyên văng tục, chửi tục thì chắc chắn các em sẽ bị ảnh hưởng một cách vô thức và dần hình thành thói quen đó ngay từ khi còn bé. Bạo lực gia đình: Cũng là nguyên nhân khiến trẻ hư hỏng. Mỗi khi có xung đột xảy ra, không chỉ có bạo lực thể xác, mà thường có nhiều từ văng ra hòng coi thường hoặc làm nhục đối phương. Một gia đình như vậy luôn có không khí căng thẳng, bạo lực có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Một gia đình như vậy sẽ rất khó khăn để các em có được môi trường trong lành cho sự phát triển về lòng yêu thương và sự sẻ chia.Xưng hô không đúng mực: Bây giờ, anh chị em trong nhà xưng hô mày tao là chuyện bình thường xảy ra ở nhiều gia đình. Điều lạ là bố mẹ các em không điều chỉnh khi cách xưng hô đó khi mới diễn ra, thậm chí họ còn cười và cho rằng như thế cũng được.Đối xử không công bằng: Việc cưng chiều con trai hơn con gái, hoặc con gái hơn con trai luôn xảy ra ở các gia đình có sự chênh lệch về giới tính. Những hành động thiên vị xảy ra thường xuyên sẽ làm tích tụ lại những ấm ức, lâu ngày biến thành những xung đột và ảnh hưởng đến tâm lý, suy nghĩ và hành động của các em.Gia đình quá nuông chiều: Gia đình hiện đại ngày càng có ít con nên việc cưng chiều con cái là điều dễ hiểu. Chính sự nuôn chiều quá mức làm tăng tính ích kỷ trong các em ngay từ bé. Các em không biết tự mình chia sẻ, đồng cảm và chung tay giúp sức với gia đình, bạn bè. Các em luôn coi mình là nhất nên việc xung đột xảy ra ở trường học hay ngoài đường càng ngày càng nhiều hơn.Bỏ bê con cái: Để kiếm tiền, nhiều bậc phụ huynh bỏ con cái ở nhà một mình hoặc giao cho ông bà, thậm chí là người giúp việc trông coi. Họ nghĩ rằng cứ kiếm thật nhiều tiền là con cái sẽ được hạnh phúc, đảm bảo được cuộc sống tốt đẹp cho con cái. Đến khi bất chợt dừng lại thì đã quá muộn bởi con cái đã quá hư hỏng hoặc rơi vào trạng thái tâm lý không bình thường, có khi các em bị chứng tự kỷ. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng – có vẻ như rất đúng với cuộc sống ngày nay có quá nhiều cám dỗ. Nếu các gia đình không có hướng dạy dỗ con cái, không tự thay đổi để làm gương cho con thì sẽ khó mong được những đứa con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tâm hồn.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

 Văn hóa ứng xử: Dân miền Nam "ăn đứt" người miền Bắc

Cười vỡ bụng với clip hát nhép của sinh viên

Chùm ảnh: Những "trò lố" của sinh viên Trung Quốc trong ký túc xá (P3)

PGS Văn Như Cương bàn về thói nói tục, chửi bậy của học trò

Cần đưa chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào sách Lịch sử phổ thông

“Hội nghị Diên Hồng” về an toàn giao thông trong trường học

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Độc giả Nguyễn Mạnh Dũng