Ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tập trận quy mô lớn trên Biển Đông (ảnh tư liệu - minh họa) |
Tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 1 tháng 11 đăng bài viết nhan đề "Tại sao chiến tranh ở châu Á tùy thuộc vào Trung Quốc". Bài viết cho rằng, khi tìm hiểu về sự trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Á, nhìn lại các hành vi trong các "thời khắc đơn cực" của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh, có lẽ giúp cho chúng ta nắm được sự chuyển đổi quyền lực, chiến tranh và hòa bình.
Mỹ vốn có thể sử dụng vị thế siêu cường thế giới, lật đổ thô bạo các nước tương đối yếu, theo đuổi mục tiêu chiến lược của họ trên toàn cầu. Nhưng, trái lại, Mỹ nói với các nước tương đối yếu rằng, chỉ cần các anh tuân thủ trật tự tự do sau Chiến tranh thế giới thứ hai, không chủ động làm suy yếu an ninh quốc gia của Mỹ, Mỹ cơ bản sẽ chung sống hòa bình với họ.
Sự thịnh vượng của Mỹ trong thời đại Clinton làm cho chúng ta ý thức được rằng, chính sách này cơ bản là thành công. Thời kỳ Bush trở nên không xác định hơn, nhưng nói chung, trong 20 năm sau đơn cực, tình hữu nghị của Mỹ nhiều hơn thô bạo.
Hiện nay, có hay không có nhà chiến lược Trung Quốc nhận thức được điểm này? Không sai, Trung Quốc nhất thời vẫn sẽ không có "thời khắc đơn cực" toàn cầu, nhưng vị thế của Trung Quốc ở châu Á đã tạo ra "tính đơn cực cục bộ" nào đó. Trung Quốc mạnh lên, cơ quan ngoại giao của mỗi nước đều quan tâm đến tình hình mối quan hệ của mình với trung tâm kinh tế lớn của châu Á.
Tàu vận tải đổ bộ Tỉnh Cương Sơn Project 071 (Hạm đội Nam Hải) thả tàu đệm khí trong một cuộc diễn tập đổ bộ. |
Trong quá trình Trung Quốc trỗi dậy, biểu hiện kinh tế đơn thuần là quan trọng. Nếu bạn cho rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc được thừa nhận tính hợp pháp trong các hoạt động kinh tế, thì một châu Á ổn định, hòa bình và thịnh vượng sẽ là vấn đề hàng đầu trong chiến lược châu Á của Trung Quốc.
Chiến tranh từng giúp Mỹ thoát khỏi suy thoái lớn, nhưng Trung Quốc hiện nay muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào ngành chế tạo và xuất khẩu, bước vào tăng trưởng kiểu nhu cầu, trong tình hình này, chiến tranh đối với Trung Quốc hoàn toàn không có lợi gì.
Chiến lược của Trung Quốc hiện nay nói chung đi ngược lại với những điều đã nói, điều này không tốt lắm với Trung Quốc. Chính sách hiện nay của Trung Quốc, đặc biệt là có liên quan đến Biển Đông và biển Hoa Đông, là “lấy lòng” tình cảm chủ nghĩa dân tộc.
Nhưng, nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn lãnh đạo lâu dài, thì phải điều chỉnh phương hướng chính sách, xây dựng một môi trường châu Á mà ở đó Trung Quốc được coi là bạn nhiều hơn là mối đe dọa. Đương nhiên, nhìn lại con số kinh tế của Trung Quốc trong 10 năm qua, châu Á sẵn sàng làm ăn với Trung Quốc, giống như quan hệ giữa thế giới và Mỹ sau Chiến tranh Lạnh. Nhưng, điều quan trọng khác ở chỗ, các nước châu Á hầu như đều không yên lòng, buộc phải tiền hành kiềm chế, phòng thủ Trung Quốc.
Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải tập trận trên Biển Đông (ảnh tư liệu) |
Trung Quốc bề ngoài cam kết "trỗi dậy hòa bình", nhưng không nên chỉ chú ý đến con đường trỗi dậy, mà cần chú ý đến kết quả. Rõ ràng, cách làm liên quan đến tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc có thể là hòa đang mang tính phá hoại.
Mặc dù Bắc Kinh có xu hướng xung đột với các nước láng giềng châu Á, nhưng Trung Quốc vẫn có sự lựa chọn đối với sự trỗi dậy của mình. So sánh với bất cứ quốc gia châu Á nào khác, Trung Quốc lựa chọn chính sách ngoại giao nào sẽ quyết định châu Á đi tới chiến tranh hay hòa bình, thịnh vượng.