Tôi lại nghĩ khác: nhiều người có thể đưa ra giải pháp chống tắc đường nhưng đổi giờ là hạ sách.Phải đi lại, vì đâu? Một yêu cầu công chứng, chứng thực hay đăng ký là một công việc rất đơn giản. Nhưng chính quyền quy định: đăng ký giao dịch bảo đảm trong vòng 10 ngày. Dân đến nộp hồ sơ, nhận giấy hẹn, 10 ngày sau quay lại. Mất 4 lượt đi lại. Nếu đăng ký nhanh hơn thì sao?
Ảnh Internet |
Vậy là có thể chỉ cần 2 lượt đi lại, giảm 50% số lượt người dân đăng ký giao dịch bảo đảm. Chỉ cần một qui định cho các cấp chính quyền giải quyết ngay để người dân chỉ phải một lần duy nhất đến công sở Nhà nước. Một cán bộ làm việc tại công sở, nếu biết rằng anh ta đến cũng chỉ tập hợp báo cáo, viết dự thảo…thì tại sao lại phải có mặt đúng giờ, ngồi tại phòng làm việc. Số này ít nhất cũng là 20% số công chức nhà nước có thể gửi kết quả đó từ nhà bằng đường Internet với chi phí rẻ và chất lượng hơn do không phải mất thời gian đi lại, trang điểm, trang phục… và cũng vì đó là thời điểm tuy duy tốt nhất trong ngày.
Tôi cũng chứng kiến nhân viên làm việc tại nhà của một nước phát triển. Thậm chí nên tiến tới giờ làm việc tùy theo nhịp sinh học của từng cá nhân. Thủ trưởng các cấp nên cho phép các nhân viên hoàn thành nhiệm vụ ở bất cứ đâu không phải trong khuôn viên cơ quan. Quản lý công việc chứ đâu cần quản lý thời gian. Tất nhiên, tôi cũng loại trừ những nhiệm vụ phải giải quyết tại một địa điểm cố định. Bán đảo Linh Đàm rất đẹp, là khu đô thị kiểu mẫu. Nhưng ở đây, trẻ em phải được bố mẹ đưa đi học quanh vùng. Muốn khám răng, lợi thôi mời lên phố bởi ở đây không có lấy một phòng khám bệnh trong khi lại một nhà văn hóa rất to. Bố trí một khu dân cư có đầy đủ các dịch vụ là việc của cấp chính quyền.Văn hóa đi lại Các khu dân cư đen xen vào nhau thì không có tàu, xe nào phục vụ được. Vì dừng điểm nào người dân cũng không thể đi bộ về nhà mình. Quy hoạch khu dân cư tập trung và có đầy đủ các dịch vụ. Những khu vực giữa các khu dân cư sẽ được dần dần giải tỏa. Chính quyền bắt đầu từ hôm nay cũng chưa là quá muộn. Đám cưới hỏi, trăm, ngàn người đi dự 1 người rồi cũng số đó đi dự người khác. Tôi nhớ có đôi bạn trẻ Tây tổ chức đám cưới đã hỏi“Liệu chúng con cưới nhau bố mẹ có đến dự được không?”. Dù lý lẽ gì đi nữa thì cưới xin có lẽ chỉ cần đến những bạn bè và họ hàng thân thiết. Các nhà lãnh đạo hãy nêu gương trước hết chỉ tổ chức công việc gia đình trong phạm vi họ hàng.
Nếu cho rằng xe buýt gây ách tăc giao thông vậy thì phát triển phương tiện gì? |
Tết đến vài chục triệu lượt người di chuyển. Tết Nhâm Thìn năm nay một người phương Tây hỏi “Bạn làm gì?”. Mùng một nhà cha và họ nội, mùng hai nhà mẹ và họ ngoại, mùng ba…bạn Tây hỏi “Thế bạn nghỉ vào lúc nào?”. Nói thế chắc các Ông, Bà sẽ phản đối ngay vì đó là phong tục, là tập quán từ xưa. Nhưng dù sao thăm hỏi khi rỗi rãi, chuyện trò tâm sự bất cứ khi nào có dịp cũng vẫn tốt hơn nếu chỉ là thăm “xã giao” ngày tết.
Quá nhiều chợ cóc dẫn đến các bà, các cô đi chợ hàng ngày quá dễ dàng. Mặc dù nếu thực phẩm được cấp đông đúng cách thì cũng không khác thực phẩm tươi sống. Chính quyền nên dẹp các chợ cóc để người dân đi chợ hàng tuần.Giảm phương tiện cá nhân cần phương tiện công cộng văn minh Mặc dù phương tiện công cộng và đường xá còn thiếu nhưng chưa bao giờ chính quyền kêu gọi đầu tư tư nhân. Nên đấu thầu công khai vận chuyển hành khách công cộng hiện nay và sự bù lỗ của nhà nước. Khi đó chúng ta sẽ có các xe buýt 2 tầng, điểm đỗ hợp lý, thái độ lái xe văn minh. Chỉ cần nhà đầu tư được phép đặt tên cho công trình, được phép khai thác và nhận bù lỗ (nếu có) thì chúng ta sẽ có đường xe điện, cầu vượt. Chừng nào doanh nghiệp và cá nhân có cơ hội đầu tư, hãy cổ vũ họ làm. Các cấp chính quyền chỉ tập trung vào việc an ninh, xã hội. Tăng chi phí đi lại vào giá xăng dầu và hoàn toàn theo thị trường. Lựa chọn sử dụng phương tiện cá nhân hay công cộng do chi phí này quyết định. Không nên đánh vào chi phí tài sản. Hiện nay, vẫn còn rẻ so với sự chịu đựng chi phí của nhiều người. Tôi chỉ điểm mặt vài nguyên nhân tắc đường và giải pháp cho nó. Ngoại trừ “tắc” tư duy, còn bất cứ “tắc” nào cũng sẽ có nhiều người đưa ra nguyên nhân và giải pháp. Xin phó giám đốc Sở đừng nói “Ít người có thể đưa ra giải pháp hay hơn là đổi giờ”. Xem thêm:
- "Tôi muốn chia sẻ với Bộ trưởng Đinh La Thăng về các mức phí"
- Câu chuyện tắc đường và Bộ trưởng Đinh La Thăng
- "Hiện tượng Đinh La Thăng" qua con mắt của độc giả
- Chống tắc đường: Ưu tiên phát triển xe buýt là cần thiết
- Chống tắc đường: Đừng để Bộ trưởng đơn độc
Theo Độc gải Thùy Dương/VNE