1. Dự án mở rộng sân bay John Kennedy Chi phí xây dựng hết 12,7 tỷ USD. Sân bay JFK, New York là sân bay bận rộng nhất thế giới. Kế hoạch mở rộng sân bay đã có từ cách đây một thập kỷ, bao gồm việc xây dựng các các nhà ga mới và một đường băng dài 8 dặm. |
2. Dự án mở rộng hệ thống tàu điện ngầm Second Avenue Chi phí lên đến 17,9 tỷ USD. Đường tàu điện ngầm này nằm ở phía Bắc Manhattan. Kế hoạch xây dựng, mở rộng đã có từ cách đây 75 năm nhưng đã bị trì hõan nhiều lần do thiếu kinh phí. |
3. Đường hầm dưới biển Manche nối liền Anh - Pháp Chi phí dự kiến chỉ là 15,4 tỷ USD, nhưng khi hoàn thành nó đã tiêu tốn tới 22,4 tỷ USD. Đại dự án này khởi đầu với nhiều sai lầm nhưng cuối cùng đã thành công vào năm 1994. Đây là đường hầm đường sắt dài thứ hai thế giới sau tuyến đường hầm Seikan ở Nhật Bản, nhưng lại là "đoạn đường hầm dưới biển dài nhất thế giới". Manche được mệnh danh là một trong Bảy kỳ quan thế giới hiện đại |
4. Dự án máy bay Airbus A380 Dự án này tiêu tốn tới 23 tỷ USD. Nó trở thành chiếc máy bay chở khách lớn nhất thế giới, là sản phẩm cạnh tranh chủ lực của hàng không châu Âu với hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ. Chuyến bay đầu tiên của A380 vào năm 2005. Mỗi chiếc có giá khoảng 300 triệu USD. |
5. Tuyến tàu điện ngầm Toei Oedo Chi phí dự án: 23 tỷ USD. Nhật Bản mất gần 10 năm mới xây dựng xong tuyến tàu điện này. Với 23 tỷ USD, đây là tuyến tàu điện ngầm đắt nhất thế giới. |
6. Dự án Big Dig Sau gần 15 năm xây dựng, Big Dig - dự án xây dựng phức tạp nhất và tốn kém nhất lịch sử nước Mỹ, với tổng chi phí 23,1 tỷ USD đã đi vào hoạt động vào năm 2005. Big Dig nổi tiếng với cây câu cầu Leonard P.Zakim, là cầu treo dây văng rộng nhất thế giới (10 làn). Tổng cộng có 260 km đường cao tốc được xây mới, trong đó có một nửa chạy ngầm dưới mặt đất, phần còn lại chủ yếu là đường trên cao. |
7. Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải Chi phí 26,1 tỷ USD. Tuyến đường sắt này nối liền 2 thành phố lớn nhất Trung Quốc, là dự án đường sắt dài nhất thế giới. Tàu có thể đi với tốc độ trên 200 dặm/giờ. |
8. Sân bay Quốc tế Hong Kong Chi phí xây dựng sân bay hoành tráng này lên tới 27 tỷ USD. Đây cũng là một trong những sân bay bận rộng nhất thế giới, với lượng khách mỗi ngày lên tới 60.000 người. Trong năm 2011, đã có 53,3 triệu hành khách quá cảng tại sân bay Hong Kong. |
9. Sân bay quốc tế Kansai, Nhật Bản Sân bay được thiết kế năm trên một hòn đảo nhân tạo tại tỉnh Osaka, Nhật Bản. Nó có thể chịu được những trận động đất và bão lớn. Chính phủ Nhật Bản đã tiêu tốn 29 tỷ USD để hoàn thành dự án khổng lồ này,. |
10. Khu thương mại quốc tế Songdo, Hàn Quốc Songdo sẽ nằm trên một khu đất diện tích 1500 mẫu có được từ việc lấn Hoàng Hải tại bờ biển Incheon. Đây sẽ là thành phố “mới” đầu tiên trên thế giới được thiết kế và quy hoạch như một khu thương mại quốc tế. Dự án Songdo sẽ hoàn thành năm 2020 với dân số 200 triệu người, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 1,3 nghìn tỷ USD. |
11. Khu giải trí Dubailand, UAE Dubailand dự kiến sẽ lớn gấp đôi công viên giải trí lớn nhất thế giới là Walt Disney, Mỹ. Địa điểm này sẽ gồm có 45 siêu dự án và hơn 200 dự án nhỏ hơn. Dự kiến khi hoàn thành nó sẽ thu hút 200,000 khách mỗi ngày. Dự án siêu khủng này ước tính tiêu tốn 76 tỷ USD. Với giá cao như vậy, dự án không tưởng này có nguy cơ đình trệ vì khủng hoảng kinh tế. |
12. Tuyến đường sắt cao tốc California Dự án được kỳ vọng sẽ phát triển thêm nhiều tuyến đường sắt cao tốc với vận tốc tối đa lên đến 250 dặm (400 km) một giờ. Tuyến đường này sẽ kết nối một loạt thành phố ở các tiểu bang trên khắp nước Mỹ, từ Sacremento đến Los Angeles. Dự án trị giá tới 98,5 tỷ USD này sẽ bắt đầu khởi động vào tháng 9 tới. |
13. Thành phố kinh tế Quốc vương Abdullah “Thành phố kinh tế Quốc vương Abdullah”, một thành phố bằng thép khổng lồ nằm bên bờ Hồng Hải, đảm nhận một “nhiệm vụ toàn cầu”: Xuất khẩu 2,4 triệu tấn nhựa mỗi năm để làm ti vi ở Nhật, điện thoại di động ở Trung Quốc và hàng ngàn sản phẩm khác bán ở Mỹ và châu Âu. Thành phố trị giá 95 tỷ USD này là một phần trong kế hoạch đầu tư 500 tỷ USD của vương quốc dầu mỏ Saudi Arabia để xây dựng 6 thành phố mới, đủ chỗ cho 4 triệu dân. |
14. Trạm không gian quốc tế ISS Với 150 tỷ USD, đây là dự án tốn kém nhất trong lịch sử nghiên cứu không gian. Chỉ tính riêng phần đóng góp của Mỹ đã lên tới 100 tỷ USD. ISS đã trở thành vệ tinh nhân tạo lớn nhất trong quỹ đạo Trái Đất, lớn hơn bất kỳ trạm vũ trụ nào khác. Đây cũng là trạm vũ trụ duy nhất có người thường trực, thực hiện các công việc nghiên cứu. ISS đã đón các phi hành gia từ 14 nước khác nhau, trong đó có 5 khách du lịch vũ trụ. |
15. Mạng lưới đường cao tốc liên bang, Mỹ Đại dự án này đã được khởi động từ năm 1955, kể từ đó được mở rộng và cho đến năm 2006 có tổng chiều dài là 46.876 dặm, khoảng 75.440 km. Khoảng một phần ba tổng số dặm đường được lái trên toàn Hoa Kỳ là trên hệ thống đường này. Dự án này ngốn khoảng 459 tỷ USD. |
Ngọc Ninh (Theo Businessinsider)