Hà Nội giống như một đại công trường với rất nhiều loại cần cẩu xây dựng dọc ngang trên đầu người đi đường khiến không ít người dân lo lắng về độ an toàn của nó. Ai chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của chúng ? |
Tùy vào từng công trình, độ cao của những chiếc cần cẩu cứ tăng dần và lấn chiếm ra ngoài lòng đường. Việt Nam đã có những quy định về an toàn khi vận hành cần cẩu theo Tiêu chuẩn Việt Nam ban hành năm 1986. Theo quy định này thì "cấm để tải và cần nằm ở phía trên đầu người trong suốt quá trình nâng hạ và di chuyển tải". Chiểu theo quy định trên, hẳn không ít chiếc cần cẩu đang thi công tại các tòa nhà cao tầng trên địa bàn Hà Nội đã vi phạm luật. |
Trên đường Nguyễn Văn Huyên, cần cẩu của công trình Khu nhà ở phía đông hồ Nghĩa Đô cứ ngày đêm treo lơ lửng trên đầu người đi đường. Giữa năm 2010, tại công trường xây dựng tòa nhà do Cty cổ phần xây dựng Vinaconex 3 làm chủ đầu tư (đã thi công tới tầng 21), số 310 Minh Khai xảy ra vụ tai nạn cần cẩu làm 3 người chết... |
Tổ hợp đa chức năng Eurowindow trên đường Trần Duy Hưng, chiếc cần cẩu cao ngất ngưởng, chông chênh và vươn ra gần hết đường đi. |
Trên đường Nguyễn Thị Thập, “cặp đôi tử thần” này vẫn ngày đêm hù dọa người dân sống quanh công trường. |
Trên đường Hoàng Minh Giám, những chiếc cần cẩu của Dự án Khu phức hợp Mandarin Garden lúc thì cặp đôi nằm ngang dọc như này, có lúc lên đến 3 chiếc cùng quay ra đường. |
Trên đường Lê Đức Thọ, có đến 3 công trình với 5 chiếc cần cẩu thường xuyên hoạt động và quay ra đường. Đây là cần cẩu của Tổ hợp Thương mại và Cao tầng CT3. |
Đôi khi quay cả hai chiếc ra đường như này. |
Thậm chí còn treo lơ lửng trên nóc nhà người dân sống xung quanh. |
Trên đường Phạm Hùng, cần cẩu của công trình Apex Tower nằm ngang trên đường điện |
Giàng A Cối