(GDVN) - “Họ tìm cách chuyển giá tức là quay lưng lại với đất nước VN, người tiêu dùng VN. Như vậy thì có đáng dùng sản phẩm của họ không? Doanh nghiệp như vậy có phải là đáng trọng?” - Chủ tịch HĐQT, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), ông Phan Đăng Tuất lên tiếng sau hàng loạt các nghi án công ty đa quốc gia chuyển giá, né thuế tại Việt Nam.
Những câu hỏi dồn dập về tình trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI và ứng xử của các cơ quan chức năng Việt Nam đã làm nóng bầu không khí cuộc họp báo tổng kết năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sáng 4/1/2013.
Bà Lê Thị Thu Hương, cục phó Cục Thuế TP.Hcho biết, hoạt động chuyển giá không chỉ ở các DN có vốn đầu tư nước ngoài mà cả ở DN trong nước. Một tập đoàn nước chấm nổi tiếng hiện nằm trong tầm ngắm của cơ quan thuế do nghi vấn chuyển giá CM,
Không chỉ có chênh lệch lãi suất, một chi tiết khác cũng khiến các chuyên gia ngành thuế nghi vấn: tổng cộng, một khoản tiền lên tới 30 triệu USD, tương đương hơn 485 tỷ đồng (tỷ giá năm 2008) đã được Keangnam Vina hạch toán vào chi phí tài chính với tên gọi là “phí cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, thu xếp vốn vay”.
(GDVN) - Dưới góc nhìn khác về hiện tượng chuyển giá để né thuế hiện nay tại các công ty đa quốc gia, một luật sư thuộc Hội luật gia TP.HCM lại cho rằng: Không nên suy nghĩ về chuyển giá quá tiêu cực
(GDVN) - "Có thể khẳng định “chuyển giá” là hành vi trốn thuế... Bộ luật Hình sự có quy định tội trốn thuế với 3 khung hình phạt khác nhau tại Điều 161, trong đó mức phạt cao nhất là người trốn thuế có thể bị xử phạt tù đến 7 năm và có thể bị phạt tiền đến 3 lần số tiền trốn thuế", Luật sư Trần Minh Hải phân tích về nghi án “chuyển giá” tại các công ty tập đoàn đa quốc gia ở Việt Nam.
Một lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, trong chiến dịch thanh kiểm tra giá thời gian qua, cơ quan này từng phát hiện thương vụ gian lận “khủng” khi một doanh nghiệp đã khai sai giá vốn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, làm tăng giá vốn lên tới 80 triệu USD.
Ở thời điểm này, danh sách “nghi ngờ chuyển giá” đã chính thức được mở rộng, bao gồm Coca-Cola, PepsiCo, Adidas, Keangnam Vina… Lý do cơ quan thuế “nghi ngờ” là việc các doanh nghiệp này liên tục báo lỗ trong nhiều năm.
(GDVN) - Tại Việt Nam, với mạng xã hội Facebook, tới thời điểm này, chưa có một đại lý chính thức nào được ủy quyền mà chỉ nhận thanh toán qua thẻ Visa và các hình thức chuyển tiền quốc tế.
(GDVN) - Tập đoàn công nghệ Apple của cố tỉ phú Steve Jobs đút túi hàng chục tỉ USD mỗi năm không chỉ từ việc thiết kế và bán iPhone, iPad... mà còn nhờ chiến lược né thuế tinh vi ở Mỹ và trên toàn thế giới.
(GDVN) - “Hệ thống Coca-Cola tại Việt Nam đã và đang kinh doanh thua lỗ. Việc thua lỗ phần lớn bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao, giá cả nguyên liệu tăng, các khoản vay lãi suất cao…”, ông Nguyễn Khoa Mỹ - Giám đốc đối ngoại khu vực Đông Dương Coca-Cola chính thức lên tiếng.
Theo ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng - Phó trưởng ban cải cách (Tổng cục Thuế): “Thanh tra Cục thuế Hà Nội đang kiểm tra cả công ty xây dựng tòa tháp Keangnam liên quan đến việc dàn xếp vốn vay, các dịch vụ tư vấn… để làm rõ có giá chuyển nhượng, giao dịch liên kết không?”.
(GDVN) - “Việc của doanh nghiệp là phải đóng thuế. Ở Australia, thuế thu nhập DN là 30%. Tôi nghĩ kể cả khi xuống thấp còn 25% thì vẫn có chừng ấy đơn vị chuyển giá thôi, trừ khi còn 0% thì mới hết được vấn nạn này!” – ông Michael Palmer kết luận.
(GDVN) - "Nếu một khi nghi án được chứng minh là thật, một điều chắc chắn rằng, người tiêu dùng như chúng tôi sẽ tẩy chay Coca-Cola", độc giả Minh Đức chia sẻ về những nghi vấn quanh câu chuyện nước giải khát Coca-Cola khai lỗ để không phải đóng thuế trong một thời gian dài.
(GDVN) - Reuters cho biết, Starbucks có doanh thu hơn 4,8 tỷ USD ở thị trường Anh từ năm 1998 nhưng công ty này mới chỉ đóng thuế chưa đến 1%. Nhiều người dân Anh đã biểu tình ở London để phản đối hành vi trốn thuế của Starbucks.
Cái khó lớn nhất được nhiều chuyên gia nhắc tới là việc các tập đoàn đa quốc gia thường sử dụng “chiêu bài” độc quyền về nguyên liệu hoặc công nghệ, khiến cơ quan quản lý rất khó xác định chi phí đầu vào thực tế mà doanh nghiệp Việt Nam phải bỏ ra.
Trước nghi vấn chuyển giá trốn thuế của một số tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam, đại diện Tổng cục thuế Việt Nam khẳng định không có chuyện cơ quan thuế bất lực và sắp tới sẽ thanh tra thuế các công ty này.