3000 từ tâm huyết của một cựu chiến binh gửi Bộ trưởng Thăng:

Chống tắc đường: Ưu tiên phát triển xe buýt là cần thiết

29/10/2011 16:54
Trịnh Thế Cường (Hà Nội)
(GDVN) -Trong lúc chúng ta chưa có tầu điện ngầm, đường sắt trên không và các phương tiện hữu ích khác thì việc ưu tiên phát triển xe buýt là cần thiết...

Ưu tiên phát triển xe buýt là cần thiết

Tôi đồng tình với việc chỉ đạo phát triển các loại phương tiện công cộng để phuc vụ đi lại của công chức và người dân trong thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đây có thể coi là việc làm đúng hướng hợp lòng dân, vừa có tinh cấp bách vừa lâu dài phù hợp với xu thế phát triển của một thành phố văn minh hiện đại.

Trong lúc chúng ta chưa có tầu điện ngầm, đường sắt trên không và các phương tiện hữu ích khác thì việc ưu tiên phát triển xe buýt là cần thiết.
Trong lúc chúng ta chưa có tầu điện ngầm, đường sắt trên không và các phương tiện hữu ích khác thì việc ưu tiên phát triển xe buýt là cần thiết.

Trong lúc chúng ta chưa có tầu điện ngầm, đường sắt trên không và các phương tiện hữu ích khác thì việc ưu tiên phát triển xe buýt là cần thiết, có thể sẽ tốn kém, ngân sách phải bù lỗ, nhưng dần dần thưc hiện xã hội hóa dịch vụ giao thông trong thành phố sẽ đỡ cho ngân sách và đến khi có tầu điện ngầm, đường sắt trên cao thì không phát triển xe buýt nữa cũng chưa muộn.

Đi cùng với biện pháp nâng cao năng lực phục vụ của xe buýt,và hạn chế một số phương tiện vào thành phố cần khẩn trương xúc tiến các bãi đỗ xe con và xe máy ở ngoại ô để người dân có thể dễ dàng tiếp cận với xe buýt khi vào nội đô.  

Tôi là người cao tuổi, đối tượng chính sách nên thường xuyên đi xe buýt trong thành phố Hà Nội, mỗi tháng it nhất cũng 20 ngày còn thường xuyên là 25 ngày, đã đi nhiều tuyến, kể cả về các tỉnh, nhớ lại ngày đầu Hà Nội vận động người dân làm quen với việc đi xe buýt. Tuyến Bách Khoa – Chèm Đại học mỏ chỉ lưa thưa mấy người, các tuyến khác cũng thế, giờ thì quá đông, chật chội nhất là giờ cao điểm xe nào cũng chật cứng.

Điều ấy là tất yếu vì dân số phát triển, người nhập cư vào thành phố ngày càng tăng nhưng, về cơ bản xe buýt vẫn đảm bảo phục vụ đi lại cho người dân ở nhiều đối tượng khác nhau và có những ưu điểm: cho người thu nhập thấp, an toàn hơn các phương tiện khác.

Về thời gian phục vụ thì phần lớn đón trả khách đúng giờ, tôi đi hàng tháng, gần chục năm nay trong thành phố Hà Nội, đón đưa các cháu đi học, về quê giỗ tết hiếu hỷ... nhưng ít khi  lỡ việc.

Tôi nghĩ những giờ cao điểm người đi xe buýt cũng phải tính đến thời gian cho phù hợp, cần thiết cũng phải đi bộ một ít, có thể nói, ngoài giờ cao điểm xe buýt phần lớn là đúng giờ và nghiêm túc, thông thoáng. Theo tôi hiểu, xe buýt hiện nay, cung cách phục vụ cũng có tiến bộ hơn trước nhiều.

Nếu cho rằng xe buýt gây ách tăc giao thông vậy thì phát triển phương tiện gì?
Nếu cho rằng xe buýt gây ách tăc giao thông vậy thì phát triển phương tiện gì?


Trong dịp lễ kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long, Sở Giao thông Hà Nội đã đưa một loạt xe mới vào phục vụ như tuyến số 2 Bác Cổ - Hà Đông, tuyến 31 Bách Khoa – Chèm Đại học Mỏ, tuyến 28 Đông Ngạc Giáp Bát…vv.

Nếu cho rằng xe buýt gây ách tăc giao thông vậy thì phát triển phương tiện gì?

Hầu hết các xe buýt đều có điều hòa, xe và ghế sạch, ta cũng nên hiểu sạch trên xe buýt ở mức tương đối trong điều kiện phục vụ của một thành phố đông dân quá tải hiên nay. Thái độ phục vụ cũng khá hơn, người già chúng tôi đi xe buýt hầu hết là được các em học sinh sinh viên nhường ghế ngồi không phải đứng kể cả giờ cao điểm.

Đây là một nét văn hóa không phải ngành vận tải công cộng trong thành phố muốn là làm được ngay, mà phải trải qua một quá trình vận động ý thức của con người.  Nói như vậy để thấy rằng, có ai đó thỉnh thoảng tham gia đi xe buýt một vài lần gặp phải giờ cao điểm,  phải chờ đợi lâu một chút, hay bị lỡ chuyến vì quá đông hay sự cố tai nạn tắc đường hoặc một vài nhân viên phục vụ chưa tốt.

Một vài cảnh tượng chen lấn, xô đẩy, móc túi thì cũng bình tĩnh suy xét không nên phủ định sự nỗ lực cố gắng bao nhiêu năm nay của ngành giao thông Hà Nội: rằng xe buýt to cồng kềnh, chỉ gây cản trở giao thông, nói như vậy là không nên.

Tôi có đọc một vài cuộc phỏng vấn, một số bài phóng sự chỉ nặng về phê phán, cũng không nói gì đến ý thức của người tham gia giao thông liệu như thế có công bằng không? cũng chẳng thấy đề xuất ra những biên pháp gì cả. Rồi đổ cho quy hoạch, nhà cao tầng, rồi nghiên cứu nọ, nghiên cứu kia... Toàn nhữngchuyện xa lạ với thực tế bức xúc hiên nay.

Tôi nghĩ đến một lúc nào đó chúng ta sẽ không chịu nổi sự ô nhiễm của khói bụi. Mỗi khi có việc ra đường chỉ có nước đứng mà nhìn nhau, nhích từng bước một, lúc ấy chắc nhiều người phải bỏ ô tô, xe máy để đi bộ cho nhanh, thật toàn những chuyên không tưởng?.

Tôi chỉ là một người dân bình thường it có thời gian quan tâm nhiều đến những việc lớn lao thường hay để ý đến những việc cụ thể, sát với cuộc sống hàng ngày nên cũng mạo muội xin được hỏi: Nếu ai đó cho rằng xe buýt gây ách tăc giao thông vậy thì phát triển phương tiện gì? người già chúng tôi, những người lao động, học sinh, sinh viên đi lại hàng ngày bằng loại phương tiên gì ?

Nếu không hạn chế phương tiên cá nhân vào thành phố, không phân làn phân tuyến liệu cơ sở hạ tầng như hiện nay có đáp ứng được không? Có phải ai cũng có ô tô con, xe máy nhất là taxi thì lại càng hạn chế, cuộc sống đâu có phải chỉ ngồi ở trong nhà, mỗi khi có công có việc buộc phải đi xe ôm nhưng tiền đâu mà đi thường xuyên.

Từ Bách Khoa – Chèm – Đại Học Mỏ, nếu đi xe búyt chỉ có 3000đ/lượt nhưng đi xe ôm cũng phải mất hơn 100 ngàn còn đi taxi ít nhất cũng phải hơn  200 ngàn đồng/lượt. Một sự chênh lệch quá lớn về kinh tế mà đối tượng đi xe buýt thường xuyên đa số là người lao động, người về hưu, học sinh, sinh viên. Vì vậy khi thấy Bộ Trưởng Đinh La Thăng đưa ra biện pháp chấn chỉnh và tăng cường loại hình vận tải hành khách trong nội đô bằng phương tiện xe búyt và các phương tiện khác đó là quan điểm hợp lòng dân.

Tuy nhiên xe buýt cũng còn những mặt hạn chế, bất cập như phương tiện cũ, giờ cao điểm thì bỏ bến, bỏ khách, chạy nhanh, vượt ẩu, gây tai nạn, thái độ phục vụ chưa văn minh lịch sự những  hiện tượng ấy chỉ là cá biệt không nhiều, cần điều chỉnh khắc phục.

Còn nữa...

Trịnh Thế Cường (Hà Nội)